Đâu là nguyên nhân gây ra các thị?

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.

Trẻ em xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ em cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. [ảnh minh họa]

Phòng ngừa

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ.

Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho  trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng  phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp củathị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.

Ai nên phẫu thuật lasik chữa cận thị

Lasik là phương pháp điều trị các tật về khúc xạ tia laser. Phẫu thuật lasik tuyệt đối không gây đau cả trong và sau khi phẫu thuật. Về mặt lý thuyết, sau phẫu thuật lasik, bệnh nhân sẽ có sức nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công có thể thường xuyên đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính… mà không lo lắng về nguy cơ mắc các tật khúc xạ và không phải ai cũng có thể mổ lasik chữa cận thị.

Phẫu thuật lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và thị lực hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. Vì vậy, nếu bạn không muốn mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc khi tham gia một số hoạt động. Nếu vì ngành nghề đặc biệt không được mang kính gọng và kính tiếp xúc mới mổ lasik.

1. Cận thị là gì?

 Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc, điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.

2. Triệu chứng cận thị

Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng:

  • Không nhìn rõ các vật ở xa 
  • Cần nheo mắt lại hoặc nhìn gần mới thấy rõ
  • Đau nhức đầu do mỏi mắt [mắt phải điều tiết nhiều]
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm [cận thị ban đêm]

3. Phân loại cận thị

  • Cận thị đơn thuần [Simple Myopia]

Đây là loại cận thị phổ biến nhất, bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị.

Nguyên nhân do mắt thường xuyên phải làm việc trong khoảng cách gần khiến thủy tinh thể phải phồng lên, không xẹp xuống lại được. Bệnh thường là do chế độ làm việc và di truyền.

Bệnh phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

  • Cận thị thứ phát [Induced Myopia Or Acquired Myopia]

Nguyên nhân gây cận thị thứ phát:

  • Sơ hóa thủy tinh thể [nuclear sclerosis]
  • Tác dụng phụ do tiếp xúc với một số loại thuốc kê đơn
  • Đường huyết tăng cao [do bệnh tiểu đường] và một số nguyên nhân khác.
  • Cận thị ban đêm [Nocturnal Myopia Or Night Myopia]

Cận thị ban đêm là tình trạng tầm nhìn bị giảm vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu, nhưng ban ngày tầm nhìn của mắt vẫn bình thường. Khi bị bệnh, đồng tử sẽ điều tiết giãn ra để thu được nhiều ánh sáng hơn dẫn đến việc hình ảnh sẽ bị biến dạng khi tới mắt. 

  • Cận thị giả [Pseudo Myopia] 

Tình trạng này xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, khiến các cơ thể mi – phụ trách chỉnh khả năng điều tiết mắt- bị co cứng, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời.

Biểu hiện của cận thị giả cũng như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.

  • Cận thị thoái hóa [Degenerative Myopia Or Pathological Myopia]

Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn. 

Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt. 

Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.

4. Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị

Nguyên nhân gây ra tật cận thị có thể là do di truyền, thói quen sống,... Cụ thể:

  • Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: ngồi học không đúng tư thế, cúi quá gần sách vở. 
  • Không cho mắt nghỉ ngơi, để mắt làm việc quá nhiều giờ liên tục.
  • Học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ dưỡng chất.
  • Tiếp xúc quá nhiều với các nguồn sáng nhân tạo: máy tính, smartphone, Ipad,...
  • Cận thị có tính chất gia đình, thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì con cái có thể bị cận thị lên đến 100%.
  • Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định.

5. Điều trị cận thị

Đeo kính gọng là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều trị tật cận thị. Tuy nhiên đeo kính gọng sẽ đem lại nhiều bất tiện cho người sử dụng: tầm nhìn bị mờ khi trời mưa, ít được tham gia các hoạt động thể thao, ngoài trời, bất tiện trong học tập và công việc. Hơn nữa, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì đeo kính gọng vẫn có thể khiến mắt tăng độ và cận ngày một nặng hơn.

Kính áp tròng cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao, nhược điểm là người dùng có thể bị dị ứng với kính áp tròng hay gây viêm nhiễm mắt nếu kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách. Thêm vào đó, bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối lớn. 

Nếu bệnh nhân trên 18 tuổi, không muốn đeo kính thì có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị tật cận thị. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là sử dụng Laser. Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn, Tuy nhiên, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại với việc động “dao kéo” ở vùng mắt.

Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật [dưới 18 tuổi] hoặc người không muốn phẫu thuật. 

Các bạn có thể tham khảo về phương pháp Ortho - K tại phòng khám Mắt Tuệ Anh. Tuệ Anh Eye Care tự hào là một trong số ít trung tâm Ortho - K ở Việt Nam được trang bị theo chuẩn Fargo Center [Mỹ].

Chủ Đề