Dạy học theo chủ đề môn hóa 9

3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ [HÓA HỌC 9] NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH

23:00 16/11/2020

Tóm tắt: Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược là phương pháp ngày càng được phát triển. Ứng dụng mô hình này vào dạy học sẽ giúp học sinh được trải nghiệm phong phú những hình thức học tập khác nhau, tăng hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển được năng lực tự học; đồng thời, đòi hỏi người dạy cũng cần “toàn năng” hơn để tận dụng tối đa các hình thức, các phương tiện, kĩ thuật vào dạy học. Bài viết phân tích đặc điểm, ưu nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược để giáo viên cân nhắc khi sử dụng, xây dựng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Hóa học hữu cơ [Hóa học 9], giúp học sinh phát huy năng lực tự học. Từ khóa: lớp học đảo ngược, dạy học hóa học, năng lực tự học, hóa học hữu cơ

09. Xây dựng khung năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông trong dạy học Hóa học theo mô hình Blended Learning

00:22 24/12/2019

Tóm tắt: Blended learning là mô hình dạy học đang được áp dụng ngày càng rộng rãi ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Australia,… Mô hình này có nhiều ưu điểm trong việc phát triển năng lực tự học của học sinh. Bài viết đề xuất 3 nguyên tắc và quy trình 7 bước xây dựng khung năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông trong dạy học Hóa học theo mô hình Blended learning, khung năng lực gồm 4 năng lực thành tố với 10 tiêu chí [biểu hiện]. Từ khóa: năng lực tự học, Blended learning, học sinh, dạy học Hóa học.

11. Thực trạng phát triển năng lực tự học của học sinh ở một số trường trung học phổ thông đối với môn Hóa học

21:45 20/09/2017

Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, việc nghiên cứu thực trạng năng lực tự học và tự nghiên cứu của học sinh đối với môn Hóa học là rất cần thiết. Dựa trên việc phân tích thực trạng và xử lí số liệu, có thể giúp các nhà giáo dục có cái nhìn khách quan về năng lực tự học và tự nghiên cứu của học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển năng lực này trong dạy học Hóa học. Đóng góp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học cho giáo viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: năng lực tự học, tự nghiên cứu, dạy học hóa học, giáo dục phổ thông.

22. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học Hóa học nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông

03:35 29/09/2016

Tóm tắt: Bài viết trình bày khái quát về lược đồ tư duy [đặc điểm, tính hiệu quả khi ứng dụng vào các tình huống khác nhau trong dạy học] và những quan niệm năng lực sáng tạo. Theo đó, tác giả phân tích việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học thích hợp để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua việc sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học Hóa học, minh họa qua một bài học trong chương trình Hóa học 12 nâng cao. Từ khóa: học sinh trung học phổ thông, lược đồ tư duy, dạy học Hóa học, năng lực sáng tạo

19. Sử dụng sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh ôn tập tổng kết kiến thức phần Kim loại [Hóa học 12]

05:48 19/09/2016

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não, hướng toàn bộ trí óc tới cách tư duy, suy nghĩ mạch lạc. Môn Hóa học có thể sử dụng sơ đồ tư duy để liên kết các khái niệm về các chất, về sự phân loại chúng; các khái niệm về phản ứng hóa học và các khái niệm quan trọng khác khi học sinh ôn tập, hệ thống kiến thức… Bài viết giới thiệu việc hướng dẫn học sinh thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy ôn tập, tổng kết kiến thức phần hóa học Kim loại lớp 12 góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học.

17. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và áp dụng trong dạy học hoá học

14:46 14/07/2016

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó, các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực người học. Bài báo trình bày tiêu chí của chủ đề tích hợp liên môn; quy trình xây dựng nội dung các chủ đề tích hợp liên môn; lập kế hoạch và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn; cấu trúc, tài liệu sử dụng, đánh giá trong dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn; ví dụ về chuyên đề “Lipit, chất bíeo và sức khoẻ cộng đồng”.

Chủ Đề