Dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Tình trạng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể do tưa lưỡi hoặc cũng có thể do nấm gây ra. Biểu hiện bệnh thường khá giống nhau nên mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về hiện tượng nấm miệng ở trẻ sơ sinh để biết cách điều trị kịp thời cho bé.

Nấm Candida, “thủ phạm” hàng đầu gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nấm Candida thường cư trú sẵn trên cơ thể người và nó không gây hại gì nếu được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, do một sự thay đổi nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển một cách quá mức gây bệnh.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng rất cao bởi hệ thống miễn dịch của bé còn quá non yếu, không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Đặc biệt hay gặp nhất đối với những trẻ sinh non [trước 37 tuần], trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm có thể sẽ lây sang cho con. Khi sinh qua ngả âm đạo, nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho bé khiến bé bị nhiễm nấm.

Trường hợp dùng thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh có tác dụng giúp kiểm soát mức độ của nấm Candida trong khoang miệng của bé.

Khi cho con bú sữa, nếu mẹ bị nhiễm nấm cũng sẽ lây cho bé. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ truyền qua truyền lại. Ngoài ra, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bệnh rất dễ lây lan phát triển.

Trẻ bị nấm lưỡi, miệng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp, nhất là với trẻ dưới 1 tuổi. Nấm ở lưỡi, miệng không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ làm trẻ khó chịu, quấy khóc, gây khó ăn trong ăn uống.

1. Trẻ bị nấm lưỡi, miệng nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng nấm ở lưỡi, miệng của trẻ là do một loại nấm có tên Candida albicans. Khi cơ thể khỏe mạnh, loại nấm này sẽ chung sống hòa bình với cơ thể. Nếu gặp các yếu tố thuận lợi như sức đề kháng trẻ yếu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày,... thì chúng sẽ phát triển và gây hại.

Trẻ bị nấm lưỡi, miệng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp

Một số các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, miệng ở trẻ là:

Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục

Bé có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở nếu người mẹ bị nấm sinh dục và chưa được điều trị triệt để.

Hệ thống miễn dịch của trẻ kém

Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị nấm, đặc biệt là ở lưỡi và miệng. Đối tượng có nguy cơ mắc nấm miệng cao hơn là trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách

Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách, miệng; bé ngậm bú các dụng cụ như ti giả, núm ti,... bị nhiễm nấm cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh.

Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách cũng có thể dẫn đến nấm miệng

2. Hướng dẫn cha mẹ nhận biết triệu chứng nấm miệng điển hình ở trẻ

Thường nấm miệng không gây đau đớn mà chỉ ngứa ngáy, nhưng cũng khiến trẻ khó chịu và gặp khó khăn hơn trong ăn uống. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi, miệng điển hình:

  • Lưỡi, miệng của trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ. Đốm trắng này có thể xuất hiện cả ở vòm họng, môi, hai bên trong má.

  • Đốm trắng khó làm sạch, nếu làm sạch sẽ thấy đốm chuyển thành màu đỏ.

Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu khác như bỏ bú, lười ăn, quấy khóc, không chịu cho vệ sinh miệng,... Nếu không được điều trị kịp thời, nấm miệng sẽ lan rộng ra vùng khác như thực quản, khí quản, từ đó gây viêm phổi hoặc tiêu chảy cho trẻ.

3. Phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả

Tuy là bệnh lý thường gặp và khá lành tính, tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc khi trẻ bị nấm lưỡi miệng mà nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị nấm phù hợp với từng đối tượng trẻ khác nhau. Các loại thuốc thường sử dụng là:

  • Kem Miconazole: đây là một loại thuốc kháng nấm, được dùng cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi.

  • Dung dịch Nystatin: dung dịch này dùng để rơ lưỡi cho bé khoảng 4 lần/ngày và dùng tối thiểu 7 ngày.

  • Itraconazole, Amphotericin B: đây là hai loại thuốc kháng nấm mạnh hơn, được chỉ định trong các trường hợp nặng.

Khi trẻ bị nấm lưỡi miệng nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách

3. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần nắm được cách chăm sóc trẻ đúng để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cũng như tránh các biến chứng nguy hại. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

3.1. Chăm sóc trẻ bị nấm ở lưỡi, miệng

Cha mẹ cần chú ý:

  • Khi bôi thuốc hoặc vệ sinh miệng cho trẻ cần rửa tay thật kỹ.

  • Không hôn lên miệng của trẻ.

  • Vệ sinh ngực của mẹ sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú.

  • Các vật dụng sinh hoạt của bé như bình sữa, núm ti giả, bát ăn, đồ chơi cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

3.2. Rơ miệng đúng cách

Rơ miệng đúng cách sẽ khiến trẻ ít khó chịu, quấy khóc cũng như làm sạch nấm hiệu quả. Khi rơ miệng, mẹ cần chú ý:

  • Vì rơ miệng rất dễ khiến trẻ buồn nôn, do đó nên tiến hành lúc đói, dạ dày của bé rỗng để tránh nôn.

  • Vệ sinh tay thật sạch trước khi rơ miệng.

  • Khi rơ thuốc, nếu nấm xuất hiện ở nhiều vị trí, tốt nhất rơ theo thứ tự như sau: hai bên má, các vùng khác ở vòm miệng và rơ lưỡi cuối cùng. Nên rơ từ ngoài vào trong sẽ giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn.

3.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nấm lưỡi

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao sức để kháng cho trẻ, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Những thực phẩm trẻ bị nấm miệng không nên ăn

Trẻ bị nấm miệng nên kiêng các thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều đường

Đường là nguồn thức ăn rất yêu thích của nấm Candida nên việc ăn quá nhiều thức ăn có chứa đường sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn. Một số thực phẩm nhiều đường cần hạn chế là bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,...

Trẻ bị nấm lưỡi không nên ăn thức ăn nhiều đường

Hải sản

Những thực phẩm như tôm, cua, ghẹ,... dễ gây dị ứng cho cơ thể, khiến triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra càng nặng nề hơn.

Đồ ăn cay nóng

Những đồ ăn cay nóng như tỏi, hành, ớt,... sẽ làm các vết loét ở miệng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này khiến cơ thể cảm thấy nóng bức hơn, tăng cảm giác ngứa ngáy và làm giảm hoạt động của gan, thận.

Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng

Cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nấm miệng nhanh chóng được cải thiện.

Sữa chua

Sữa chua cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, giúp khôi phục sự cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng hiệu quả, từ đó kìm hãm sự phát triển của nấm.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nâng cao đề kháng

Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ hiệu quả, giúp chống chọi lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là nấm miệng. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là rau ngót, chanh tươi, cam, quýt,...

Mục tiêu khi điều trị nấm lưỡi, miệng là kìm hãm, ngăn chặn sự lây lan của nấm. Tuy nhiên, để tìm được cách điều trị tốt nhất, hạn chế tái phát cần căn cứ vào độ tuổi của từng trẻ cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là bệnh nấm lưỡi, miệng.

Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn trong và ngoài nước sẽ giúp trẻ có phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Nấm miệng, hay nấm lưỡi, tưa lưỡi, dân gian còn gọi là đẹn là tình trạng bệnh lý xảy ra ở lưỡi thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấm miệng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hết sức lo lắng.

Vậy nấm miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, nhận biết và điều trị nấm miệng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nấm miệng là gì? Nguyên nhân gây ra nấm miệng

Tìm hiểu nhanh về tình trạng nấm miệng ở trẻ nhỏ và cách điều trị trong video dưới đây nhé!

Nấm miệng là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng, được gây ra chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans, một loại nấm thường trú trong khoang miệng chúng ta. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, C.albicans có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu ớt, nấm C. albicans sẽ phát triển, gây ra những mảng trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má và ở vòm họng của bé. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 2 – 5% trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.

Nấm miệng cũng có thể xảy ra ở người lớn, trên cơ địa hệ miễn dịch bị suy yếu  như những bệnh nhân tiểu đường, dùng các thuốc kháng viêm tại chỗ trong các bệnh lí như hen suyễn, COPD, dùng các thuốc kháng sinh lâu ngày,…

Hình 1: Hình ảnh nấm miệng – Nguồn ảnh: MayoClinic

2. Biểu hiện của nấm miệng như thế nào?

Biểu hiện chung

  • Những mảng trắng đục như phô mai, bám loang lổ trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, lợi và vòm miệng.
  • Những mảng này có thể gồ lên, sưng đỏ, hoặc có thể chảy máu.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Những mảng này có thể không gây đau, tuy nhiên cũng có những trường hợp gây đau, khiến cho trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc.
  • Trẻ trở nên biếng ăn, hay chảy nước miếng vì đau.

Ở trẻ lớn và người lớn

  • Cảm giác có bông gòn trong miệng.
  • Nuốt đau, ăn uống khó khăn.
  • Mất vị giác.

Trẻ cũng có thể bị lây nấm miệng từ núm vú của mẹ, biểu hiện nấm ở vú thường gặp là:

  • Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
  • Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú [núm vú];
  • Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
  • Cảm giác đau nhói sâu bên trong vú.

>> Ngoài nấm miệng, trình trạng lưỡi bản đồ cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy lưỡi bản đồ là gì?

Hình 2: Nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

3. Điều trị nấm miệng như thế nào?

Nấm miệng là bệnh lí khá thường gặp, và thường là bệnh lí lành tính. Tuy nhiên khi mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, cũng như được đưa ra các lời khuyên và phương pháp điều trị hợp lí nhất.

Các phương pháp điều trị nấm miệng hiện nay:

Dung dịch Nystatin: đây là dung dịch chứa thuốc kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho bé, bình thường nên rơ 4 lần/ngày trong vòng ít nhất là 7 ngày và nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi các mảng trắng biến mất.

Kem Miconazole:

  • Cũng là một loại thuốc kháng nấm, thích hợp cho trẻ em từ 4 tháng đến 24 tháng tuổi.
  • Dùng ngón tay sạch, bôi đều kem lên bề mặt các mảng trắng, cố gắng như kem ở trong miệng càng lâu càng tốt.
  • Dùng 4 lần/ngày sau bữa ăn, ít nhất là 7 ngày và tiếp tục 7 ngày sau khi các mảng trắng biến mất để ngăn ngừa tái phát.
  • Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi và người lớn: dùng liều gấp đôi.

Itraconazole: nếu điều trị ban đầu không hoặc kém đáp ứng, bác sĩ có thể kê cho bạn itraconazole, một loại thuốc kháng nấm mạnh hơn.

>> Có thể bạn muốn biết: Thuốc kháng nấm Itraconazole và những điều cần lưu ý

Amphotericin B: sử dụng trong những trường hợp nặng.

Hình 3: Rơ lưỡi cho bé

4. Phòng ngừa nấm miệng

Sau khi điều trị, nấm miệng thường hết sau khoảng một vài tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể tái phát.

Để ngăn ngừa tái phát, ta có thể sử dụng các biện pháp như:

Súc miệng thật sạch sau khi ăn.

Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa flour và làm sạch các ngóc ngách của khoang miệng.

Bỏ thuốc lá.

Nếu bạn có răng giả, hoặc bỏ chúng ra trong lúc ngủ, lau sạch, ngâm chúng vào nước sạch và để khô, chà sạch sẽ nướu, lưỡi bằng bàn chải mềm sau khi đã lấy răng giả.

Điều trị các bệnh lí nền gây ra sự suy yếu của hệ miễn dịch như: kiểm soát đường huyết, súc miệng sạch sau khi dùng bình xịt điều trị hen hoặc COPD,…

Đối với trẻ đang bú mẹ:

  • Cần điều trị phối hợp tình trạng nhiễm nấm ở mẹ để tránh lây lại cho bé.
  • Giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ, thường xuyên rơ lưỡi cho bé.
  • Vệ sinh núm vú của mẹ và núm vú bình thường xuyên bằng cách ngâm nước nóng trước và sau khi bé bú xong.

Nấm miệng hay nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp, tuy lành tính nhưng gây ra những khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, khi phát hiện nấm miệng, cần đi đến bác sĩ để có chẩn đoán và phương thức điều trị hợp lí nhất. Điều trị phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các thuốc kháng nấm tại chỗ dạng dung dịch hoặc dạng kem, hoặc đường toàn thân trong những trường hợp nặng.

Phòng ngừa bệnh bao gồm giữ vệ sinh răng miệng thật sạch, kiểm soát các bệnh lí nền thật hiệu quả. Các bậc phụ huynh có con nhỏ nên thường xuyên quan tâm đến sức khoẻ của con mình và ngay cả bản thân mình để phát hiện các trường hợp nấm miệng sớm nhất có thể nhé.

Video liên quan

Chủ Đề