Dđường nguyễn du thành phố hà giang thuộc huyện nào năm 2024

Con phố dài 1060m đi từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang các phố: Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, gặp các phố: Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Trương Hán Siêu, Liên Trì thuộc quận Hoàn Kiếm [dãy phía Bắc] và quận Hai Bà Trưng [dãy phía Nam]...

Phố Nguyễn Du Ảnh: P.Thảo

Con phố dài 1060m đi từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang các phố: Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, gặp các phố: Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Trương Hán Siêu, Liên Trì thuộc quận Hoàn Kiếm [dãy phía Bắc] và quận Hai Bà Trưng [dãy phía Nam].

Thời Pháp thuộc, phố này chia làm 3 đoạn làm thành 3 phố khác nhau: đoạn phố Huế - Quang Trung là đường 88 [Voie 88] sau đổi là phố Rikiê [Rue Riquier], đoạn chạy dọc hồ Thiền Quang là phố Hale [Rue Halais], đoạn cuối là phố Đuy-phuốc [Rue Dufourcq]. Sau năm 1945, ba phố này gộp lại thành phố Nguyễn Du. Trên phố này có Tổng cục bưu điện, Liên hiệp các Hội khoa học và Cơ quan thường trực văn phòng Trung ương Đảng.

Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc bốn thôn: Phục Cổ, Thuần Mỹ, Liên Thuỷ và Cung Tiên. Hai thôn Phục Cổ và Thuần Mỹ thuộc tổng Tả Nghiêm, còn hai thôn Liên Thuỷ, Cung Tiên thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Liên Thuỷ đổi thành thôn Liên Đường, còn thôn Cung Tiên hợp với thôn Tứ Mỹ thành thôn Tiên Mỹ. Tổng Tả Nghiêm đổithành tổng Kim Liên, còn tổng Tiền Nghiêm thì đổi thành tổng Vĩnh Xương.

Đình của phường Phục Cổ vốn ở chỗ nhà số 16 phố Nguyễn Du, đình này mới dỡ vào năm 1967. Còn số nhà 58 - 60 vốn là đất Chùa Liên Trì, tức là Chùa của thôn Liên Đường. Chùa mới dỡ cách đây khoảng 60 năm. Trước đây hồ Thiền Quang còn rộng ra phía đường Quang Trung, Trần Quốc Toản; để xây dựng phố này, Pháp đã cho lấp hồ và phố Nguyễn Du được hình thành từ hồi đó [khoảng 60 năm nay].

Phố mang tên Nguyễn Du [1765 01820], một đại thi hào của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIX, tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, có quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ở phường Bích Câu [Thăng Long, Hà Nội. Ông đã để lại cho hậu thế một truyện Kiều bất hủ, cùng nhiều thơ chữ Hán có giá trị. Ông là Danh nhân Văn hoá của thế giới.

Đường Nguyễn Du có chiều dài khoảng 1,1km, lòng đường rộng khoảng 7m, vỉa hè 2m. Hai đầu nối với đường Nguyễn Trãi.

Một số địa điểm nổi bật trên đường:

  • TRỤ SỞ UBND PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI
  • Bệnh Viện Đức Minh
  • Ký Túc Xá Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Giang
  • Khu tập thể sư phạm
  • Loa Kéo Di Động Hà Giang

Nguyễn Du là ai?

Nguyễn Du [Ất Dậu 1766 - Canh Thìn 1820]: Đại thi hào dân tộc, tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn hiệp hộ. Năm lên 10 tuổi thì mồ côi cha, năm 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải sống nhờ người anh khác mẹ, rồi nương tựa nhờ người anh vợ. Ông để lại các tác phẩm chính như: Truyện Kiều [bằng chữ Nôm], Nam Trung tạp ngâm, Thanh Hiên tiền hậu thi tập [bằng chữ Hán], Bắc hành tạp lục [chữ Hán], Văn tế thập loại chúng sinh.

Thứ nhất: Năm 1802 Triều Nguyễn được thiết lập, thống nhất đất nước từ Bắc đến Nam. Bộ máy hành chính địa phương đầu Triều Nguyễn và suốt thời Gia Long gần như giữ nguyên theo cách tổ chức cũ của triều Lê - Trịnh. Tỉnh Tuyên Quang lấy năm 1831 là năm thành lập tỉnh, khi đó có 1 phủ là Yên Bình, 1 huyện là Phúc Yên và 5 Châu, trong đó có Châu Vị Xuyên.

Thứ 2: Năm Minh Mệnh thứ 14 [1833] chia Châu Vị Xuyên ra làm 2 huyện: huyện Vĩnh Tuy [hữu ngạn sông lô] và huyện Vị Xuyên [tả ngạn sông Lô]. Huyện Vị Xuyên vào nửa cuối thế kỉ XIX có 5 tổng 31 xã.

Căn cứ kết quả hội thảo: Đồng chí Sèn Chỉn Ly, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy trủ trì hội thảo và các nhà khoa học đã thống nhất lấy ngày 1/1/ 1833 là ngày thành lập huyện Vị Xuyên.

Về tên gọi Hà Giang hiện tại, theo cách lý giải của các bậc cao niên ở Hà Giang và những nhà nghiên cứu lịch sử mà chúng tôi từng trao đổi, được biết từ Hà và từ Giang theo nghĩa Hán Việt đều cùng có nghĩa là sông. Hà là từ chỉ con sông nhỏ, Giang là con sông lớn, dài. Với hình thế của đất Hà Giang, dọc theo trục Bắc – Nam, có nhiều con sông nhỏ, suối đổ vào sông lớn là dòng sông Lô, điển hình nhất là ở trung tâm Tp. Hà Giang, nơi có dòng sông Miện đổ vào sông Lô là con sông chính ở Hà Giang, với điểm nối ở khu vực cầu Gạc Đì, thuộc phường Quang Trung. Đây cũng được coi là khởi nguồn của dòng Lô từ đất Hà Giang. Sau nhiều biến đổi của lịch sử, sự phát triển của từng thời kỳ, có thể cách gọi Hà Giang xuất phát từ đặc điểm đó.

Nói về thời điểm xuất hiện tên gọi Hà Giang, theo các nghiên cứu về lịch sử có liên quan đến vùng đất Hà Giang ở nhiều tài liệu mà đồng chí Bùi Văn Tân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang, tiến sỹ Phạm Văn Triệu, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và một số chuyên gia nghiên cứu cung cấp, trao đổi với chúng tôi, như các cuốn: Đại Nam nhất thống chí; Hoàng Việt nhất thống chí; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông và cuốn Tứ Bình thực lục... Theo đó, tên gọi ải Hà Dương [Hà Giang] ít nhất đã có từ thời Trần. Tên gọi Hà Dương rất có thể xuất hiện từ sớm hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu, điều tra hết các thư tịch cổ.

Theo các tài liệu cổ mô tả, từ thời Trần, khoảng thế kỷ XIII, tên gọi Hà Dương là tên gọi của một khu dân cư buôn bán đông đúc [từ Dương tiến Hán còn được đọc là Giang]. Khu dân cư buôn bán đông đúc Hà Dương được xác định thuộc khu vực Tp. Hà Giang ngày nay. Theo tiến sỹ Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học Việt Nam, tên gọi Hà Dương có nghĩa muốn chỉ một vùng đất tươi sáng bên sông, thuận lợi cho giao thương, phát triển. Chữ Dương cũng còn được đọc là Giang, vì thế có thể đọc Hà Dương là Hà Giang.

Tên gọi cụ thể về địa danh Hà Giang được nhắc trên bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, Vị Xuyên thời Lê, năm 1707

Trải qua quá trình phát triển, đến đầu thế kỷ XVIII, cách gọi Hà Dương vẫn được duy trì cho vùng đất Hà Giang. Địa danh đồn Hà Dương [Hà Giang] được nhắc đến cụ thể trên bài minh khắc trên chiếc chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Chiếc chuông này được đúc năm 1707 thời Lê, khi ấy vùng đất Hà Giang [chưa đầy đủ như bây giờ] được gọi là đồn Hà Dương.

Điểm qua quá trình phát triển của mảnh đất Hà Giang trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta, theo các dữ liệu lịch sử, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, Hà Giang thuộc Bộ Tây Vu. Thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, khu vực Hà Giang thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Đến khi đất nước giành được độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, từ thời Lý, vùng đất Hà Giang thuộc châu Bình Nguyên. Đến thời Trần, vùng đất Hà Giang thuộc châu Tuyên Quang, lộ Quốc Oai. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1842 đã chia Tuyên Quang làm 3 hạt, gồm hạt Hà Giang, Bắc Quang và Tuyên Quang.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược đất nước ta. Trước sự yếu kém của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp từng bước thôn tính các tỉnh. Đến năm 1887, chúng mới đánh chiếm được địa bàn Hà Giang. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, ngày 20.8.1891, Toàn quyền Đông Dương De Lanetxang ra quyết định chia Khu quân sự thứ hai [Hà Giang khi đó nằm trong Khu quân sự thứ 2] thành ba tỉnh, gồm: Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang lúc này gồm có phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã [Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang]. Năm 1959, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Quốc hội đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Đến nay, qua nhiều sự sắp xếp, thay đổi về hành chính, tỉnh Hà Giang có 11 huyện, thành phố, 193 xã, phường, thị trấn với dân số trên 854 ngàn người; diện tích 7.929,5km2. Năm 2010, thị xã Hà Giang, trung tâm của tỉnh được T.Ư công nhận là thành phố, đô thị loại III.

Trong hành trình mấy ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc và trong 130 năm hình thành và vươn lên, Hà Giang là địa phương có nhiều thiệt thòi vì ở một nơi xa hôi, hẻo lánh, giao thương gặp khó khăn do địa hình miền núi, chia cắt. Trong công cuộc đổi mới, từ điều kiện của một tỉnh miền núi, biên giới, Hà Giang được ví như là nơi nhiều đá nhất cả nước, thiếu đất canh tác nhất cả nước, bước ra khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước và là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước… Nhưng hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đang từng ngày vươn lên, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, đi tắt, đón đầu; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia; phấn đấu đưa KT - XH Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.

Chủ Đề