Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là gì

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn [HTM Securities] là những khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn ngoài đầu tư chứng khoán như các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn, cho vay lấy lãi…

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn [Held To Maturity – HTM Securities]

Định nghĩa

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong tiếng Anh là Held To Maturity – HTM Securities.

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là những khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn ngoài đầu tư chứng khoán như các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn, cho vay lấy lãi…

Nguyên tắc kế toán

– Khi cho vay vốn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay theo từng đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay.

– Tiền gửi có kì hạn gửi ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn và lãi suất…

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Để theo dõi tình hình hiện tại và biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kế toán sử dụng Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kết cấu

Bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.

Bên Có:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.

Số dư bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.

Nội dung

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có ba tài khoản cấp hai:

– Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kì hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kì hạn.

– Tài khoản 1282 – Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại trái phiếu mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

– Tài khoản 1283 – Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản cho vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị trường như chứng khoán.

Tùy theo từng hợp đồng, các khoản cho vay theo khế ước có thể được thu hồi một lần tại thời điểm đáo hạn hoặc thu hồi dần từng kì.

– Tài khoản 1288 – Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn [ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cho vay], như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu.

  1. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại [dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo] để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.
  1. Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
  1. Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

Cách định khoản hạch toán Tài khoản 128 theo Thông tư 133, cách hạch toán Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kết cấu nội dung Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn [ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh] như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn [bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu], các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác. Tài khoản này không phản ánh các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời [phản ánh trong Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh].
  1. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng [+] các chi phí mua [nếu có] như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.
  1. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng... Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại [dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm lập báo cáo] để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.
  1. Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…

đ] Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

  1. Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác ngoài khoản cho vay, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

Chủ Đề