Đánh giá xếp loại thư viện công cộng

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự thảo nhằm cụ thể hóa vị trí, vai trò của thư viện công cộng cấp tỉnh với tư cách là một loại thư viện thuộc nhóm thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Thư viện và vị trí là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Thư viện.

Dự thảo bổ sung các quy định phù hợp với tình hình thực tiễn giúp cho thư viện công cộng cấp tỉnh có thể phát huy vai trò như một thư viện trung tâm của tỉnh/thành phố, thúc đẩy quá trình liên thông, liên kết, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các thư viện khác trên địa bàn.

Theo dự thảo, tên gọi của thư viện công cộng cấp tỉnh được quy định như sau: Thư viện tỉnh tên tỉnh/thành phố. Thư viện công cộng cấp tỉnh có đối tượng phục vụ là mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện.

Thư viện công cộng cấp tỉnh do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch] có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung tài nguyên thông tin về địa phương, nói về địa phương, các tài nguyên thông tin trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; phát triển văn hóa đọc, kỹ năng thông tin cho nhân dân trên địa bàn thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện.

Thư viện công cộng cấp tỉnh là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong các hoạt động sau: Phát triển tài nguyên thông tin bao gồm: Tài liệu cổ quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt, tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và viết về địa phương; xử lý thông tin, xây dựng sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; bảo quản các tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt của tỉnh/thành. Luân chuyển, trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trên địa bàn trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn thư viện theo quy định của pháp luật; hiện đại hóa thư viện, ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động thư viện; liên thông, liên kết, kết nối các thư viện theo quy định của pháp luật.

Thư viện công cộng cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Chuyển đổi số trong hoạt động thư viện

Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11, Điều 38 và Điều 39 của Luật Thư viện, thư viện công cộng cấp tỉnh có nhiệm vụ phát triển tài nguyên thông tin, tiếp nhận xuất bản phẩm địa phương; trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện và thực hiện việc thanh lọc tài nguyên thông tin theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ luân chuyển tài nguyên thông tin, tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện trên địa bàn.

Cung ứng thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện cho người sử dụng. Biên soạn ấn phẩm thông tin chọn lọc, thư mục; hướng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin về tài nguyên thông tin của thư viện. Bảo quản tài nguyên thông tin theo quy trình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thư viện công cộng cấp tỉnh còn có nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tự động hóa, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện; tham gia xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin số, tài nguyên thông tin mở, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của thư viện công cộng cấp tỉnh bao gồm: Lãnh đạo và các phòng chức năng. Lãnh đạo thư viện công cộng cấp tỉnh có giám đốc và các phó giám đốc theo quy định.

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL quy định mục đích của việc đánh giá hoạt động thư viện như sau:

- Đánh giá hoạt động thư viện phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện được thực hiện trên cơ sở xác định năng lực của thư viện, tác động của thư viện đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội để có cơ chế quản lý, đầu tư phù hợp, nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phát triển thư viện và văn hóa đọc của cả nước.

- Đánh giá hoạt động thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực tổ chức tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện, việc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để các thư viện xác định hiệu quả hoạt động, làm cơ sở lập kế hoạch, đưa ra giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của thư viện, khẳng định giá trị của thư viện đối với người sử dụng, cộng đồng và xã hội.

Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL quy định nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện như sau:

- Bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, thống kê, tính toán, thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu đánh giá được điều tra, thu thập tại các thư viện, đồng thời với việc lấy ý kiến người sử dụng thư viện theo tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng chung đối với các loại thư viện.

- Đánh giá hằng năm với kỳ đánh giá được thư viện thực hiện tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo. Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục, việc tự đánh giá có thể được kết hợp thực hiện theo năm học.

Đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL quy định các bước tiến hành đánh giá hoạt động thư viện như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

- Xác định thời gian, tiến độ, nội dung và dự toán kinh phí thực hiện; trường hợp cần thiết thành lập nhóm đánh giá.

- Tổ chức hướng dẫn điều tra, thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá [nếu có], xử lý số liệu [chuẩn hóa số liệu], báo cáo kết quả đánh giá [tính toán và báo cáo] cho các thành viên tham gia.

Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu

- Thông qua báo cáo đánh giá hằng năm của thư viện.

- Thu thập trực tiếp tại thư viện theo biểu mẫu điều tra.

- Thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu và các phương thức theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Các phương thức khác.

Bước 3: Phân tích kết quả

- Tổng hợp, xử lý số liệu [chuẩn hóa số liệu]; xây dựng báo cáo kết quả đánh giá [tính toán và báo cáo] bằng phần mềm đánh giá [nếu có].

- Hoàn thiện các báo cáo và số liệu điều tra.

Bước 4: Hoàn tất đánh giá

- Họp báo cáo kết quả đánh giá.

- Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

Mục đích của việc đánh giá hoạt động thư viện là gì? Đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như thế nào? [Hình từ Internet]

Thư viện tự đánh giá hoạt động tuân thủ theo quy định nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL quy định về việc thư viện tự đánh giá hoạt động như sau:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện công lập có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia;

- Thư viện không thuộc trường hợp trên thực hiện đánh giá theo các tiêu chí do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện lựa chọn từ bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm các nhóm tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và vai trò của thư viện.

- Thư viện tự đánh giá hoạt động và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện [nếu có], cơ quan quản lý nhà nước [khi được yêu cầu] chậm nhất vào ngày 30 tháng 12 hằng năm; hoặc 60 ngày sau khi kết thúc năm học đối với trường hợp đánh giá theo năm học.

Chủ Đề