Danh mục xét nghiệm sinh hóa nước tiểu năm 2024

STT TÊN XÉT NGHIỆM Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM NHÓM XÉT NGHIỆM HÓA SINH CƠ BẢN 1 Glucose – Tăng trong đái tháo đường, một số bệnh khác: Basedow, tuyến yên, suy thận, sốt kéo dài,… – Giảm trong bệnh tuyên tụy: cường insulin, thiếu glucagon, suy giáp, nhịn đói kéo dài,… 2 NP dung nạp đường [Oral Glucose Tolerance Test] Chuẩn đoán tiền đái thái đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ. 3 HBA1C – Tăng trong bệnh đái tháo đường, cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng vừa qua. – Giảm trong thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn [Thalas-semia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình cầu. 4 Urea / BUN – Tăng trong rối loạn chức năng thận, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn huyết, xuất huyết tiêu hóa,.. – Giảm trong truyền nước quá nhiều, gan bị tổn thương, chế độ ăn nhiều protid, mang thai,… 5 Creatinin [Blood/Urine] – Tăng trong suy thận, các bệnh về thận [viêm, sỏi….], bệnh tim mạch [tăng huyết áp vô căn, nhồi máu cơ tim,..] – Giảm trong mang thai, sản giật, một số bệnh teo mô cơ, suy dinh dưỡng,.. 6 Cholesterol Total – Tăng nguyên phát trong bệnh tăng cholesterol bẩm sinh, thứ phát trong suy giáp, rối loạn chuyển hóa lipid,.. – Giảm nguyên phát trong bệnh tăng cholesterol bẩm sinh [ không có α-LP hoặc β-LP] và giảm thứ phát trong các bệnh cường giáp, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… 7 Triglycerides – Tăng trong hội chứng tăng lipid máu nguyên phát và thứ phát, xơ vữa động mạch, viêm tụy,.. – Giảm trong suy kiệt, cường tuyến giáp, cường cận giáp,.. 8 HDL Cholesterol – Là yếu tố giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. – Giảm là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. 9 LDL Cholesterol Tăng là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. 10 Bilirubin Total [toàn phần] Tăng trong: vàng da do tan huyết, viêm gan, tắc mạch. 11 Bilirubin Direct [trực tiếp] Tăng trong: viêm gan, tắc mạch, xơ gan. 12 Albumin /Blood – Tăng trong: mất nước, nôn nhiều, tiêu chảy nặng,… – Giảm trong: xơ gan, suy gan, suy dinh dưỡng, mang thai, hội chứng thận hư,… 13 Protein Total /Blood – Tăng trong: đa u tủy xương, tình trạng cô đặc máu, đái tháo đường nặng,… – Giảm trong viêm thận cấp hoặc mạn tính, hội chứng thận hư, suy gan,.. 14 AST / SGOT Tăng trong: viêm gan cấp và mạn, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật, suy tim sung huyết, nhiễm độc rượu cấp,.. 15 ALT / SGPT Tăng trong bệnh lý có hủy hoại tế bào gan: viêm gan cấp, viêm gan do virus, ngộ độc rượu,… 16 GGT Tăng trong tắc mật, viêm gan do rượu. Còn được dùng trong phát hiện và theo dõi nghiện rượu, cai rượu,… 17 LDH Tăng trong tổn thương cơ, tổn thương gan, tan máu, suy thận, nhồi máu cơ tim,… 18 Alkaline Phosphatase [ALP] Tăng trong loãng xương, còi xương, u xương, viêm gan, tắc mật, xơ gan,… 19 Acid uric – Tăng trong bệnh Goute, nhiễm khuẩn, thiếu máu ác tính, suy thận,… – Giảm trong bệnh Wilson, tăng tiết ADH, hội chứng Fanconi,… 20 Amylase total [Blood/Urine] Tăng trong bệnh lý tụy, viêm tuyến nước bọt. 21 Calci total – Tăng trong: cường tuyến cận giáp, đa u tủy xương, dùng nhiều vitamin D,.. – Giảm trong: thiểu năng tuyến cận giáp, thiếu vitamin D, còi xương,.. 22 Điện giải đồ [Na+, K+, CL-] – Na+ máu: + Tăng trong: mất nước, đái tháo nhạt, cường aldosteron nguyên phát,… + Giảm trong: nôn, ỉa chảy, bỏng, thuốc lợi tiểu, suy thận, xơ gan,… – K+ máu: + Tăng trong: suy thận cấp và mạn, bệnh Addison, đái tháo đường, thiếu máu tan máu,.. + Giảm trong: bệnh lý thận [bệnh thận kẽ, ui thận chế tiết renin,…], nôn, ỉa chảy, bỏng,.. – Cl- máu: + Tăng trong: toan chuyển hóa kết hợp với ỉa chảy kéo dài, hội chứng Cushing,… + Giảm trong: nôn , bỏng, hút dịch dạ dày, bệnh Addison,… 23 IgG – Tăng trong: nhiễm trùng, gan mạn tính, bệnh do ký sinh trùng, lupus ban đỏ, đa u tủy xương dòng IgG,… – Giảm tgrong: đa u tủy xương không phải IgG, AIDS,… 24 IgM – Tăng trong: hội chứng tăng IgM, hội chứng thận hư, lupus bvan đỏ,… – Giảm trong: đa u tủy xương không phải IgM, sơ sinh và trẻ nhỏ,… 25 IgA – Tăng trong: xơ gan, viêm ruột, đa u tủy xương IgA, leukemia,… – Giảm trong: đa u tủy xương không phải IgA, ung thư biểu mô dạ dày, có thai những tháng cuối,… HUYẾT HỌC CƠ BẢN 26 Công thức máu [CBC / NGFL / BC] Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu, suy tuỷ, ung thư máu,…sốt do nhiễm trùng, sốt do virus [sốt xuất huyết…]. 27 Nhóm máu [Blood Group ABO + Rh] – Kiểm tra sức khoẻ, ngoại khoa, sản khoa, nội khoa, … – Truyền máu – Bất thường nhóm máu mẹ-con 28 Throbophilia 9 gene Xét nghiệm Thrombophilia di truyền nhằm giúp bác sĩ xác định nguy cơ tăng đông do đột biến các yếu tố di truyền. 29 Máu chảy – máu đông [Bleeding – Coagulation time] [TS-TC] Đánh giá tình trạng đông, cầm máu. 30 Máu lắng [ESR,VS] – Tăng trong viêm khớp, các tình trạng viêm nhiễm. – Giảm trong đa hồng cầu, cô máu,… 31 APTT / TCK Đánh giá các yếu tố con đường đông máu nội sinh [hoạt tính các yếu tố VIII, IX,, XI, XII]. 32 PT / INR [TQ] Xác định thời gian đông máu theo con đường ngoại sinh [hoạt tính các yếu tố II, VII, X, V]. 33 Thrombin Time [TT] Thời gian TT kéo dài trong thiếu hụt fibrinogen, có mặt chất ức chế thrombin, có các chất ức chế trùng hợp của fibrin. 34 Fibrinogen – Tăng trong: các bệnh nhiễm khuẩn cấp, viêm mạn, bệnh lý khối u, bệnh tự miễn, có thai, giai đoạn hậu phẫu,… – Giảm trong bệnh lý gan nặng, DIC, huyết khối,… XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU, DỊCH CƠ BẢN 35 Protein Total /urine/CFS Định lượng protein trong dịch não tủy, nước tiểu 36 Albumin /Urine [Micro Albumin] Sàng lọc chức năng lọc cầu thận ở bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp để đánh giá nguy cơ suy thận tiến triển. 37 Bộ chẩn đoán thuốc gây nghiện MOP/MDMA/MET/THC Test nhanh phát hiện chất gây nghiện trong nước tiểu: THC [Cần sa], MOP [Heroin], MET [Ma túy đá], MDMA [ thuốc lắc] 38 Tổng phân tích nước tiểu [Urinary Analysis] Sử dụng trong các bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, đái nhạt, bệnh gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu… phát hiện sớm ngộ độc thai nghén XÉT NGHIỆM CHỈ DẤU UNG THƯ 40 AFP [Alpha – fetoprotein] – AFP huyết tương tăng trong K tế bào gan nguyên phát, K tế bào mầm [tinh hoàn]. Giá trị chính của AFP là theo dõi tiến trình bệnh và hiệu quả điều trị K tế bào gan nguyên phát, K tinh hoàn sau điều trị phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị liệu. – AFP huyết tương có thể tăng trong viêm gan, xơ gan. 41 PIVKA II Xét nghiệm này được dùng để hỗ trợ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan [HCC] 42 Beta 2 Microglobulin – β2M huyết tương tăng trong K hệ lympho như u lymp ho [lymphoma] hoặc đa u tuỷ xương [multiple myelo ma], u lympho Hodgkin [Hodgkin lymphoma], u lymp ho không Hodgkin [No-Hodgkin lymphoma]. – β2M huyết tương cũng tăng trong nhiễm khuẩn, một số bệ nh miễn dịch nhất định. Vì β2-M bài tiết chủ yếu theo đường thận nên nồng độ của nó trong huyết tương và nư ớc tiểu có thể thay đổi theo bệnh lý của cầu hoặc ống thận. 43 HCG Beta – β-h CG và hCG huyết tương tăng trong K tế bào mầm như K tinh hoàn ở nam và K nhau thai [chori ocarcinoma] ở nữ. – β-h CG huyết tương cũng tăng trong quá trình thai nghén bình thường, chửa trứng hoặc dùng thuốc chống co giậ t, an thần, chống Parkinson. 44 CA 125 – CA 125 huyết tương tăng trong K buồng trứng, K cổ tử cung. CA 125 có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán K buồng trứng, đánh giá sự thành công của điều trị và theo dõi tiến trình của bệnh. – CA 125 huyết tương cũng có thể tăng trong các bệnh lý thanh dịch như cổ trướng, viêm màng tim, viêm màng phổi, viêm màng bụng,.. 45 CA 15-3 – CA 15-3 huyết tương tăng trong K vú. CA 15-3 là một marker hữu ích để theo dõi tiến trình bệnh ở bệnh nhân K vú di căn. Test này không phù hợp cho việc tầm soát hoặc chẩn đoán vì độ nhạy quá thấp khi K vú chưa có di căn. – CA 15-3 huyết tương cũng có thể tăng trong u vú lành tính, viêm gan, viêm tuỵ. 46 CA 19-9 – CA 19-9 huyết tương tăng trong các K đường tiêu hoá như K gan [thể cholangiom], đường mật, dạ dày, tuỵ và đại trực tràng. CA 19-9 là một marker không đặc hiệu cho khối u, cũng không đặc hiệu cho cơ quan. Vai trò chủ yếu của CA 19-9 là phát hiện sớm sự tái phát và theo dõi hiệu quả điều trị các K đường tiêu hoá như nêu trên. – CA 19-9 huyết tương cũng có thể tăng trong viêm gan, viêm tuỵ, đái tháo đường, xơ gan, tắc mật. 47 CA 72-4 – CA 72-4 huyết tương tăng trong K dạ dày, được sử dụng để theo dõi và hiệu quả điều trị K dạ dày. – CA 72-4 huyết tương cũng có thể tăng trong xơ gan, viêm tuỵ, viêm phổi, thấp khớp. 48 Calcitonin [hCT] – CT là một hormon peptid được bài tiết bởi tế bào parafolliculaar C của tuyến giáp. CT là một marker nhạy và đặc hiệu cho chẩn đoán và theo dõi ung thư vùng tuỷ tuyến giáp [C-cell carcinoma]. CT huyết tương tăng trong K tuyến giáp. – CT huyết tương cũng có thể tăng trong suy thận mạn, bệnh Paget. 49 TG – Thyroglobulin – Tăng trong ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp, Basedow. – Giảm sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, tuyến giáp bị phá hủy hoàn toàn sau tia xạ. 50 CEA – Tăng trong K đường tiêu hoá như K thực quản, dạ dày, gan, tuỵ, đại trực tràng, vú, buồng trứng, cổ tử cung, tuyế giáp. – Có thể tăng không đặc hiệu trong polyp đại tràng, viêm ruột non, viêm tuỵ, suy thận mạn. 51 HE4 [Human Epididymal protein 4] – Tăng trong ung thư bường trứng [sớm hơn CA 125] – Hỗ trợ theo dõi bệnh tái phát hay đang tiến triển ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. – Sử dụng kết hợp với xét nghiệm CA 125 nhằm hỗ trợ đánh giá nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng ở phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh [chỉ số ROMA]. 52 NSE [neuron-specific enolase] – Tăng trong ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u tế bào APUD, u màng não, u xơ thần kinh. – Tăng trong bệnh lành tính: viêm màng não, thiếu máu não, nhồi máu não, tụ máu não,… 53 Pro GRP [Pro Gastrin Releasing Peptide] – Tăng trong: K phổi tế bào nhỏ, u có nguồn gốc thần kinh nội tiết,… – Có giá trị trong phân biệt NSCLC và SCLC 54 Cyfra 21-1 – CYFRA 21-1 huyết tương tăng trong K phổi [tế bào không nhỏ], bàng quang [dấu ấn lựa chọn 2]. CYFRA 21-1 được sử dụng để chẩn đoán đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi diễn biến của K phổi tế bào nhỏ; nó cũng được sử dụng để theo dõi diễn biến K bàng quang. – CYFRA 21-1 huyết tương cũng có thể tăng trong một số bệ nh phổi, thận. 55 SCC – SCC không phù hợp cho mục đích tầm soát ung thư tế bào v ẩy vì độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên, SCC có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình bệnh và đánh giá đ áp ứng điều trị K tế bào vẩy [K cổ tử cung, thực quản] nguyên phát và tái phát. – SCC huyết tương cũng có thể tăng trong tắc nghẽn phổi, hen. 56 PEPSINOGEN 1-2 PG có giá trị phát hiện sớm ung thư dạ dày và chẩn đoán phân biệt ung thư dạ dày với các bệnh dạ dày khác. 57 S-100 – Hỗ trợ theo dõi điều trị bệnh nhân có u hắc tố ác tính. – Hỗ trợ theo dõi những bệnh nhân sau tổn thương não bộ kết hợp với thông tin lâm sàng và kỹ thuật hình ảnh. 58 PSA – PSA total tăng trong: ung thư tiền liệt tuyến, bệnh tiền liệt tuyến lành tính, các tác động cơ học tới tiền liệt tuyến, sau xuất tinh,.. – Tỉ số fPSA/tPSA có thể chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt với độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 56,5%. 59 Free PSA XÉT NGHIỆM BỆNH VIÊM KHỚP 60 RF [Quantitative] – Tăng trong bệnh viêm khớp dạng thấp – Còn tăng trong: xơ gan, giang mai, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, Waldenstrom,… 61 ASO [Định lượng/Quantitative] Chẩn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim do nhiễm liên cầu khuẩn. 62 Anti CCP Tăng đặc hiệu hơn RF trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp giúp chuẩn đoán sớm. XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT, DẤU ẤN XƯƠNG 63 C-Peptid – Giảm trong trường hợp tụy hoạt động kém hoặc không hoạt động [đái tháo đường typ 1], cắt tụy. – Tăng trong khối u insulin, kháng insulin, tăng glucose máu do ăn nhiều, Cushing, suy thận,… 64 Insulin – Tăng trong đái tháo đường typ 2, béo phì, hội chứng Cushing, khối u insulin,… – Giảm trong đái tháo đường typ1, suy tuyến yên,… 65 T3 – Tăng trong cường giáp, nhiễm độc giáp. – Giảm trong thiểu năng vùng dưới đồi, tuyến yên, suy giáp. 66 T4 67 Free T3 68 Free T4 69 TSH Là thông số rất nhạy và đặc hiệu để đah giá chức năng tuyến giáp và đặc biệt phù hợp cho việc phát hiện sớm hay loại trừ các rối loạn có liên quan đến vòng điều hòa trung tâm giữa vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp. 70 TG – Thyroglobulin – Tăng trong ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp, Basedow. – Giảm sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, tuyến giáp bị phá hủy hoàn toàn sau tia xạ. 71 Anti Thyroglobulin [Anti TG] Tăng trong: viêm tuyến giáp tự miễn, cường giáp, nhiễm độc giáp,… 72 Anti TPO [ Anti Microsomal] Tăng trong: viêm tuyến giáp tự miễn, bưới nhân giáp không độc, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp tạo u hạt,… 73 TSH Receptor [TRAb] Anti-TSHR là tự kháng thể kháng thụ thể TSH giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh Graves. 74 Vitamin D Total – Tăng khi bổ sung thừa vitamin D. – Giảm trong các rối loạn và các bệnh: loãng xương, calci máu thấp, thiếu vitamin D,… 75 PTH Đánh giá chức năng tuyến cận giáp: – Giảm trong nhược tuyến cận giáp. – Tăng trong cường chức năng tuyến cận giáp. 76 Cortisol [Blood/Urine] Giúp theo dõi bệnh liên quan đến sự gia tăng cortisol [hội chứng Cushing] hay giảm sản sinh cortisol [bệnh Addison]. 77 ACTH ACTH cùng Cortisol trong máu gúp chuẩn đoán phân biệt bệnh Cushing, Addison 78 hGH [human Growth hormone] Đánh giá chức năng tuyến yên và rối loạn nội tiết tố tăng trưởng. 79 AMH [Anti-Mullerian Hormon] – Đánh giá khả năng sinh sản buồng trứng – Đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng. – Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. 80 HCG Beta /Blood/Urine [định lượng] – β-hCG tăng cao so với tuổi thai trong ung thư biểu mô màng đệm, chửa trứng hay đa thai. – β-hCG giảm cho thấy nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai, nhiễm độc thai hay thai chết lưu. 81 Estradiol [E2] – Theo dõi điều trị vô sinh và xác định thời gian rụng trứng trong IVF. – Phát hiện những rối loạn về chức năng sinh sản trong trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục. 82 Progesterone Sử dụng trong chẩn đoán khả năng sinh sản nhằm phát hiện sự rụng trứng và đánh giá giai đoạn hoàng thể. 83 FSH Phát hiện rối loạn chức năng trhong hệ thống hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục. Định lượng FSH thường kết hợp với LH. 84 LH – Tăng trong dậy thì sớm, có thai, buồng trứng đa nag, mãn kinh,… – Giảm trong thiểu năng vùng dưới đồi tuyến yên, suy tinh hoàn, tăng sản hay u thượng thận,… 85 Prolactine – Sử dụng trong chẩn đoán những chu kỳ không rụng trứng, tình trạng vô kinh, chứng vú to ở nam giới, vô tinh trùng,… – Định lượng prolactin cũng cần thiết khi có nghi ngờ ung thư vú và khối u ở tuyến yên. 86 Testosterone – Ở nam: phát hiện rối loạn hormone sinh dục và giới tính,… – Ở nữ: chẩn đoán hội chứng androgen, u thượng thận,… SÀNG LỌC TRƯỚC SINH, VÀ NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM 87 Anticardiolipin IgM Chẩn đoán hội chứng Antiphospholipid sảy thai liên tiếp nhiều lần. 88 Anticardiolipin IgG 89 Anti Phospholipid IgM 90 Anti Phospholipid IgG 91 Anti beta2 Glycoprotein IgM 92 Anti beta2 Glycoprotein IgG 93 Double test [PAPP-A, Free Beta HCG] Phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể Trisomy 21, Trisomy 18, Trisomy 13. 94 Triple test [AFP, HCG, uE3] Sàng lọc xem thai có bị nguy cơ cao với các bất thường nhiễm sắc thể Trisomy 21, Trisomy 18 và dị tật ống thần kinh. 95 NIFT 5 Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn hàng đầu Việt Nam * Sàng lọc trước sinh bất thường, bao gồm: + Trisomy 13, 18, 21 + Bất thường XY 96 NIFT 24 Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn hàng đầu Việt Nam * Sàng lọc trước sinh bất thường, bao gồm: + Trisomy 13, 18, 21 + Bất thường 23 cặp nhiễm sắc thể 97 NIFT HAPPY Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT hàng đầu thế giới của tập đoàn BGI [Hong Kong]:* Sàng lọc trước sinh bất thường, bao gồm: + Trisomy 13, 18, 21 + Lệch bội X, XXX, XXY, XYY + Độ sâu giải trình tự >6M 98 NIFT TEST Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT hàng đầu thế giới của tập đoàn BGI [Hong Kong] * Sàng lọc trước sinh 73 bất thường, bao gồm: + Trisomy 9, 13, 16, 18, 21, 22 + Lệch bội X, XXX, XXY, XYY + 63 microdeletion/duplication + Độ sâu giải trình tự >6M 99 NIFT PRO Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT hàng đầu thế giới của tập đoàn BGI [Hong Kong] * Sàng lọc trước sinh 94 bất thường, bao gồm: + Trisomy 9, 13, 16, 18, 21, 22 + Lệch bội X, XXX, XXY, XYY + 84 microdeletion/duplication + Độ sâu giải trình tự >25M 100 Rubella IgG Xác định tình trạng đang nhiễm hay đã từng nhiễm Rubella hoặc có sự hiện diện của kháng thể sau tiêm chủng. 101 Rubella IgM Chuẩn đoán nhiễm Rubella cấp tính. 102 Toxoplasma gondii IgG Xác định tình trạng đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm Toxoplasma gondii. 103 Toxoplasma gondii IgM Xác định tình trạng nhiễm cấp, vừa mới nhiễm hay tái nhiễm. 104 CMV IgG Xác định tình trạng đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm CMV. 105 CMV IgM Xác định tình trạng đang nhiễm cấp CMV 106 HSV 1/2 IgG Xác định tình trạng đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm HSV. 107 HSV 1/2 IgM Xác định tình trạng nhiễm cấp, vừa mới nhiễm hay tái nhiễm HSV. 108 Giang mai – Syphilis Phát hiện và định tính kháng thể kháng xoăn khuẩn giang mai trong huyết thanh, huyết tương người. 109 HIV Ag/Ab Combo Dùng để phát hiện và định tính kháng nguyên HIV‑1 p24 và kháng thể kháng HIV‑1, bao gồm nhóm O, và HIV‑2 trong huyết thanh nhằm sàng lọc virus HIV trong cộng đồng. 110 HBsAg [Đ.tính, qualitative] Là kháng nguyên bề mặt của HBV đóng vai trò khẳng định nhiễm vius viêm gan B. 111 HBsAg Định lượng Định lượng có vai trò dự báo kết quả điều trị, khi kết hợp với đo tải lượng virus viêm gan B, xác định người mang virus không hoạt động. 112 HCV Ab Phát hiện kháng thể kháng virus viêm gan C và theo dõi tình trạng viêm gan C. 113 HBeAg Đánh giá sự nhân lên của virus viêm gan B. 114 H.Pylori IgG/IgM Phát hiện và định tính các kháng thể IgM, IgG kháng Helicobacter pylori trong huyết thanh/huyết tương người. 115 Anti HBs [Đ.lượng, quantitative] Phát hiện và định lượng kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, kiểm tra đáp ứng tiêm chủng và theo dõi diễn tiến của bệnh sau khi nhiễm viêm gan B cấp. 116 Anti HBe Phát hiện kháng thể kháng nguyên e của virus viêm gan B. 117 Anti HBc Total Phát hiện kháng thể IgG và IgM kháng nguyên lõi virus viêm gan B để xác định tình trạng nhiễm viêm gan B [cấp tính, mạn tính hay đã từng nhiễm]. 118 Anti HBc IgM Nồng độ kháng thể IgM kháng HBc thường cao khi nhiễm viêm gan B cấp tính và đợt cấp của viêm gan B mạn tính. 119 HBV DNA Realtime [Đ.lượng] – Đánh giá mức độ hoạt động của virus viêm gan B để quyết định điều trị. – Theo dõi hiệu quả điều trị viêm gan virus B. 120 Anti HAV Total Xác định tình trạng đang nhiễm hay đã từng nhiễm hoặc sau khi tiêm chủng viêm gan A. 121 Anti HAV IgM Xác định tình trạng nhiễm cấp hay tái nhiễm viêm gan virus A. NHÓM XÉT NGHIỆM BỆNH LÝ TIM MẠCH 122 proBNP [ NT-proBNP] Chẩn đoán và theo dõi suy tim 123 Troponin T-hs Chẩn đoán theo dõi nhồi máu cơ tim cấp có thể áp dụng phác đồ 1 giờ 124 CK Men cơ, men tim, chấn thương 125 CK – MB Men tim đánh giá nhồi máu cơ tim cấp sau 3 – 8 giờ sau khởi phát NHÓM XÉT NGHIỆM BỆNH NHIỄM TRÙNG, DỊ ỨNG 126 Định lượng IgE Chẩn đoán dị ứng 127 Procalcitonin [ PCT] Đánh giá nhiễm khuẩn, theo dõi hiệu quả điều trị kháng sinh 128 Định lượng CRP Chấn đoán và theo dõi Viêm NHÓM XÉT NGHIỆM VI SINH 129 Soi tươi Các dịch bệnh phẩm, đánh giá tình trạng và tìm các chất bất thường trong mẫu bệnh phẩm 130 Soi tươi tìm nấm Soi tươi tìm nấm 131 Tinh dịch đồ Đánh giá chất lượng, số lượng tinh dịch 132 Halosperm Đánh giá chất lượng, khả năng, tình trạng tinh trùng đứt gãy trong mẫu bệnh phẩm. 133 Cấy + KSĐ Nuôi cấy, định danh, phát hiện các vi khuẩn gây bệnh, làm KSĐ. 134 Nhuộm soi Nhuộm soi đánh giá tình trạng các mẫu bệnh phẩm, các chất bất thường. NHÓM XÉT NGHIỆM TẾ BÀO 135 Xét nghiệm Tế bào Papanicolaou Sàng lọc phát hiện sớm ung thư Cổ tử cung bằng máy ThinPrep 2000 Processor và bộ Kit ThinPrep [ Hologic – Mỹ]

Chủ Đề