Đánh giá biểu cảm về tác phẩm văn học cảnh khuya

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Bài Làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc Việt Nam. Người đã hi sinh cả cuộc đời cho nền độc lập tự do của tổ quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đóng góp vào kho tàng thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, có sức truyền cảm lớn. Một trong những tác phẩm hay của nNgười là bài thơ “Cảnh khuya”. Bài thơ đươc sáng tác ở Việt Bắc, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng nỗi lo cho dân cho nước của Bác Hồ kính yêu:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong một đêm khuya thanh vắng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Nhà thơ thật tinh tế khi lắng nghe được tiếng suối trong trẻo từ xa vọng lại. Hẳn là một đêm khuya và yên tĩnh lắm mới có thể cảm nhận được tiếng suối từ xa như thế. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh thật tinh tế của nhà thơ. Nghệ thuật so sánh thật khéo léo của Bác cũng khiến cho câu thơ có hồn hơn bao giờ hết. Tiếng suối từ phía xa mà được ví như tiêng hát của ai đó đang ngân vang trong màn đêm tĩnh lặng. Âm thanh ấy thật trong trẻo như tiếng hát tươi vui, hạnh phúc, gợi cho người đọc một cảm giác thật bình yên giữa trốn rừng núi nơi đây. Câu thơ của Hồ Chí Minh khiến ta chợt nhớ đến tiếng suối trong những tác phẩm khác của thi nhân xưa. Đó là tiếng suối trong “Côn Sơn Ca” của thi hào Nguyễn Trãi. Ông viết:

Xem thêm:  Chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Nếu Bác Hồ so sánh tiếng suối ở Việt Bắc như “tiếng hát xa” thì Nguyễn Trãi cũng tinh tế không kém khi ví von tiếng suối ở Côn Sơn như “tiếng đàn cầm”. Và dù với cách cảm nhận như thế nào đi nữa chúng ta đều thầy được sự hòa mình vào thiên nhiên của hai người thi sĩ ấy.

Thiên nhiên núi rừng Việt Bắc không chỉ có tiếng suối, mà Bác Hồ còn cảm nhận được vẻ đẹp nơi đây qua cảnh vật hiện hữu xung quanh với cổ thụ, với trăng và hoa:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Câu thơ chỉ với bảy chữ mà mang cho người đọc nhiều tầng liên tưởng về cảnh sắc đêm khuya Việt Bắc. Chỉ với chữ “lồng” thôi cũng đủ thể hiện sự tài tình của thi sĩ trong câu thơ này. Người đọc liên tưởng đó là một đêm trăng sáng vằng vặc, ánh trăng sáng chiếu qua từng bóng cây cổ thụ rồi chiếc xuống những bông hoa nhỏ bé khiêm nhường bên dưới khiến cả bóng cổ thụ và hoa đều in trên mặt đất. Hay hiểu theo cách khác thì ánh trăng chiếu vào cây cổ thụ in bóng cây xuống mặt đất như những bông hoa đẹp. Dù hiều theo nghĩa nào thì người đọc cũng thấy sự giao hòa của thiên nhiên thật hòa quện và gần gũi. Một đêm Việt Bắc hiện lên thật chan hòa, ấm áp. Cảnh vật nơi đây có tiếng suối trong, có ánh trăng sáng chiếu rọi muôn nơi, có bóng cổ thụ và hoa. Còn gì đẹp hơn một cảnh vật tuyệt vời đến thế.

Xem thêm:  Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta [bài 1] – Văn mẫu 7

Đọc câu thơ trên, một lần nữa người đọc lại thấy hình ảnh của trăng bước vào trang thơ. Xưa nay từ cổ chí kim, trăng đã được thi nhân coi là người bạn tâm giao. Nếu Lý Bạch có:

“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”

Nếu trong chinh phụ ngâm ta bắt gặp:

“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa, hoa nguyêt trùng trùng”

Thì thi nhân Hồ Chí Minh cũng góp vào nguồn cảm hứng trăng vô tận ấy một “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bình dị như tinh tế.

Nếu hai câu thơ đầu cho thấy hình ảnh một người thi sĩ yêu thiên nhiên, biết giao hòa và cảm nhận vẻ đẹp cảnh vật xung quanh, thì hai câu thơ sau lại vẽ nên hình ảnh vị lãnh tụ luôn lo cho dân cho nước:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Thì ra người thi nhân dù giao cảm với thiên nhiên vẫn không quên nhiệm vụ lớn lao, trọng trách cao cả với dân tộc. Dù đã khuya lắm rồi nhưng Người vẫn chưa ngủ. Điệp từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần càng cho thấy bao nỗi niềm, bao tâm sự của Bác. Nỗi niềm ấy không phải nỗi niềm riêng tư của một cá nhân, mà đó là “nỗi nước nhà”. Đọc đến đây, người đọc như nghẹn ngào, càng yêu quý và kính trọng vị cha già dân tộc hơn. Ta chơt nhớ đến một hình ảnh khác của Bác trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Vậy là đã bao đêm Bác không ngủ, Bác không thể nào chợp mắt vì lo lắng cho trận đánh giặc ngày hôm sau, hay đơn giản là lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng sương muối giá lạnh:

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 7: Miêu tả chân dung người bạn của em[bạn nam]

“Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn”

Người đọc xúc động biết bao trước tình yêu bao la của Bác dành cho dân tộc Việt Nam, cho nền độc lập mà chúng ta phải đánh đổi bằng máu xương của mình.

Chỉ với một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về núi rừng Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến. Cảnh khuya là một bài thơ xuất sắc, bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên của một người thi sĩ, mà còn khắc họa được tình yêu bao la với dân tộc của vị lãnh tụ kính yêu.

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Chủ Đề