Đánh giá hiệu quả dự an đầu tư công

14:31, 02/01/2020

Đây là quy định mới được ban hành tại Nghị định 01/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/01/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Cụ thể, việc đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công được thực hiện theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 01/2020/NĐ-CP bổ sung cho khoản 4 Điều 18 Nghị định 84/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Hình minh họa [nguồn internet]

- Về phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu [giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp] hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;

- Về tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ [EIRR]; các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác [xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên]; các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

Đặt biệt, từ ngày 01/01/2020 Luật Đầu tư công 2019 chính thức có hiệu lực thi hành thì nội dung đánh giá dự án đầu tư công được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này [Khoản 4 Điều 1 Nghị định 01/2020/NĐ-CP]

Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định việc đánh giá dự án đầu tư công được thực hiện như sau:

a] Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

b] Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

c] Ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định này khi cần thiết.

 Xem thêm tại: Nghị định 01/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020.

Thu Ba

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

“Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công được quy định cụ thể tại Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 như sau:

“Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.

Tại Khoản 1 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

+ Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

+ Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

+ Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

“Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn" là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn [đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn], nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.

Tại Khoản 2 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

+ Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

“Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Tại Khoản 3 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

+ Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

+ Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

“Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Tại Khoản 4 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

+ Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

+ Tác động kinh tế - xã hội;

+ Tác động môi trường, sinh thái;

+ Tính bền vững của dự án;

+ Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

“Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.

Tại Khoản 5 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

+ Xác định những phát sinh ngoài dự kiến [nếu có], nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

+ Đề xuất các giải pháp cần thiết.

Các phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019

Luật Hoàng Anh

Trước khi quyết định “rót” vốn vào một dự án, các nhà đầu tư cần đánh giá được hiệu quả của nó. Đã bao giờ bạn thắc mắc, làm cách nào để đánh giá chính xác hiệu quả của một dự án đầu tư chưa?. 5 phương pháp dưới đây sẽ giúp các bạn làm được điều đó.

Tham khảo: Đầu tư là gì? Các hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam

Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả một dự án

1. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư

Phương pháp này sẽ lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án với tỷ suất sinh lời yêu cầu. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận thuần bình quân vốn đầu tư là mối quan hệ giữa lợi nhuận bình quân thu được hằng năm và số vốn đầu tư bình quân hằng năm trong suốt thời gian đầu tư. Số vốn đầu tư hằng năm là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm cuối năm trước trừ đi khấu hao tài sản cố định lũy kế ở đầu mỗi năm sau.

Đối với từng dự án, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư thì đạt hiệu quả.

Đối với nhiều dự án thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư cao hơn sẽ được ưu tiên.

Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ dựa trên kết quả so sánh giữa kết quả [lợi nhuận sau thuế] và số vốn đầu tư để đánh giá hiệu quả. Nếu như lợi nhuận thu được cao hơn so với số vốn cần bỏ ra thì có thể đầu tư vào dự án này và ngược lại. Trường hợp so sánh nhiều dự án với nhau dự án nào sinh lời nhiều hơn sẽ là phương án tốt hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản, có thể tính tổng thể lợi nhuận và số vốn đầu tư suốt thời gian thực hiện dự án. Nhưng hạn chế của nó là chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai và yếu tố giá trị thời gian của tiền.

2. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư

Thời gian hoàn vốn là một tiêu chí để đánh giá dự án đầu tư

Bên cạnh việc đánh giá kết quả thu được từ dự án, các nhà đầu tư còn dựa vào một yếu tố khác đó là thời gian hoàn vốn. Với phương pháp này, dự án sẽ được xem xét trên cơ sở thời gian hoàn [thu hồi] vốn. Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian mà dự án cần để tạo ra dòng tiền thuần bằng số vốn đầu tư ban đầu. Để tính thời gian thu hồi vốn, có hai trường hợp cần cân nhắc:

  • Trường hợp 1: Dự án tạo ra thu nhập đều đặn hằng năm thì thời gian thu hồi vốn sẽ bằng số vốn đầu tư ban đầu/dòng tiền thuần [thu nhập] hằng năm.
  • Trường hợp 2: Dự án tạo ra thu nhập không ổn định qua các năm. Thời gian thu hồi vốn được tính theo hai cách sau:

Xác định vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước trừ đi thu nhập của năm kế tiếp.

Khi vốn đầu tư phải thu hồi ở cuối năm nhỏ hơn thu nhập ở năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi chia cho thu nhập bình quân một tháng của năm kế tiếp để tìm được số tháng để thu hồi vốn.

Từ đó, nhà đầu tư có thể tính được thời gian thu hồi vốn và so sánh giữa các dự án với nhau, dự án nào có thời gian ngắn hơn sẽ được chọn. Đối với dự án độc lập, cần cân nhắc đến thời gian hoàn vốn tối đa mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

Ưu điểm của phương pháp này là sự đơn giản, rất phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn có quy mô nhỏ và vừa, cần thu hồi vốn nhanh. Hạn chế của nó là không chú trọng đến yếu tố thời gian của tiền tệ [các khoản thu ở những thời điểm khác nhau là như nhau], không thể áp dụng với các dự án đầu tư dài hạn hay có mức sinh lời chậm như sản xuất sản phẩm mới, xâm nhập thị trường mới,....

Kết thúc phần đầu tiên của bài viết tại đây, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục với các phương pháp còn lại. Lưu ý rằng, đây là các phương pháp phổ biến đã được sử dụng, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng mà nhà đầu tư cần hiểu rõ để sử dụng thật hiệu quả. Mong rằng bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích với bạn đọc, đừng quên đón xem phần còn lại tại BAC's Blog.

Tham khảo: 5 phương pháp đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư [Phần 2]

Nguồn tham khảo:

//www.dantaichinh.com/
//quantri.vn/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề