Đau bụng kinh thì đau ở đâu

Đau bụng kinh là hiện tượng không có gì xa lạ với nhiều chị em khi tới ngày đèn đỏ. Tùy theo cơ địa mỗi người mà cơn đau ở thể nhẹ hay nặng nề. Nhiều chị em thắc mắc đau bụng kinh ở vị trí nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua những thông tin hữu ích dưới đây.

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

Đau bụng kinh ở vị trí nào?

Hàng tháng, nhiều chị em vẫn phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh thường xuyên “ghé thăm” khiến cơ thể mệt mỏi đồng thời gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, công việc, học tập.

Đau bụng kinh ở vị trí nào? Đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Cơn đau bụng kinh chủ yếu diễn ra ở vùng bụng dưới, nhưng một số trường hợp cơn đau trầm trọng lan rộng sang vùng bụng trên, nhức mỏi, đau lưng, đau vùng xương chậu, đau đùi,… Bên cạnh đó là kèm theo một số dấu hiệu khác như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, bụng chướng hơi, căng tức ngực,…

Trong những trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng chị em thường bị đau quặn không thể làm việc nhẹ chỉ có thể nằm nghỉ ngơi chờ cho cơn đau đi qua, cơ thể toát mồ hôi lạnh.

Những cơn đau bụng kinh đều ít nhiều có tác động xấu tới cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chị em. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì nên đi khám sức khỏe phụ khoa để được khám và tư vấn cụ thể.

>>. Đau bụng kinh dữ dội có sao không?

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 7 ngày nên đau bụng kinh nguyệt kéo dài gần như đúng số ngày hành kinh. Một số trường hợp chỉ đau vào 1, 2 ngày đầu nhưng có trường hợp đau cho tới khi gần hết chu kỳ kinh nguyệt.

Nhưng với chị em mà bị đau bụng cả chu kỳ kinh nguyệt thì đều không bình thường. Không những phải chịu những cơn đau kéo dài khiến bạn không thể ăn uống và nghỉ ngơi mà còn tiềm ẩn của những bệnh nguy hiểm như mắc một số bệnh phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Do đó, với những chị em mà bị đau bụng kinh kéo dài hơn 10 ngày nên tới trung tâm y tế để được thăm khám và tìm cách điều trị thay cho việc tự ý chữa đau bụng kinh tại nhà.

Một số trường hợp bị đau bụng kinh kèm với tình trạng đi ngoài nhiều lần có thể do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc trong thời kỳ này sử dụng thực phẩm không sạch sẽ,…

Xem thêm:

  • Đau bụng kinh không nên ăn gì?
  • Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn?

Những nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau bụng kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh, dưới đây liệt kê một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

  • Do tử cung bất thường không đúng vị trí khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, các cơ của tử cung co bóp nhiều hơn vì máu không được đẩy ra ngoài. Do đó, khi tới ngày hành kinh cơn đau co thắt mạnh hơn.
  • Đường tử cung hẹp hoặc dị dạng khiến máu bị ứ trệ khó thoát ra khỏi âm đạo
  • Do di truyền từ mẹ
  • Do các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,…
  • Hormone estrogen và progesterone đột ngột suy giảm,…

Đau bụng kinh kéo dài gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó chị em cần theo dõi sức khỏe của mình để có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

 Làm thế nào để giảm đau bụng kinh?

Để cải thiện tình trạng cũng như làm giảm đau bụng kinh tại nhà, chị em có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

  • Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không nên kiêng khem quá. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ngọt, đồ cay nóng,…
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày
  • Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
  • Chườm bụng bằng chai nước hoặc túi nước nóng để giảm đau, cần chú ý không quá nóng để tránh tình trạng bỏng da
  • Dán cao hoặc xoa dầu nóng giúp sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ.

Bên cạnh đó, để cải thiện hiệu quả tình trạng đau bụng kinh chị em sử dụng : Dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu)

Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Xem chi tiết : TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

Đau bụng kinh

Đối với trẻ em gái và phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Trong suốt thời gian này khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra định kỳ hằng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng (hay còn gọi là sự rụng trứng).1

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành em bé. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo  nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.1

 Vì sao bị đau bụng khi hành kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi.2 Người ta gọi đó là đau bụng hành kinh.

Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại. 2

Một số phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ, nhưng một số người khác thì có thể nặng hơn. Nguyên do thực sự thì chưa ai biết rõ, nhưng cũng có thể là vì một số phụ nữ tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau . Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm đau nhiều hơn. 2,3

Không cần phải lo lắng về đau bụng hành kinh mà cần phải tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát cơn đau, có thể dùng thuốc giảm đau,4,5 hoặc dùng phương pháp thử nghiệm khác như tập thể dục hoặc chườm nóng2,6

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

CHVN/CHPAN/0015/16t

Tài liệu tham khảo

1.    American Congress of Obstetricians and Gynecologists Especially for Teens: Menstruation. Available at: http://www.acog.org/publications/patient_education/bp049.cfm. Accessed August 2010.

2.    Patient UK. Period pain (dysmenorrhoea). Available at http://www.patient.co.uk/health/Period-Pain-(Dysmenorrhoea).htm. Accessed July 2010.

3.    UK NHS Choices. Periods – painful. Available at http://www.nhs.uk/Conditions/Periods-painful/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010

4.    Milsom I, et al.  Comparison of the efficacy and safety of nonprescription doses of naproxen and naproxen sodium with ibuprofen, acetaminophen, and placebo in the treatment of primary dysmenorrhea: a pooled analysis of five studies. Clin Ther. 2002; 24:1384–1400.

5.    Ali Z, et al. Efficacy of a paracetamol and caffeine combination in the treatment of the key symptoms of primary dysmenorrhoea. Curr Med Res Opin. 2007; 23: 841–851.

6.    UK Clinical Knowledge Summaries. Dysmenorrhoea. Available at: http://www.cks.nhs.uk/dysmenorrhoea. Accessed July 2010.

Đau bụng kinh thì đau ở đâu

LờI khuyên để kiểm soát đau bụng hành kinh

Cứ mỗi 10 phụ nữ lại có 9 người bị đau bụng khi hành kinh, và cũng có nhiều cách giảm đau khác nhau mà ta có thể áp dụng.

Xem thêm