Đặng xuân diệu là ai

Ong Bắp Cày

Lại thêm một anh "dân chủ" được xuất chuồng, nhưng không phải sáng Mỹ như Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Hải [Điếu Cày] hay Tạ Phong Tần, mà là sang Pháp.

Tin trên được đăng tại trên trang Thanh Niên Công Giáo - một trang mạng của nhà Chúa, chuyên thể hiện lòng "bác ái, nhân từ" của mình bằng cách xuyên tạc sự thật, bắt tay với tổ chức khủng bố Việt Tân và kích động chống chế độ.

Đặng Xuân Diệu [bí danh Tất] sinh ngày 8/7/1979, trú tại số 3 đường Đinh Lễ, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh. Trước khi bị bắt, Diệu làm Giám đốc Công Ty Cổ phần xây dựng công trình Tiến Thành. Ngày 02/8/2011 bị Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt về hành vi tham gia tổ chức "Việt Tân", hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Quá trình tham gia, Đặng Xuân Diệu đã thể hiện sự trung thành của mình với tổ chức khủng bố Việt Tân bằng các hoạt động lôi kéo người vào tổ chức, và tham gia các khóa huấn luyện do "Việt Tân" tổ chức [ở Thái Lan: 02 lần; ở Philippines: 01 lần]. 

Thực tế, Đặng Xuân Diệu đã móc nối, lôi kéo và giới thiệu Nguyễn Xuân Kim và Trần Minh Nhật cho Hồ Đức Hoà để "Việt Tân" tuyển lựa, kết nạp. 

Đặng Xuân Diệu cũng đã nhiều lần nhận tiền của Việt Tân và được tổ chức khủng bố này trang bị 01 máy tính xách tay để thực hiện tội phạm. 

Kết quả, Đặng Xuân Diệu bị phạt 13 năm tù giam và còn bị phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 5 năm sau khi mãn hạn tù. Khác hẳn với Đặng Xuân Diệu, các bị cáo Hồ Đức Hòa, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, tuy tham gia hoạt động đắc lực cho tổ chức "Việt Tân," nhưng trong quá trình điều tra và thẩm vấn tại tòa đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối cải nên Hội đồng xét xử đã áp dụng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. 

Mời xem thêm cáo trạng vụ án:

//www.trelangblog.com/2014/12/cao-trang-vu-ang-xuan-dieu.html

Được biết Đặng Xuân Diệu là kẻ gian manh và ngoan cố nhất trong số các bị can vụ Hồ Đức Hòa. Chính vì lý do này, chỉ một mình y được tổ chức khủng bố Việt Tân thông qua Trương Minh Tam vận động, sắp đặt kịch bản để được ra nước ngoài "chữa bệnh". Tất nhiên, thủ đoạn để đưa Diệu đi vẫn là chiêu "ốm đau", "bệnh hiểm nghèo" và "Tuyệt thực".

Nói cho đúng, các bước đi để thực hiện kịch bản trên không bao giờ qua được con mắt của cơ quan an ninh Việt Nam và có lẽ, việc xuất chuồng Đặng Xuân Diệu sang Pháp là phương án hay mà họ đang mong đợi. Tính vi diệu của chiến thuật cây gậy và cái lưng là ở chỗ này.

Người ta đang đặt câu hỏi, vì sao Đặng Xuân Diệu không được đi Mỹ như đám Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy hay Nguyễn Văn Hải. Câu trả lời xin được nói rõ ở phần sau, nó liên quan đến "Hiệu quả đấu tranh" của đám đi trước trên đất Mỹ và tất nhiên có lý do liên quan đến các chính sách của tân Tổng thống Donal Trump.

Tin cho hay, tù nhân Đặng Xuân Diệu, một trong những ‘thanh niên Công giáo’, được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp ‘chữa bệnh’ hôm 12/1.

Bị bắt hôm 30/7/2011, ông là một trong 14 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án tù hồi 1/2013 với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Đặng Xuân Diệu, 37 tuổi, bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương.

Ông và các bị cáo bị buộc tội hoạt động cho đảng Việt Tân mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.
Nguồn tin của BBC cho hay chuyến bay của ông Diệu cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23:40 hôm 12/1.

Cùng ngày, trả lời BBC từ Nghệ An, ông Đặng Xuân Hà, anh ruột của Đặng Xuân Diệu nói: “Gia đình vui mừng vì Diệu đã ra khỏi nhà tù cộng sản.”

“Tuy vậy, có một nỗi buồn là mẹ tôi 70 tuổi, muốn gặp con trai trước khi nó đi mà không được.”

“Lúc 10:00 hôm nay công an gọi điện nói cho phép gia đình gặp Diệu tại trại giam Xuyên Mộc vào lúc 11:00 thì không có cách nào để người nhà từ Nghệ An vào kịp.”

‘Khoan hồng’

“Phía EU đã gọi điện báo trước cho gia đình từ cách đây một tháng nhưng không nói lý do.”
“Còn phía công an Nghệ An thì bảo gia đình rằng đây là sự khoan hồng.”

Ông Hà nói thêm: “Trong gần 5 năm rưỡi bị giam cầm mà Diệu không mắc bệnh mới là chuyện lạ.”
“Gia đình lo ngại Diệu mắc các bệnh thần kinh, dạ dày.”

Ông cũng cho hay là trong thời gian Diệu bị tù, gia đình không được gặp mặt hoặc nhận thư từ Diệu, mà chỉ có thể gửi đồ tiếp tế.

“Trước khi bị giam ở Xuyên Mộc, Diệu đã bị chuyển trại từ TP Hồ Chí Minh, đến Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa“, ông Hà nói với BBC.

Hôm 12/1, nhà hoạt động Paulus Lê Văn Sơn, cựu tù nhân cũng trong vụ ‘thanh niên Công giáo’ nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: “Tôi vui mừng khi thấy Đặng Xuân Diệu là người thứ 12 trong vụ 14 ‘thanh niên Công giáo’ được ra tù.” [Hai người tù còn lại là Hồ Đức Hòa đang chịu án 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn – 8 năm]

“Cùng đồng hành với Diệu từ năm 2009, tôi nhận thấy anh ấy là người có phẩm chất, lòng yêu nước mãnh liệt.”
“Diệu từng nói với tôi trước khi cả hai vào tù rằng nếu có thể thì người đấu tranh nên ở lại Việt Nam, còn nếu điều kiện không cho phép thì ở bất cứ nơi đâu cũng có thể hoạt động được miễn là mình có lý tưởng.”

Sang Pháp

Chiều nay, 13/06/2017, chuyến máy bay hành khách chở Đặng Xuân Diệu đã đáp xuống phi trường DG [Paris] nhưng một số người Việt Nam cầm theo biểu ngữ    đi đón đã không gặp được ông. Đảng Việt Tân sau đó d9au7 cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Pháp loại bỏ màn đón tiếp này.

Tuy nhiên, ít giờ sau đó, một số hình ảnh đầu tiên của Đặng Xuân Diệu đã xuất hiện trên Facebook.

Đặng Xuân Diệu ở Pháp. Ảnh FB Thai Quang Tam

Đặng Xuân Diệu là tù nhân lương tâm đầu tiên được phóng thích và đưa ra nước ngoài trong năm nay. Trước đó trong 2 năm 2014 và 2015 Việt Nam đã phóng thích một số nhà hoạt động trước hạn và cho phép họ qua Mỹ như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần.

Hiện dư luận đang chờ đón 1 nhà hoạt động khác, bà Bùi Thị Minh Hằng. Bà Hằng bị án 3 năm tù giam sẽ mãn hạn vào 2/2017 này.

Theo BBC

Trong thời gian gần đây, sức khỏe nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu suy yếu nghiêm trọng sau nhiều lần tuyệt thực để phản đối việc chính quyền không chấp nhận cho ông được hưởng trợ giúp của luật sư. Gần đây nhất, ngày 09/04/2014, sau khi vào thăm ông Diệu, gia đình báo tin ông Diệu đã tuyệt thực sang ngày thứ 16.

Gia đình cho hay sau gần ba năm bị bắt, ông Đặng Xuân Diệu vẫn không chấp nhận mặc áo tù, vì khẳng định mình vô tội. Ông Diệu không được ra tòa phúc thẩm, mặc dù đã có đơn kháng cáo. Hiện tại đề nghị của ông Diệu được tiếp xúc với luật sư bị trại giam không cho phép, với lý do ông Diệu không chấp nhận mặc áo tù, và “tuân thủ một số quy định của trại giam”.

Luật sư Hà Huy Sơn, trong văn thư gởi Tòa án và Viện kiểm sát tối cao, ngày 11.04.2013, nhận định như sau: “[…] cơ quan tố tụng có những hành vi vi phạm: Không thông báo việc kháng cáo cho những người tham gia tố tụng [khoản 1, điều 366, BLTTHS, 2003 và điều 6.1 nghị quyết số 05/2005-NQ-HĐTP]. Do đó những người tham gia tố tụng nói chung và bị cáo Đặng Xuân Diệu mất quyền được xem xét kháng cáo” [trang mạng Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam dẫn lại].

Ông Đặng Xuân Diệu là kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Trước khi bị bắt, ông từng ký tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đòi thả luật gia Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa…

Vụ án xử “16 Thanh niên Yêu nước” năm 2013 gây nhiều xúc động trong công luận. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền [như Phóng viên Không Biên giới – RSF, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, Media Legal Defence Initiative, Tổ chức Công Giáo Hành động Chống sự Hành hạ/ACAT France…] đã đồng loạt kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bị giam giữ, chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội … Đầu năm 2013, theo trang mạng Thanh niên Công giáo, hơn 8.000 người đã ký vào lời kêu gọi trả tự do cho các bị cáo trong vụ án này.

Trong bản thông cáo ngày 29/08/2013, gửi đến chính phủ Việt Nam, Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về chống giam cầm tùy tiện [UNWGA] đã lên án đích danh việc giam giữ 16 nhà hoạt động xã hội và chính trị Việt Nam, trong đó có ông Phanxicô Xavie Đặng Xuân Diệu. LHQ khẳng định việc dùng những điều khoản 88 and 79 để giam cầm những người này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và kêu gọi chính quyền Việt Nam điều chỉnh luật pháp trong nước để phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền, đúng như những gì Nhà nước Việt Nam đã cam kết.

Ông Đặng Xuân Hà : Ông Đặng Xuân Diệu bị bắt từ ngày 30/07/2011. Từ khi bị bắt cho đến khi mở phiên tòa sơ thẩm, ngày 08-09/01/2013, cho đến nay, tôi là người nhà của Đặng Xuân Diệu, nhưng khi đến thăm chưa bao giờ được gặp, vì trại giam họ bảo Đặng Xuân Diệu không nhận tội và không chấp nhận mặc áo có chữ « phạm nhân ».

Lần gần nhất, hôm qua, khi tôi đến trại giam, được biết Đặng Xuân Diệu tuyệt thực từ 16 ngày nay, với lý do là đơn thư của Đặng Xuân Diệu gửi vào ngày 24/12/2013 không được công an K3, trại 5, Yên Định, Thanh Hóa giải quyết. Hôm nay không hiểu Diệu có tuyệt thực nữa hay không.

RFI : Hiện nay, tình trạng pháp lý của ông Đặng Xuân Diệu ra sao ?

Ông Đặng Xuân Hà : Đặng Xuân Diệu nói mình không có tội. Những tội mà theo đó tòa tuyên phạt 13 năm tù giam và 5 năm quản chế, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, vào ngày 08-09/01/2013, là những tội gán ghép, nên không nhận.

RFI : Hiện tại, có luật sư nào quan tâm đến tình trạng của ông Đặng Xuân Diệu ?

Ông Đặng Xuân Hà : Luật sư trước đây bào chữa cho Đặng Xuân Diệu là bà Vương Thị Thanh, ở Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Nhưng sau phiên tòa sơ thẩm, đến phiên phúc thẩm, thì Đặng Xuân Diệu có làm đơn gửi lên tòa, nhưng họ không cho xử phúc thẩm. Phúc thẩm vào ngày 22/05/2013, thì họ di Diệu đi lĩnh án vào ngày 11/05. Diệu làm đơn đề nghị phúc thẩm, nhưng họ không cho.

RFI : Luật sư Vương Thị Thanh có ý kiến gì không ạ ?

Ông Đặng Xuân Hà : Bà Vương Thị Thanh không có ý kiến gì. Nhưng hiện bây giờ Diệu đang rất muốn có luật sư để giúp cho Diệu ra tòa. Hiện giờ trại bảo Diệu không tuân thủ điều lệ của trại nên họ không cho luật sư vào.

RFI : Việc được xét xử một cách công khai, minh bạch đối với ông Đặng Xuân Diệu dường như bị cản trở ?

Ông Đặng Xuân Hà : […] Diệu bảo là em có làm đơn ra yêu cầu luật sư rồi, mời luật sư, rồi cũng làm các thủ tục mà luật sư yêu cầu, nhưng mà… Luật sư yêu cầu Diệu phải có đơn gửi ra, và được ban giám thị trại ký vào và đóng dấu, thì luật sư mới được vào. Nhưng khi mình gửi đơn và địa chỉ của luật sư vào chỗ Đặng Xuân Diệu, thì một lần gửi bằng bưu điện, một lần gửi trực tiếp vào quản giáo của trại, hai lần gửi địa chỉ của luật sư Hà Huy Sơn vào, nhưng họ không đưa đến tay Diệu. Nghe luật sư bảo là đã qua sơ thẩm, đến phúc thẩm và bây giờ là giám đốc thẩm.

RFI : Nhưng dường như bước xử phúc thẩm của ông Diệu đã bị cơ quan tư pháp bỏ qua ?

Ông Đặng Xuân Hà : Phía gia đình thì thành thật nói rằng, nhà tôi ở nông quê, không hiểu được các lĩnh vực này đâu. Nhưng chúng tôi cũng biết được rằng, những vấn đề [hay những quyền] mà mình đang muốn được hưởng thụ, thì người ta không cho mình hưởng. Đó là sự thiếu sót đối với một phạm nhân. Muốn được ra xử phúc thẩm để vấn đề của mình được rành mạch, có tội hay không có tội, đúng hay sai mà cũng không được làm, thì đó là điều rất thiếu sót đối với một người đang phải chịu lãnh án.

RFI : Xin ông cho biết thêm về con người ông Đặng Xuân Diệu. 

Đặng Xuân Diệu là một thanh niên Công giáo hết sức năng động, đặc biệt là một người lo lắng cho quê hương, cho giới trẻ. Ví dụ như, trong một dịp Tết, Diệu tổ chức mấy ngày thanh niên, giới trẻ chung vui với nhau để thanh niên khỏi đi la cà ngoài đường xá va chạm lung tung. Đó là một vấn đề bổ ích. Điều thứ hai là Đặng Xuân Diệu lo đi kêu gọi, xin tài trợ để về làm chương trình khuyến học cho giáo xứ Xuân Nhị, đặc biệt là những người nhà nghèo học giỏi. Rồi làm những chương trình khuyến mại để lo cho những người tàn tật, già nua trong làng. Đặng Xuân Diệu là một người thanh niên rất hữu ích đối với làng. Làng rất quý mến.

RFI : Ông có thêm chia sẻ nào nữa ?

Ông Đặng Xuân Hà : Diệu có viết thư kêu cứu. Mọi người yêu chuộng công lý, yêu chuộng sự thật, hãy giúp Diệu. Tháng trước Diệu bảo là chỉ còn 41 kg thôi, tức là sức khỏe cạn kiệt. Tháng này lại đang còn tuyệt thực thêm 16 ngày [đến hôm qua], thì theo tôi sức khỏe không còn gì để nói nữa.

Mong muốn của Diệu là kêu gọi mọi người yêu chuộng công lý, sự thật, giúp đỡ Diệu. Cho tôi gửi lời cám ơn mọi người đã đồng hành và chia sẻ nỗi ưu tư đau khổ của Đặng Xuân Diệu.

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông.

Các tin bài liên quan

Lập Quỹ Yểm trợ Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Liên Hiệp Quốc đưa ra 227 khuyến nghị về nhân quyền cho Việt Nam

Gia đình các tù nhân lương tâm vận động các đại sứ quán tại Hà Nội

Việt Nam: Một thanh niên Công giáo tuyệt thực trong tù để phản đối cách đối xử hà khắc

Việt Nam : Toà phúc thẩm giảm án 4 thanh niên Công giáo

Ân xá Quốc tế tìm cách thúc đẩy đối thoại nhân quyền Việt -Mỹ

Việt Nam đưa 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ra tòa ngày 08/01/2013

Gia đình 17 thanh niên công giáo bị bắt về Hà Nội đòi tự do cho con em

Phúc thẩm vụ án 3 thanh niên kêu gọi tẩy chay bầu Quốc hội Việt Nam

Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành

Việt Nam : Về việc 17 người Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ

Việt Nam : Năm thanh niên công giáo bị cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền

Video liên quan

Chủ Đề