Dị sản cổ tử cung là gì năm 2024

BS.Tạ Thị Thanh Hà-Khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ- Kế hoạch hóa gia đình

Lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng phổ biến hiện nay ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết chị em phụ nữ đi khám phụ khoa vì cảm giác khó chịu do ra khí hư nhiều, đôi khi là không có triệu chứng nào, đi khám định kỳ đa số phát hiện lộ tuyến cổ tử cung và thắc mắc nhiều về tình trạng này. Lộ tuyến cổ tử cung là gì ? vì sao lại bị lộ tuyến cổ tử cung ? khi bị rồi thì điều trị ra sao ? có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không ? Trong khuôn khổ bài viết này sẽ trả lời cho bạn đọc những thắc mắc trên.

Cổ tử cung là một phần của tử cung [tử cung dân gian còn gọi đó là dạ con, nơi chứa em bé khi mang bầu], nằm trong âm đạo. Cấu tạo mổ học của cổ tử cung gồm biểu mô vảy ở bề mặt và ống cổ tử cung bao phủ bởi biểu mô trụ.

Lộ tuyến cổ tử cung là một loại tổn thương lành tính ở cổ tử cung, tổn thương này rất hay gặp, chiếm khoảng 60% các tổn thương ở cổ tử cung. Lộ tuyến cổ tử cung được xác định bởi sự hiện diện của biểu mô trụ ra mặt ngoài cổ tử cung. Bình thường biểu mô trụ chỉ có ở ống cổ nay xuất hiện ở mặt ngoài cổ tử cung nơi chỉ có biểu mô vảy thì gọi là lộ tuyến.

Nguồn gốc của lộ tuyến :

  • Có thể do bẩm sinh.
  • Sang chấn quanh cổ tử cung như sảy, đẻ, nạo hút thai.
  • Lộ tuyến sinh lý khi có thai.
  • Cường estrogen làm các tuyến phát triển và chế tiết nhiều dễ gây lộ tuyến.

Triệu chứng của lộ tuyến : hay gặp nhất là ra khí hư nhầy trong ít hoặc nhiều tùy diện lộ tuyến, ra khí hư liên tục không liên quan viêm nhiễm hay chu kỳ kinh nguyệt.

Tiến triển của lộ tuyến:

  • Lộ tuyến tồn tại và dần mất đi do quá trình tái tạo sinh lý gọi là dị sản vảy. Quá trình này sẽ diễn ra ở ngoại vi đến trung tâm và nó có thể kéo dài 5 đến 15 năm cùng với đó triệu chứng của lộ tuyến mất dần theo thời gian.
  • Nếu quá trình tái tạo thuận lợi, biểu mô vảy dị sản từ chưa trưởng thành đến trưởng thành tức là tái tạo hoàn thiện và cổ tử cung trở về bình thường. Khi điều kiện không thuận lợi như viêm nhiễm, sinh đẻ, nạo hút hoặc do môi trường âm đạo không thuận lợi thì lộ tuyến vẫn tồn tại và quá trình tái tạo có thể không bình thường – có thể xuất hiện tế bào tiền ung thư ở cổ tử cung.

Điều trị lộ tuyến cổ tử cung khi nào?

  • Chỉ định điều trị : lộ tuyến rộng có nhiều di chứng và lộ tuyến không có tái tạo.
  • Phương pháp điều trị :
    • Điều trị nội khoa : đặt thuốc theo đơn với sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
    • Điều trị đốt diệt tuyến: đốt điện, áp lạnh, đốt lazer.

Việc quyết định điều trị bằng phương pháp nào tùy cụ thể từng trường hợp bác sĩ sau khi thăm khám sẽ đánh giá và chỉ định. Hiện nay, Trung tâm CSSKSS tự hào là cơ sở y tế có có đầy đủ trang thiết bị, vật tư cung như đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn tốt nhất để tư vấn và điều trị

Nếu các bạn cũng đang gặp tình trạng lộ tuyến cổ tử cung, hãy tới Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản để được thăm khám và tư vấn điều trị./.

Loạn sản cổ tử cung là quá trình tế bào cổ tử cung bị biến đổi dưới tác động của sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng các tế bào này có thể lành tính hoặc biến đổi sang giai đoạn nghịch sản hay tiền ung thư. Khi ung thư cổ tử cung đang diễn ra ở giai đoạn sớm thì hầu như không có triệu chứng báo hiệu gì, nhiều trường hợp chị em phụ nữ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn và khó có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay tầm soát ung thư cổ tử cung khi khám phụ khoa định kỳ được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ để phát hiện các bất thường trong giai đoạn sớm.

Bệnh loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên cổ tử cung, phần dưới tử cung dẫn vào âm đạo, bị một số thay đổi bất thường.

Loạn sản cổ tử cung là một tình trạng tiền ung thư. Trong loạn sản cổ tử cung, các tế bào bất thường chưa phải là ung thư, nhưng có thể phát triển thành ung thư nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh có mối liên quan chặt chẽ với bệnh nhiễm virus papillomavirus lây truyền qua đường tình dục [HPV], loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Ở nhiều phụ nữ có chứng loạn sản cổ tử cung, các nhà nghiên cứu tìm thấy virus HPV trong tế bào cổ tử cung. Nhiễm HPV rất phổ biến ở phụ nữ và nam giới, thường ảnh hưởng đến phụ nữ quan hệ tình dục dưới 20 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, hệ miễn dịch sẽ loại bỏ HPV và làm sạch tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, nhiễm trùng vẫn tồn tại và dẫn đến chứng loạn sản cổ tử cung.

HPV thường lây từ người sang người trong quá trình quan hệ tình dục quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng đều có thể lây bệnh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc da với người bị bệnh. Một khi được thành lập, virus có khả năng lây lan từ một phần của cơ thể sang những phần khác, bao gồm cả cổ tử cung.

Trong số những phụ nữ bị nhiễm HPV mạn tính, người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì do ung thư cổ tử cung cao gấp hai lần vì hút thuốc gây suy yếu hệ thống miễn dịch.

Nhiễm HPV mạn tính và loạn sản cổ tử cung cũng liên quan đến các yếu tố khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch, như điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đối với một số bệnh hoặc sau khi cấy ghép cơ quan hay nhiễm HIV/AIDS.

Giai đoạn sớm của loạn sản cổ tử cung không gây ra triệu chứng rõ rệt. Vào giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mơ hồ, biểu hiện chủ yếu là ra máu âm đạo bất thường như: ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau thụt rửa âm đạo, ra máu sau một thời gian mãn kinh. Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng và hôi...

Bệnh loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi.

Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sau:

  • Có bệnh ức chế hệ thống miễn dịch;
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Sinh con trước tuổi 16;
  • Quan hệ tình dục trước 18 tuổi;
  • Hút thuốc lá.

Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ lây truyền HPV trong thời gian hoạt động tình dục nhưng không ngăn ngừa hoàn toàn việc bị nhiễm HPV;
  • Xem xét tiêm vắc-xin HPV nếu ở độ tuổi từ 9 đến 26;
  • Tránh hút thuốc;
  • Quan hệ tình dục khi đã trên 18 tuổi;
  • Tránh quan hệ với nhiều bạn tình.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung – PAP smear – là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để tầm soát loạn sản và bất thường ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Xét nghiệm được khuyến cáo áp dụng cho phụ nữ đã lập ra đình hoặc đã có quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ dùng một que gỗ chuyên dụng phết lấy tế bào cổ ngoài và cổ trong của tử cung, sau đó các mẫu tế bào này được xử trí và soi dưới kính hiển vi. Nếu có tế bào bất thường, sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có cơ may chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm, do đó vai trò có xét nghiệm PAP vô cùng quan trọng và cần thiết.

Ung thư cổ tử cung bao lâu thì chết?

Bạn có thể sống 5 năm, 10 năm và thậm chí lâu hơn nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị. Theo số liệu mới nhất của GLOBOCAN, năm 2020, ung thư cổ tử cung đã cướp đi sinh mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số ca mắc mới là khoảng 4.000 trường hợp và gần 2.200 trường hợp tử vong.

Tại sao lại mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung đã được xác định rõ, đó là do âm đạo và cổ tử cung bị nhiễm trùng dai dẳng bởi virus thuộc họ virus gây u nhú ở người [HPV], lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục. Có hơn một trăm loại [chủng] HPV [bao gồm cả những loại gây ra mụn cóc lành tính trên da].

Ung thư cổ tử cung kéo dài bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là bệnh diễn tiến rất âm thầm, có thể kéo dài âm ỉ từ 10-20 năm. Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm ngừa vắc xin, tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm, bảo tồn thiên chức làm mẹ.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp, chỉ khoảng 25-35%. Phát hiện sớm, điều trị tích cực, duy trì tinh thần lạc quan và giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng để sống khỏe.

Chủ Đề