Cách gấp bọc sách

Mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, các bậc phụ huynh ngoài việc chuẩn bị sách vở cho con thì đi kèm với nó cũng đều mua hàng chục bộ Giấy bọc sách vở để bọc toàn bộ sách vở lại. Tuy nhiên để biết được nào loại nào tốt, nên dùng loại nào thì các bậc phụ huynh chưa quan tâm tới.

Bạn đang xem: Cách bọc sách bằng plastic

Bài viết hôm nay Kênh hướng dẫn chia sẻ với bạn cách lựa chọn Giấy bọc sách vở học sinh loại nào tốt giá rẻ, an toàn, bảo vệ môi trường.

COMBO ĐẾN TRƯỜNG CHO BÉ GIẢM ĐẾN 10% & QUÀ TẶNG HẤP DẪN! 


Truyền thống bọc sách vở đã có từ rất lâu

Truyền thống này có lẽ xuất phát cũng chỉ là kinh tế khó khăn và hàng hóa, sản phẩm không tiện lợi như bây giờ mà thôi. Để bảo quản sách vở được tốt thì các bậc phụ huynh, các đàn anh đàn chị, thậm chí là chính cá nhân phải bọc sách vở để giữ lại cho các em học khóa sau còn học.

Giấy bọc sách vở học sinh thời 8x

Nhớ lại ký ức

Thế hệ 8x, 9x ngày xưa không phải ai cũng có tiền để mua những tờ giấy bọc đẹp đẽ, đúng chuẩn và có sẵn như hiện tại, thay vào đó. một thời phải tận dụng giấy báo, thậm chí cả bìa lịch để bọc sách vở. Có thời, lũ trẻ còn đi xin… bao xi-măng về bọc, nhúng khăn vắt cho kiệt nước rồi lau sạch, phơi khô, vuốt cho phẳng phiu rồi cắt dán.

Những giấy báo bọc vở ngày ấy chủ yếu là giấy cũ, đã qua sử dụng nên nhuốm màu cũ kỹ, thường là màu đen, trắng đơn giản. Để bọc được cả chồng sách vở gồm nhiều môn học như vậy, lũ học trò phải chuẩn bị cả một tập báo dày cộp, bởi không phải lần nào bọc vở cũng chuẩn chỉ và không sai tí nào.

Bọc sách vở cũng cần tuân thủ theo cả quy trình, phải chuẩn bị cả thước kẻ để kẻ sao cho thẳng hàng, rồi bút chì, tẩy, hồ dán giấy… Khó nhất là cắt hai đầu gáy sao cho vừa, cắt ít thì bị cấn bọc không được, mà cắt hơi xém vào một chút là khi bọc sẽ bị lòi một phần đầu gáy, trông rất khó coi.

Ai còn nhớ những buổi trưa hè, mấy anh chị em, cả bố mẹ cũng túm tụm, tập trung ngồi rọc giấy rồi bọc vở, chuẩn bị cho một năm học sắp tới!

Riêng việc làm nhãn vở cũng đã là cả một nghệ thuật. Ngày ấy đâu có nhiều nhãn vở bán sẵn với đủ hoa văn, họa tiết như bây giờ. Ai làm đơn giản thì có thể kẻ thành những đường kẻ thẳng rồi ghi nắn nót tên họ, trường lớp, năm học, vở môn gì… thế là được. Ai khéo tay hơn một chút, có thể trang trí bằng những con chim, bông hoa hay vẽ thêm các ngôi sao.


Nhãn vở Flower Campus giá 6.000đ

Thậm chí, ngày ấy còn không có băng dính hai mặt hay keo dính phổ biến như bây giờ, mà chỉ có những hộp gọi là hồ dán giấy, thậm chí có những nhà còn tự làm được thứ hồ này bằng cách dùng bột mì khuấy nước, đun lên quấy đều cho sền sệt rồi để nguội thành thứ hồ dán tự chế. Cơ mà không phải đứa trẻ nào ngày ấy cũng biết làm nhiều công đoạn như vậy, thay vào đó, mọi người… dùng luôn cơm nguội để dán cho nhanh. Thế nên, chẳng phải bao giờ những tập vở, những góc nhãn vở cũng trơn mịn, mà lắm lúc cứ cộm cộm, gồ ghề một khi cơm nguội đã khô.

Giờ thì những đứa trẻ không cần phải kỳ công cắt dán như ngày xưa nữa, mùa hè của các em bận rộn hơn với những lịch học thêm kín mít, những chồng sách vở chất chồng được bố mẹ chuẩn bị sẵn sàng, thay vì dành những buổi trưa hè cùng bố mẹ, anh chị em vừa bọc vở, vừa trát cơm nguội lên người nhau vui đùa…

Công dụng giấy bọc sách vở học sinh là gì?

Việc bọc sách bằng giấy giúp giữ cho phần bìa cứng không bị sờn và rách. Nếu không thích bọc sách bằng bìa nhựa hoặc vải, bạn có thể thay thế bằng túi giấy, và việc này cũng thân thiện với môi trường. Dùng túi giấy màu nâu để bọc sách cũng cho phép bạn tạo ra dấu ấn riêng bằng việc tự thiết kế và trang trí. Chỉ cần kéo, băng keo, và một vài đường gấp sáng tạo, bạn có thể bọc bìa của bất kỳ quyển sách vở nào.

Các loại giấy bọc sách vở

Việc bọc sách vở học sinh có nhiều hình thức và chất liệu sử dụng, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng thông thường có 4 loại chính

1. Giấy bọc sách vở

Sản phẩm nay đang được bán rất rộng rãi ở các hiệu sách và cửa hàng văn phòng phẩm nói chung

Giấy bọc sách vở
GIÁ THAM KHẢO TỪ 10.000đ TẠI SHOPEE.VN

Ưu điểm của giấy bọc sách vở

Thiết kế, trang chí đẹp mắt giúp bé vui thích hơnThân thiện, an toàn với môi trườngCó thể tận dụng các loại giấy bao bì, túi sách, giấy báo, giúp bé hiểu hơn về tính tiết kiệm.

Nhược điểm

Phải có kỹ năng bọc, không đơn giản như các loại nilong thông thường chỉ cần luồn sách vở vào là xong.Giá thành cao hơn loại nilong thông thường

2. Bọc sách vở bằng nilong

Bọc sách vở bằng nilong có thể nói là một hình thức vô cùng tiện lợi và nhanh chóng, giá thành rẻ, sử dụng đơn giản, nhưng đã đến lúc chúng ta phải dừng lại.

Hiện nay nhiều trường đã có quy định không được bọc sách vở bằng nilong vì việc bọc sách, vở bằng nilon còn tạo ra những lượng rác thải nhựa rất lớn. Chính vì vậy để bọc sách vở cho các con các bậc phụ huynh nên chuyển qua sử dụng Giấy bọc sách vở chứ không dùng nilong như mọi khi nữa.

Hãy hòa nhịp cũng chương trình nói không với rác thải nhựa

3. Bọc sách Plastic cao cấp

Đây là loại bao sách cao cấp bởi mỗi bao sách plastic sẽ được ép riêng theo kích thước riêng của từng cuốn sách không phải loại bọc vở công nghiệp mà học sinh thường sử dụng để bọc sách vở thông thường. Chất liệu giấy bọc sách cũng dày hơn, dai hơn, hai mép được ép nhiệt với độ bền cao rất khó bị bung rách trong quá trình sử dụng.


GIÁ THAM KHẢO 10.000đ/ 1M

Ưu điểm

Bảo vệ bìa sách không bị quăn mépGiúp cuốn sách trông thật đẹp và sáng sủa khi có thêm lớp áo plastic bọc bên ngoài bìaCầm sách bám tay hơnTrách nước: Nếu chẳng may bạn có đặt cuốn sách lên mặt bàn có nước hay không để ý làm đổ nước vào cuốn sách, thì lớp bọc plastic bìa sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của nước đến cuốn sách của bạn.Tránh xước bìa: Cuốn sách trong quá trình bạn sử dụng sẽ rất dễ bị xước đặc biệt là loại bìa in được phủ bóng kính hoặc các bìa sách tối màu theo thời gian sử dụng bìa sách sẽ ngày càng nhiều vết xước được lộ rõ.Tránh bụi bẩn, hạn chế bay màu bìa sách và dễ vệ sinh: Để vệ sinh các vết bẩn này phải cẩn khăn giấy ẩm thì mới có thể làm sạch được.

Nhược điểm

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm hữu ích bên trên thì bookcare cũng có vài nhược điểm nho nhỏ:Dễ bám bụi hơn: Do giấy bọc sách được làm bằng chất liệu PVC, nhựa plastic nên sẽ dễ bị bám bụi hơn so với bìa giấy thường của cuốn sách.Khi thời tiết ẩm các lớp bìa sách của các cuốn sách đặt chồng nên nhau hơi bị dính vào nhau.

Xem thêm: Những Cách Tập Cơ Bắp Chân Tại Nhà, Cách Tập Bắp Chân Tại Nhà

COMBO ĐẾN TRƯỜNG CHO BÉ GIẢM ĐẾN 10% & QUÀ TẶNG HẤP DẪN!  

4. Bọc sách vở bằng vải lụa

Đây là hình thường thường được sử dụng cho các loại sách đắt tiền, không phù hợp để bọc sách vở học sinh. Chính vì vậy kênh hướng dẫn không đề cặp nhiều về phương pháp bọc này.

Cách bọc sách vở đẹp bằng giấy

Một số hình ảnh





Bước 1: Bạn lấy quyển sách ướm lấy liên tiếp 3 lần chiểu rộng của cuốn sách và 1 lần bề dày của cuốn sách lên trên giấy bọc và đánh dấu theo kích thước đó.Bước 2: Bạn cắt giấy ra theo kích thước đã đánh dấu.Bước 3: Gập 1 đoạn mép ngoài vào và là phẳng nếp gập đó.Bước 4: Bạn đặt mép trên của quyển sách trùng với nếp vừa gập là của giấy bọc, sau đó bạn đánh dấu vị trí cách mép dưới quyển sách 1 khoảng đúng bằng phần gập là bên trên và cắt ra.Bước 5: Tiếp tục gập là các cạnh còn lại của giấy bọc.Bước 6: Bạn dùng keo dán các viền vừa gập nếp lại. Bạn cũng có thể phết keo và gắn phần viền vừa là lại.Bước 7: Bây giờ, đặt quyển sách lên cân đối chính giữa giấy bọc, sau đó gập 2 bên tờ giấy vào.Bước 8: Sau đó dùng ghim khâu đánh dấu phần đã gập vào.Bước 9: Tiếp tục nhét bìa sách vào giữa 2 mép trên dưới.Bước 10: Sau đó dán 1 dây ruy-băng dài ở sống giữa của quyển sách để làm dây đánh dấu của sách khi mà bạn đọc đến trang nào đó. Lưu ý dây ruy băng này phải dài hơn gấp đôi chiểu dọc cuốn sách.Bước 11: Bạn cắt 2 mẩu ruy-băng khác, mỗi mẩu dán vào chính giữa của chiều dọc cuốn sách.Bước 12: Bạn có thể dán 1 chiếc túi nhỏ trên bìa sách đã bọc để đựng các mẩu giấy ghi chú nhỏ.

Lời kết

Việc yêu cầu bọc sách vở của các nhà trường nhằm nhắc nhở các cháu có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, như truyền thống “giấy rách phải giữ lấy lề” là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên lựa chọn cho con mình một sản phẩm giấy bọc sách vở sao cho bắt mắt, hợp lý giúp các con hứng thú với sách vở và sẽ chăm chỉ học tập hơn.

Do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường và bàn tay con người, nên bìa sách là một trong những bộ phận dễ bị hỏng nhất của một quyển sách. Nếu không được bảo quản đúng cách, bìa sách dễ trở nên nhăn nheo, rách hoặc bạc màu theo thời gian khiến giá trị của cuốn sách giảm đi về mặt thẩm mỹ cũng như khả năng sử dụng. Sau đây, mình xin hướng dẫn một cách bọc sách khá đơn giản và hiệu quả mà tất cả mọi người đều có thể làm được ở nhà.

1. Các cách bọc sách thường dùng

– Bọc sách bằng giấy bọc tự cắt, ghim bấm hoặc keo dán hai mặt: Đây là phương pháp thường được dùng cho các sách vở học tập. Ưu điểm của cách này là đơn giản và có thể sử dụng cho nhiều sách có kích cỡ sách khác nhau, tuy nhiên nó lại khá xấu và làm phá vỡ kết cấu bìa sách.

– Bọc sách tự động bằng máy của một số nhà sách online như tiki, vinabook…: Ưu điểm của cách bao này là đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên đòi hỏi người dùng phải mua sách tại các đơn vị này với giá thành bọc sách khá đắt [từ 2-3k/1 quyển]

– Bọc sách bằng các loại giấy bọc có keo dán được sản xuẩt sẵn: Ưu điểm của cách này là rất đơn giản và nhanh chóng. Khuyết điểm là các giấy bọc thường chỉ có kích cỡ 14.5×20.5 cm và 17x24cm. Ngoài ra giấy bọc này thường không khít [cùng một kích thước nhưng sách của mỗi đơn vị phát hành lại khá chênh lệnh nhau], có logo hình con nai [hiệu Thanh Ngọc] khá củ chuối và có giá 1000 đồng/ 1 giấy bọc loại tốt.

– Bọc sách bằng loại giấy nilon mềm hai lớp: Ưu điểm của cách này là chi phí rẻ, sách được bọc khá khít, rõ ràng và vẫn có thể lột ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, với các loại sách với nhiều kích cỡ khác nhau thì cách bọc này khá tốn công.

Lưu ý là cách bọc sách bằng giấy nilon mềm 2 lớp này chỉ có hiệu quả với các loại sách bìa mềm.

2. Các kích cỡ sách thường được sử dụng

Vào thế kỷ thứ 13, Villard de Honnecourt [một kiến trúc sưở vùng Picardy – miền bắc nước Pháp] đã tìm ra cách xác định tỷ lệ giữa khổ in và khổ bát chữ [sau này được gọi là tỷ lệ vàng] để tạo nên một trang thiết kế hài hòa cho mọi khổ sách.

Khổ sách thường phụ thuộc vào đối tượng đọc và cũng phải in được trên khổ giấy hiện có trên thị trường [để tiết kiệm chí phí giấy in nếu sách được in số lượng lớn, có khi đến vài ngàn quyển]. Ở Viêt Nam hiện có các cỡ sách thông dụng như sau:

– Sách bỏ túi: Có các kích cỡ 10×15 cm, 10.5×17.5 cm, 10×18 cm…

– Sách thông thường: Có các kích cỡ 13×19 cm, 14.5×20.5 cm, 12×20 cm…

– Sách lớn: Có các kích cỡ 15x24cm, 16×24 cm, 17x24cm…

– Sách có hình dạng và kích thước đặc biệt.

3. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

– Các dụng cụ chính: Kéo, dao lam, dao mũi nhọn, thước kẻ nhựa mỏng,

– Giấy bọc sách bằng nilon mỏng 02 lớp: Ở Đà Nẵng, có thể mua ở cửa hàng Hợp Lực – 20 Nguyễn Chí Thanh. Nếu để bọc sách số lượng lớn có thể mua 01 cuộn 30 m, chiều rộng 0.8 m với giá 280k. Và cũng có thể mua lẻ với giá 15k/1m tới.

4. Các bước tiến hành

a. Dùng kéo và thước cắt giấy bọc theo kích cỡ của cuốn sách, để thừa mỗi cạnh một khoảng từ 2,5-3cm

Với các khổ sách loại thường, chiều rộng khổ nilon 0.8m có thể dùng để đặt 4-5 cuốn sách [đã tách nilon ra làm đôi], tính theo 1 mét tới ta có thể bọc khoảng 4×4=16 [hoặc 20] cuốn sách.

b. Dùng dao lam và mũi dao nhọn tách giấy bọc thành 02 mảnh [ Chú ý hai cạnh chạy dọc theo khổ nilon đã được dán lại]

c. Úp mặt trong [hơi ướt] của giấy bọc vào bìa sách, sau đó dùng kéo cắt 2 góc ở gáy. 

d. Gấp các cạnh của giấy bọc vào bên trong theo thứ tự: cạnh dọc trước – cạnh ngang sau, cạnh dưới trước – cạnh trên sau. Dùng thước nhựa miết vào các cạnh ngay sau khi gấp để cố định.

e. Kiểm tra chỉnh sửa các chênh lệch rồi dùng một ít sách nặng chồng lên cuốn sách vừa được bọc. Sau khoảng 01 ngày, lớp giấy bọc mềm sẽ cứng lại và bám chắc vào bìa sách.

Video liên quan

Chủ Đề