Danh sách các linh mục Giáo phận Phát Diệm

Giáo phận Phát Diệm [tiếng Latin: Dioecesis de Phat Diem] là một giáo phận Công giáo tại Việt Nam.[1][2][3] Đây là giáo phận đầu tiên ở Việt Nam được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam cai quản thay cho các giáo sĩ truyền giáo ngoại quốc. Nhà thờ chính tòa Phát Diệm được ví như "kinh đô Công giáo" của Việt Nam.[4]

Giáo phận Phát Diệm


Dioecesis de Phatdiem

Vị tríQuốc giaViệt NamĐịa giớiNinh Bình và một phần tỉnh Hòa Bình [các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy]Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà NộiThống kêDân số
- Địa bàn
- Giáo dân[tính đến 2017]
1.031.357
154.167Giáo hạt9 [2017]Giáo xứ79 [2017]Thông tinGiáo pháiCông giáo RômaNghi lễNghi lễ LatinhThành lập15 tháng 4 năm 1901Nhà thờ chính tòaNữ vương Rất thánh Mân Côi
[Nhà thờ Phát Diệm]Toà giám mục75 Phát Diệm Đông, Kim Sơn, Ninh BìnhLinh mục đoàn115 [2017]Lãnh đạo giáo phận hiện tạiGiáo hoàngPhanxicôTrưởng giáo tỉnh
Giuse Vũ Văn ThiênGiám mụcTrống tòaGiám quản Tông Toà
Giuse Nguyễn NăngĐại diện Giám quản
Antôn Phan Văn Tự
Đại diện, thừa ủy quyền Hành pháp
Phêrô Nguyễn Văn Hiện
Phó Đại diện, thừa ủy quyền Ngoại vụNguyên giám mục
Giuse Nguyễn Văn YếnTrang mạng//www.phatdiem.org

Giáo phận hiện tại đang trống tòa, sau khi giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Năng được thuyên chuyển làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2019. Giám mục Nguyễn Năng đảm trách vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận này.[5]

Địa giới giáo phận Phát Diệm rộng 1.787 km². Năm 2017, giáo phận Phát Diệm có khoảng 154.167 giáo dân [15% dân số], 115 linh mục và 79 giáo xứ, trong tổng số dân số địa phương là 1.031.357 người.[6] Nhà thờ Đức mẹ Mân Côi [còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm] ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được chỉ định làm nhà thờ chính tòa của giáo phận.[7]

Mặc dù giáo phận Phát Diệm nằm trên diện tích rộng 1.787 km², bao gồm toàn bộ tỉnh Ninh Bình và vùng phía nam tỉnh Hòa Bình [các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy] nhưng mật độ giáo dân lại tập trung nhiều ở huyện Kim Sơn với 80.000 giáo dân và 32 giáo xứ, chiếm 55% tổng số giáo dân của giáo phận mặc dù diện tích chỉ chiếm 11,6% tổng diện tích giáo phận.

Đầu thế kỷ XIX, cả vùng Kim Sơn ngày nay vẫn còn là vùng đất bồi với bùn lầy, cỏ sậy. Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ được triều đình Huế phái ra Bắc để khai phá những vùng đất mới và đã lập ra huyện Tiền Hải [tỉnh Thái Bình] và huyện Kim Sơn [tỉnh Ninh Bình]. Tên gọi Phát Diệm xuất hiện vào năm Minh Mạng thứ 10 [1829], khi huyện Kim Sơn được thành lập.

Có thể nói công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài chỉ thực sự bắt đầu từ khi cha Alexandre de Rhodes và cha Marquez cập bến Cửa Bạng [nay thuộc Ba Làng, Thanh Hóa] vào ngày lễ thánh Giuse [19 tháng 3 năm 1627]. Trong khi chờ đợi ra kinh đô Thăng Long [nay là Hà Nội], các ngài đã giảng đạo tại Van-no, vốn từng được một số người cho là gần cửa Thần Phù, ngày nay là xứ Hảo Nho, thuộc giáo phận Phát Diệm.

Năm 1659, Tòa Thánh thành lập hai Vùng Đại Diện Tông Tòa [từ đây xin gọi tắt là giáo phận] Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai vị Đại Diện Tông Toà tiên khởi là François Pallu và Lambert de la Motte, cũng là hai vị sáng lập Hội Thừa Sai Paris. Tuy nhiên, mãi đến năm 1666, các cha đầu tiên thuộc Hội Thừa sai Paris mới đặt chân lên Đàng Ngoài và bắt đầu thực sự tham gia công việc rao giảng Tin Mừng tại vùng đất này.

Năm 1679, giáo phận Đàng Ngoài được phân đôi thành Đông và Tây Đàng Ngoài. Vùng đất giáo phận Phát Diệm ngày nay thuộc Tây Đàng Ngoài do Đức Cha Jacques de Bourges coi sóc. Năm 1712, vùng đất ngày nay là Phát Diệm đã có 34 nhà thờ và nhà nguyện với 4.540 tín hữu.

Ngày 27 tháng 3 năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài lại được chia thành Tây và Nam Đàng Ngoài. Phát Diệm thuộc về Tây Đàng Ngoài do Đức Cha Retord Liêu coi sóc với 4 giáo xứ: Phúc Nhạc có 10.600 tín hữu, Yên Vân 1.598, Bạch Bát 3.482, Đồng Chưa 4.000.

Năm 1895, giáo phận Tây Đàng Ngoài lại được phân chia lần nữa thành Tây Đàng Ngoài và Thượng Đàng Ngoài, quen gọi là giáo phận Đoài. Phần đất giáo phận Phát Diệm thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài do Đức cha Gendreau Đông coi sóc.

Giáo phận Phát Diệm chính thức được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1901 khi Giáo hoàng Lêô XIII chia Tây Đàng Ngoài thành hai: Tây Đàng Ngoài [Hà Nội bây giờ] và giáo phận mang tên mới là Duyên Hải Đàng Ngoài, còn được gọi là giáo phận Thanh, gồm tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào. Ngày 3 tháng 12 năm 1924, giáo phận Thanh được đổi thành giáo phận tông tòa Phát Diệm.

Năm 1932, giáo phận Phát Diệm được chia đôi để thành lập giáo phận mới mang tên giáo phận Thanh Hóa.

Ngày 11 tháng 6 năm 1933, Giáo hoàng Piô XI đặt Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, giám mục người Việt Nam tiên khởi, làm giám mục phó giáo phận Phát Diệm.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam và nâng các giáo phận tông tòa ở Việt Nam lên hàng chính tòa. Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo là giám mục chính tòa đầu tiên của giáo phận Phát Diệm.

 

Nhà thờ chính tòa - Nhà thờ Phát Diệm

 

Toàn cảnh đan viện Châu Sơn

Giáo phận Phát Diệm được chia thành 9 giáo hạt.[8]

Hạt Bạch Liên

  1. Bạch Liên - Xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  2. Bình Hải - Xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  3. Hải Nạp - Xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  4. Phú Thuận - Xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  5. Quảng Nạp - Xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  6. Quảng Phúc - Xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  7. Yên Liêu - Xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  8. Yên Thổ - Thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Hạt Cách Tâm

  1. Cách Tâm - Xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  2. Dưỡng Ðiềm - Xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  3. Mông Hưu - Xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  4. Như Sơn - Xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  5. Quân Triêm - Xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  6. Quyết Bình - Xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  7. Tín Thuận - Xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  8. Xuân Hồi - Xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Hạt Ðồng Chưa

  1. Ðồng Chưa - Xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  2. Lãng Vân - Xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  3. Mưỡu Giáp - Xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  4. Mỹ Thủy - Xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  5. Phúc Lai - Xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  6. Trung Ðồng - Xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  7. Uy Ðức - Xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  8. Uy Tế - Xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Hạt Ninh Bình

  1. Ninh Bình - Phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
  2. An Ngải - Xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  3. Áng Sơn - Xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
  4. Đồng Bài - Xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  5. Hào Phú - Xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  6. Hoàng Mai - Xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
  7. La Vân - Xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
  8. Thiện Dưỡng - Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
  9. Tam Điệp - Phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Hạt Phát Diệm

  1. Phát Diệm - Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình[9]
  2. Bình Sa - Xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  3. Hảo Nho - Xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  4. Hoài Lai - Xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  5. Phát Vinh - Xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  6. Phương Thượng - Xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  7. Trì Chính - Xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  8. Yên Bình - Xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Hạt Phúc Nhạc

  1. Phúc Nhạc - Xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  2. Bình Hòa - Xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  3. Gia Lạc - Xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  4. Hiếu Thuận - Xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  5. Nam Biên - Xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  6. Phúc Hải - Xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  7. Tam Châu - Xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
  8. Yên Vân - Xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Hạt Tôn Ðạo

  1. Tôn Ðạo - Xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  2. Dục Ðức - Xã Kim Định, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  3. Hòa Lạc - Xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  4. Hướng Ðạo - Xã Đồng Hương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  5. Khiết Kỷ - Xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  6. Phú Hậu - Xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  7. Thuần Hậu - Xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  8. Ứng Luật - Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Hạt Văn Hải

  1. Văn Hải - Xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  2. Cồn Thoi - Xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  3. Hóa Lộc - Xã Định Hóa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  4. Như Tân - Xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  5. Tân Khẩn - Xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  6. Hợp Thành - Xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  7. Kim Trung - Xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  8. Tân Mỹ - Xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  9. Tùng Thiện - Xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Hạt Vô Hốt

  1. Vô Hốt - Xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  2. Di Dân Thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
  3. Đồng Đinh - Xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  4. Khoan Dụ - Xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  5. Lạc Bình - Xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  6. Mỹ Châu - Xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  7. Ngọc Cao - Xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  8. Phúc Châu - Xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  9. Sào Lâm - Xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  10. Sơn Lũy - Xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  11. Xích Thổ - Xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Bài chi tiết: Nhà thờ chính tòa Phát Diệm

Tòa Giám mục của giáo phận đặt tại thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.

Thánh địa hành hương

1. Nhà thờ Hảo Nho 2. Đền thánh Phúc Nhạc 3. Đức Mẹ Đồng Chưa 4. Tu viện Xito Châu Sơn 5. Nhà thờ Tôn Đạo

Các nhà thờ và tu viện lớn

1. Nhà thờ Lãng Vân 2. Tu viện Xitô Châu Sơn

STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú Hạt Đại diện Tông tòa Duyên hải Bắc Kỳ Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm Giáo phận Phát Diệm
1 † Jean-Pierre-Alexandre Marcou Thành   1901-1924
2 † Louis-Christian-Marie de Cooman Hành   1917-1924
3 † Jean-Pierre-Alexandre Marcou Thành   1924-1935
2 † Louis-Christian-Marie de Cooman Hành   1924-1932
5 † Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng   1933-1943
6 † Gioan Maria Phan Ðình Phùng   1943-1944
7 † Tađêô Lê Hữu Từ   1945-1959
8 † Phaolô Bùi Chu Tạo   1959-1960
Phaolô Bùi Chu Tạo   1960-1998
9 † Giuse Lê Quý Thanh   1963-1974
10 † Giuse Nguyễn Thiện Khuyến   1976-1981
11 Giuse Nguyễn Văn Yến   1988-1998
  1998-2007
12 Giuse Nguyễn Chí Linh   2007-2009 Giám quản Tông Tòa
13 Giuse Nguyễn Năng   2009-2019
  2019-nay[5]
Giám mục chính tòa
Giám quản Tông Tòa

Ghi chú:

  •  : Giám mục chính tòa
  •  : Giám mục phó, Giám mục phụ tá hoặc Đại diện Tông Tòa
  •  : Giám quản Tông Tòa
  • Linh mục Phêrô Trần Lục
  • Linh mục Phaolô Hoàng Quỳnh
  • Nhà tư sản Ngô Tử Hạ
  • Danh sách giáo phận Công giáo Việt Nam
  • Công giáo tại Việt Nam

  1. ^ Diocese of Phát Diêm, Catholic-Hierarchy.
  2. ^ Nhà thờ Chình Toà Nữ Vương Rất Thánh Mân Cói, GCatholic
  3. ^ Bolla Venerabilium Nostrorum, Vatican, AAS 53 [1961], p. 346
  4. ^ “Đêm Noel lung linh ở nhà thờ đá Phát Diệm”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ a b “Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ “Thống kê trên trang giáo phận Phát Diệm, thời điểm 11/2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ Giga Catholic Information
  8. ^ “Các giáo hạt - Giáo phận Phát Diệm”.
  9. ^ Niêm Giám 2005 của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

  • Chúc mừng chức sắc Công giáo, giáo dân Phát Diệm, Việt Nam Net Plus
  • Nhà thờ đá Phát Diệm trước ngày Giáng sinh, Dân Trí
  • Caritas Giáo phận Phát Diệm trao tiền hỗ trợ học sinh nghèo năm học 2010

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giáo_phận_Phát_Diệm&oldid=68253704”

Video liên quan

Chủ Đề