Trong tư pháp quốc tế điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế. Tập quán quốc tế trong thực tiễn điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế.

Tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế. Tập quán quốc tế trong thực tiễn điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế

Nếu như công pháp quốc tế điều chỉnh mọi lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia với nhau thì lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ giữa công dân và pháp nhân trong đời sống quốc tế. Các quan hệ đó là quan hệ nhân thân và tài sản, mà chủ yếu là quan hệ tài sản. Đặc điểm của các quan hệ này là vượt ra ngoài biên giới các quốc gia, tức là nó liên quan đến 2 hay nhiều quốc gia. Tư pháp quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng và thể hiệdn quy phạm của tư pháp quốc tế.

Nguồn của tư pháp quốc tế bao gồm:

– Luật pháp của mỗi quốc gia

– Điều ước quốc tế

– Thực tiễn Toà án và trọng tài [hay còn gọi là án lệ]

– Tập quán

Nguồn của tư pháp quốc tế được chia làm hai loại nguồn cơ bản là nguồn thành văn [như điều ước quốc tế] và nguồn bất thành văn [như tập quán quốc tế] với nội dung chứa đựng các quy phạm của tư pháp quốc tế. Trong bài này chúng tôi muốn trình bày về tập quán quốc tế trong Tư pháp quốc tế.

Tập quán quốc tế là nguồn luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các chủ thể tư pháp quốc tế. Giải quyết các vấn đề như: thương mại, hàng hải, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, thanh toán tố tụng kinh tế quốc tế.

Quy tắc hành vi đã hình thành trong thực tiễn quốc tế mà các chủ thể của luật quốc tế đã công nhận có tính chất bắt buộc về  mặt pháp lý. Cũng như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế là nguồn cơ bản của Tư pháp quốc tế. Khác với quy phạm của điều ước quốc tế, tập quán quốc tế không phải là văn kiện pháp lý mà là hành vi lặp đi lặp lại của tất cả các nước hay của một số nước và thể hiện trong kiểu mẫu nhất định của hành vi. Sự áp dụng trong thời gian dài và tính thuyết phục ở nghĩa vụ pháp lý là những nét đặc trưng của tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế có thể là chung, tức là được tất cả các nước thừa nhận, có thể mang tính chất cục bộ  trong các quan hệ quốc tế nhất định, ở khu vực nhất định. Trong các quan hệ quốc tế hiện nay, có sự tác động qua lại của luật điều ước và luật tập quán. Các quy phạm tập quán biến thành các quy phạm của luật điều ước quốc tế thông qua việc ghi nhận chúng trong các điều ước quốc tế. So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những quy tắc sử xự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau, sau một quá trình áp dụng lâu dài và rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc.

Như vậy, tập quán quốc tế được hiểu là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận đông đảo các quốc gia.

Các yếu tố hình thành tập quán quốc tế.

Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên tắc, được coi là cách thức chủ yếu xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc, hay còn gọi là luật “cứng”. Hai hình thức này được sự ủng hộ đặc biệt từ các quốc gia theo trường phái thực nghiệm luận lý trong luật quốc tế, có nghĩa là các quốc gia sẽ không bị ràng buộc vào một quy tắc trước khi họ thừa nhận hoặc tỏ ý thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc. Mặc dù điều ước quốc tế được xem là phương thức làm luật phổ biến, các quốc gia có thể ưa chuộng tập quán vì một số lý do: Không có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán là cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, bởi vì các chủ thể chủ động có thể bảo đảm sự mặc nhận từ phía các chủ thể thụ động.

Một quy tắc xử sự chỉ trở thành tập quán khi hội tụ đủ những điều kiện sau:

– Yếu tố vật chất: là sự hiện diện các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia vào giao lưu dân sự quốc tế. Những quy tắc này phải nhất quán, giống nhau trong cùng một quan hệ quốc tế và phải được các chủ thế áp dụng liên tục trong một thời gian dài. Đây là tiêu chí quan trọng để xác định một tập quán là nguồn của tư pháp quốc tế. Nếu một quy tắc xử sự được hình thành từ lâu đời nhưng không được áp dụng thường xuyên thì không thể trở thành tập quán quốc tế.

– Yếu tố tinh thần: là sự thừa nhận của các chủ thể đối với những quy tắc xử sự chung là các quy phạm có tính pháp lý bắt buộc. Điều kiện này được hiểu là niềm tin của các chủ thể trong việc tuân thủ các quy tắc xử sự đã hình thành trong thực tiễn, áp dụng vào những tình huống cụ thể. Một quy tắc xử sự nếu không được các chủ thể chấp nhận thì không thể coi là tập quán quốc tế với tính chất nguồn của Tư pháp quốc tế. Tiêu chí này thể hiện tính phổ biến và tính pháp lý của tập quán quốc tế.

Vị trí của tập quán quốc tế trong thực tiễn điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế

Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, tập quán pháp lý quốc tế với tư cách là nguồn luật quốc tế xuất hiện sớm hơn nhiều so với điều ước quốc tế. Nhìn từ góc độ khoa học của luật quốc tế, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận là luật. Tập quán quốc tế có thể tồn tại và có thể bị thay đổi nếu nó không thích hợp với thực tiễn điều chỉnh quan hệ quốc tế hoặc có sự xuất hiện của tập quán mới.

Về mặt lý luận, việc áp dụng tập quán quốc tế tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh và từng mối quan hệ cụ thể, từng sự ràng buộc cụ thế có tính chất pháp lý của mỗi quốc gia.

Áp dụng tập quán quốc tế trong tư pháp quốc tế

Theo quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tập quán quốc tế không có vị trí tương tự như điều ước quốc tế trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia. So với các nguồn pháp luật khác, tập quán chỉ đóng vai trò như một nguồn bổ trợ, bổ sung các giải pháp trong trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể.

Trên thực tế, tập quán quốc tế trước hết được áp dụng trên cơ sở thoả thuận của các bên chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp này, tập quán có giá trị pháp lý ràng buộc, điều chỉnh về quyền và nghĩ vụ của các chủ thể liên quan. Tuy nhiên, việc có công nhận hiệu lực qía trị của các tập quán quốc tế hay không phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan tài phán.

Trong trường hợp không có thoả thuận của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tập quán quốc tế được áp dụng hết sức hạn chế.

Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.

Như vậy, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng trên cơ sở thoả mãn một số điều kiện nhất định:

– Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam không có quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Các bên không thoả thuận luật áp dụng

– Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Cơ chế hình thành

Quá trình hình thành tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập quán, có thể là 50-100 năm hoặc nhiều hơn nữa, thậm chí hàng trăm năm. Tuy nhiên, tập quán quốc tế chủ yếu hình thành theo các con đường:

– Từ thực tiễn các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc tế

– Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế

– Hình thành từ điều ước quốc tế

– Hình thành từ một tiền lệ duy nhất.

Phân loại tập quán quốc tế

Phụ thuộc vào tính chất và giá trị hiệu lực của tập quán quốc tế mà có thể chia tập quán ra làm các loại:

– Tập quán mang tính chất nguyên tắc: Tập quán nguyên tắc là nền tảng, là cơ bản và có tính chất bao trùm, nó là các cơ sở của chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia và nó có giá trị bắt buộc chung đối với các quốc gia.

– Tập quán mang tính chất chung: Tập quán quốc tế chung là tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng ở rộng rãi mọi nơi trên thế giới.

– Tập quán mang tính chất khu vực: Tập quán khu vực hay tập quán địa phương là các tập quán được sử dụng ở từng khu vực, từng nước, thậm chí từng cảng biển riêng biệt hoặc cảng hàng không riêng biệt [cảng thương mại] ở mỗi quốc gia

Tập quán quốc tế chung và tập quán khu vực chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc các quốc gia khi được các quốc gia đó thừa nhận hoặc chấp nhận ràng buộc đối với mình.

Sự tác động qua lại giữa tập quán quốc tế và tư pháp quốc tế

Tập quán quốc tế xuất hiện sớm hơn điều ước quốc tế, nhưng giữa hai loại nguồn luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau, cùng thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ liên quốc gia phát sinh trong đời sống quốc tế.

Trước hết tập quán pháp lý quốc tế tác động đến sự hình thành và phát triển của điều ước quốc tế nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế. Cùng với sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế, nhiều quy phạm tập quán được thay thế hoặc phát triển thành quy phạm điều ước.

Sự tác động qua lại giữa hai loại nguồn của luật quốc tế thể hiện tiếp theo ở chỗ điều ước quốc tế tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của tập quán quốc tế. Sự tác động này thường xuất hiện chủ yếu từ các điều ước quốc tế có tính phổ cập.

Pháp luật quốc tế được hình thành bởi bốn nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia và án lệ. Tập quán quốc tế là nguồn luật quốc tế xuất hiện sớm hơn điều ước quốc tế. Nhìn ở phương diện khoa học của pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng nguyên tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ pháp lý và được các chủ thể quốc tế thừa nhận. Tập quán quốc tế tồn tại và có thể thay đổi nếu nó không thích hợp với thực tiễn điều chỉnh quan hệ quốc tế hoăc có sự xuất hiện của tập quán mới.

Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi: 

– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản

– Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

– Các dịch vụ Luật sư tư vấn – tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

Trân trọng cám ơn! 

Video liên quan

Chủ Đề