Đạo đức hành nghề thẩm định giá là gì

Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nên kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như:

- Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp trong 03 tháng liên tiếp.

- Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc tiêu chuẩn thẩm định giá: Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam, tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng, tài sản; thông đồng với chủ tài sản, khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá...

Về đánh giá vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS [Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội] nêu rõ:

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị tài sản; trên cơ sở các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên. Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu, thẩm định giá là một loại dịch vụ mà trong đó thẩm định giá viên thực hiện việc thẩm định giá trị của các loại tài sản bằng tiền so với giá trị thị trường.

Theo Điều 38 Luật Giá năm 2012, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá gồm:

- Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Trong đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận nêu tại Điều 39 Luật Giá như sau:

STT

Loại hình công ty

Điều kiện

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên đăng ký hành nghề, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên góp vốn;

- Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

- Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá

3

Công ty hợp danh

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên hợp danh;

- Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

4

Doanh nghiệp tư nhân

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó chủ doanh nghiệp là thẩm định viên đã đăng ký hành nghề.

5

Công ty cổ phần

- Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập.

- Nười đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

- Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá.

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng về điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá trong đó có quy định về điều kiện về số lượng thẩm định viên. Theo đó, các loại hình doanh nghiệp thường phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đã đăng ký hành nghề.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thẩm định giá, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS [Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội] đề xuất:

- Cần phải hoàn thiện thêm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hoá theo lĩnh vực;

- Xử lý chồng chéo, vương mắc đồng thời phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế.

- Rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá để hoàn thiện hơn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khu vực.

Trên đây là quy định về hoạt động thẩm định giá là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

27
514 KB
0
15

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Quy tắc đạo đức hành nghề Thẩm định giá TS. Hay Sinh Đại học Kinh tế TP.HCM NỘI DUNG Định nghĩa và phạm vi hoạt động TĐG Quy tắc đạo đức hành nghề Quy tắc về đạo đức hành nghề TĐG Quy tắc về trình độ chuyên môn TĐG Thẩm định giá Phân biệt TĐV về giá & định giá viên BĐS Định nghĩa và phạm vi hoạt động thẩm định giá  Yêu cầu cơ bản đối với tiêu chuẩn TĐG quốc tế là việc TĐG phải được tiến hành bởi những Thẩm định viên chuyên nghiệp, trung thực và có năng lực, không thiên vị hay vụ lợi.  Báo cáo kết quả của TĐV phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn và phải công khai tất cả những vấn đề cần thiết về TĐG Định nghĩa và phạm vi hoạt động thẩm định giá  TĐV là người có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành TĐGTS.  TĐV phải có giấy phép hành nghề  TĐV phải là người có uy tín tốt, co năng lực.  TĐV phải luôn luôn giữ gìn và tăng cường sự tín nhiệm của công chúng đối với nghề nghiệp TĐG Phân loại TĐV  TĐV nội bộ:  là TĐV là nhân viên của doanh nghiệp sở hữu tài sản.  phải có năng lực đáp ứng yêu cầu về tính độc lập và chuyên nghiệp theo qui tắc hành nghề  TĐV độc lập:  là TĐV thực hiện việc thẩm định tài sản và không có liên hệ về vật chất với công ty khách hàng hay tài sản thẩm định. TIÊU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP  Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá như sau:  Tiêu chuẩn đạo đức  Trình độ chuyên môn Tiêu chuẩn đạo đức      Độc lập Chính trực Khách quan Bí mật Công khai, minh bạch. Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập  Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên.  Thẩm định viên không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của việc thẩm định giá. Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập  Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế [như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, là cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá].  Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban giám đốc, trưởng ban tài chính, kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần thẩm định giá. Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập  Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế khác về tính độc lập thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này.  Nếu không loại bỏ được thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kết quả thẩm định những mối quan hệ mang tính tập thể hay cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản hay với doanh nghiệp là đối tượng của nhiệm vụ thẩm định mà mối quan hệ đó có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng.  Đối với báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên khác, thẩm định viên phải xem xét một cách độc lập, khách quan và kết luận thống nhất hay không thống nhất với một phần hay tòan bộ nội dung của báo cáo đó.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề