Đặt câu có chứa một từ ngữ em tìm được ở bài tập 2

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Câu 1 [trang 56 sgk Tiếng Việt 5]: Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b.Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, hữu dụng.a. Hữu có nghĩa là bạn bè. M: hữu nghị.b. Hữu có nghĩa là có. M : hữu ích.

Trả lời:

a. Hữu có nghĩa là bạn bè : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu.

b. Hữu có nghĩa là có : hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.

Câu 2 [trang 56 sgk Tiếng Việt 5]: Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b :hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.a] Hợp có nghĩa là "gộp lại" [thành lớn hơn]. M : hợp tác.b] Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi… nào đó". M : thích hợp.

Trả lời:

Nhóm a: hợp tác, hợp nhất, hợp lực.

Nhóm b: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

Câu 3 [trang 56 sgk Tiếng Việt 5]: Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2.
Trả lời:- Loại thuốc trị ho của bác sĩ cho thật là hữu hiệu.

- Để có bài tập làm văn hay, em phải dùng từ ngữ thích hợp cho từng câu văn.

Câu 4 [trang 56 sgk Tiếng Việt 5]: Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây :a] Bốn biển một nhà.b] Kề vai sát cánh.c] Chung lưng đấu sức.

Trả lời:

- Tất cả thiếu nhi trên toàn thế giới đều là anh em bốn biển một nhà.- Bác Năm và bố luôn kề vai sát cánh trong kinh doanh.- Các chú bộ đội cùng chung lưng đấu cật vượt qua thử thách, gian khổ trên khắp chiến trường.

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác, ngắn 2

1. Xếp những từ có tiếng hữu đã cho dưới đây thành hai nhóm a và bHữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.a. Hữu có nghĩa là “bạn bè”b. Hữu có nghĩa là “có”

Trả lời:

- Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu

- Hữu có nghĩa là “có”: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng

2. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và bHợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợpa. Hợp có nghĩa là “gộp lại” [thành lớn hơn]b. Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”

Trả lời:

- Hợp có nghĩa là “gộp lại” [thành lớn hơn]: Hợp tác, hợp nhất, hợp lực

- Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”: Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

3. Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2
Trả lời:- Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:+ Nhóm a:

- Chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước là việc nhân dân ta luôn quan tâm.


- Là bộ đội - bác ấy rất yêu mến các chiến hữu của mình.
- Bữa tiệc có đủ mặt họ hàng thân hữu.
- Tình bằng hữu thật cao quý.
- Là bạn hữu, chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau.

+ Nhóm b:
- Bảo vệ môi trường là một việc làm hữu ích.
- Thuốc này rất hữu hiệu.
- Phong cảnh núi Ngự, sông Hương thật hữu tình.
- Tôi mong mình là người hữu dụng đối với xã hội.
- Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:

+ Nhóm a:
- Các nước trong khu vực đều mong muốn hòa bình hợp tác.
- Các tổ chức riêng lẻ ấy giờ đã hợp nhất.
- Phải đồng tâm hợp lực mới dễ thành công.

+ Nhóm b:
- Ông ấy giải quyết mọi việc đều hợp tình hợp lí.
- Công việc này rất phù hợp với em.
- Suy nghĩ của anh ấy thật hợp thời.
- Các lá phiếu bầu đều phải hợp lệ.
- Mọi việc làm đều phải hợp pháp.
- Khí hậu Đà Lạt thật thích hợp với sức khỏe của tôi.

4. Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đâya. Bốn biển một nhàb. Kề vai sát cánh:

c. Chung lưng đấu sức:

Trả lời:
Nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
Trong mọi thử thách khó khăn, họ chung lưng đấu sức sướng khổ cùng nhau.

-----------------------------HẾT--------------------------------

Một chuyên gia máy xúc là bài học nổi bật trong Tuần 5 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Một chuyên gia máy xúc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết các dạng bài tập về sắp xếp từ ngữ vào các nhóm thích hợp và đặt câu với các thành ngữ, qua đó các em không chỉ được mở rộng vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác mà còn được rèn luyện kĩ năng làm bài cơ bản.

Câu 1. Tìm các từ:

- Có tiếng học.- Có tiếng tập.

[- Các từ có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học thi, học phí, học sinh, học đường, năm học,...


- Các từ có tiếng tập: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, học tập, luyện tập, bài tập,...
* Các em tìm thêm một số từ khác.]

Câu 2. Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1.

[- Bạn Hồng rất chịu khó học tập.- Bài tập làm văn vừa rồi của em được điểm 8.- Anh Tuấn chăm tập thể dục buổi sáng nên rất khoẻ mạnh.

* Các em tự đặt thêm câu.]

Câu 3. Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.- Thu là bạn thân nhất của em.[Ví dụ: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. -> Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.

- Thu là bạn thân nhất của em. -> Bạn thân nhất của em là Thu. -> Em là bạn thân nhất của Thu. -> Bạn thân nhất của Thu là em.]

Câu 4. Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?

- Tên em là gì- Em học lớp mấy- Tên trường của em là gì,

[Đặt dấu chấm hỏi [?] vào cuối mỗi câu vì đây là những câu hỏi.]

----------------------HẾT-----------------------------

Sau bài Soạn bài Luyện từ và câu: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi các em sẽ được hướng dẫn soạn bài tiếp theo trong SGK Soạn bài, Mít làm thơ, phần tập đọc và phần Soạn bài Làm việc thật là vui, phần chính tả, nghe viết để các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 2 hơn.

Bím tóc đuôi sam là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 2, học sinh cần Soạn bài Bím tóc đuôi sam, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.


Trong nội dung bài học hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài mới thông qua phần Soạn bài Luyện từ và câu: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi, qua đó các em sẽ có thêm vốn từ vựng về học tập cũng như biết được vai trò, cách sử dụng dấu chấm hỏi trong câu.

Xếp các từ có tiếng tài dưới đây vào nhóm thích hợp : tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ tài năng trang 5 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ Tài năng

1. Xếp các từ có tiếng tài dưới đây vào nhóm thích hợp :

tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa

– Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường.

M : tài hoa,……………………………………..

– Tài có nghĩa là “tiền của”.

M :  tài nguyên,…………………………………

2. Đặt câu với một trong các từ nói trên :

3. Đánh dấu X vào □ trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.

□ Người ta là hoa đất.

□ Chuông có đánh mới kêu

   Đèn có khêu mới tỏ.

□     Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

4. Viết lại câu tục ngữ em thích trong bài tập 3 và cho biết vì sao em thích.

TRẢ LỜI:

1. Xếp các từ có tiếng tài dưới đây vào nhóm thích hợp : tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa

– Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường.

M : tài hoa, tài giỏi, tài đức, tài ba, tài năng

Quảng cáo

– Tài có nghĩa là “tiền của”.

M : tài nguyên, tài trợ, tài sản, tài lộc

2. Đặt câu với một trong các từ nói trên :

– Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa.

– Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng tài giỏi, chính ông là người đã phát minh ra đèn điện.

– Tuệ Tĩnh là một danh y tài đức vẹn toàn.

– Mạc Can là một nhà ảo thuật tài ba.

– Vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết.

– Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ.

3. Đánh dấu X vào trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.

[x] Người ta là hoa đất

[x] Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

4. Viết lại câu tục ngữ em thích trong bài tập 3 và cho biết vì sao em thích.

– Em thích câu “Người ta là hoa đất” vì đây là câu nói ca ngợi con người. Còn con người là tinh hoa, là thứ quý giá của đất mẹ.

– Em thích câu “Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” Vì đây là câu nói ca ngợi những con người tài năng, giàu ý chí và nghị lực, nhờ đó, đã làm nên được nghiệp lớn.

Video liên quan

Chủ Đề