Điểm chuẩn của nhiều trường đại học năm 2022

Thí sinh trình các giấy tờ và nộp bản khai báo y tế cho cán bộ coi thi tại điểm thi Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [cơ sở thành phố Thủ Đức]. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn công bố những dự kiến cho phương án tuyển sinh 2022 sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra phương án kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay.

Cùng với xu hướng tuyển sinh đa phương thức, nhiều trường đại học trên địa bàn dự kiến bổ sung tiêu chí mới trong xét tuyển đầu vào để phù hợp với bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài gây nhiều tác động tới việc học của học sinh thời gian qua.

Đa dạng phương thức tuyển sinh

Có thể thấy xu hướng chung trong mùa tuyển sinh năm 2022 của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh là áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông...

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trường sử dụng đa dạng phương thức tuyển sinh trong năm 2022. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các hình thức cũ như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đánh giá năng lực, xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài..., năm nay trường còn tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn…

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Thắng cho biết phương thức tuyển sinh này sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022. Trong đó, tiêu chí về năng lực học tập nay có thêm một thành tố quan trọng là kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vì thí sinh phải thật sự học kỹ, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, có tư duy suy luận và giải quyết vấn đề tốt mới có thể trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này. Như vậy, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ là một trong các điều kiện để xét tuyển vào trường bên cạnh bài thi đánh giá năng lực cùng nhiều yêu cầu khác về kết quả học trung học phổ thông, chứng chỉ ngoại ngữ… chứ không còn là yếu tố duy nhất.

Riêng với tiêu chí “hoạt động xã hội," ông Bùi Hoài Thắng cho hay bất kỳ sự đóng góp nào của học sinh cho những vấn đề an sinh, an ninh của xã hội đều sẽ được xem xét đánh giá, ví dụ như học sinh tình nguyện tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 hoặc tình nguyện hoạt động cộng đồng tại địa phương, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn... Với cách tuyển sinh mới này, Trường Đại học Bách khoa mong muốn tuyển sinh, đào tạo ra lớp sinh viên không chỉ giỏi kiến thức mà còn phải có kỹ năng mềm, biết quan tâm đến những vấn đề của xã hội, có tinh thần nhiệt huyết cống hiến vì lợi ích cộng đồng.

[Các trường công bố học bổng thu hút thí sinh giỏi mùa xét tuyển 2022]

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng đưa ra ưu tiên cho thí sinh có thành tích về văn thể mỹ. Năm 2022, nhà trường bổ sung phương thức tuyển thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố; thí sinh đạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao... chiếm tối đa 5% tổng chỉ tiêu theo ngành, nhóm ngành. Đồng thời, trường còn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, chiếm từ 35-50% tổng chỉ tiêu.

Tương tự, năm 2022, lần đầu tiên Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức xét tuyển thẳng dành cho tài năng thể thao đoạt huy chương vàng, bạc, đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức. Đại diện nhà trường cho biết, việc mở rộng phương thức xét tuyển thẳng dành cho tài năng thể thao nhằm giải quyết câu chuyện tuổi nghề của các tài năng thể thao Việt Nam để họ có thể vừa yên tâm thi đấu hết mình, vừa có cơ hội gặt hái nhiều thành công hơn nữa sau khi giải nghệ.

Thí sinh trước giờ thi tại điểm thi Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [cơ sở thành phố Thủ Đức]. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Không chỉ cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi trung học phổ thông, nhiều trường còn thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển phương thức này. Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên. Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển.

Theo Thạc sỹ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp cho học sinh. Năm nay, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc học của học sinh lớp 12 nên Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề có phần nhẹ nhàng hơn. Do đó, để phân loại thí sinh việc xét tuyển bằng điểm thi trung học phổ thông là chưa đủ. Việc điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu phương thức xét điểm thi trung học phổ thông theo hướng giảm nhằm phân loại thí sinh tốt hơn, tuyển đúng đối tượng và đảm bảo chất lượng đầu vào.

Phù hợp với xu thế hiện nay

Việc nhiều trường đại học đồng thời áp dụng đến 6, 7 phương thức xét tuyển, trong đó có nhiều hình thức xét tuyển mới, mỗi tiêu chí lại có quy định, yêu cầu khác nhau khiến không ít phụ huynh, thí sinh băn khoăn.

Chị Nguyễn Phạm Thùy Trang [trú tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh] cho biết cách đây 3 năm, khi vừa lên bậc trung học phổ thông, con gái chị đã xác định được trường đại học mong muốn theo học và nỗ lực học tập theo hướng đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, năm nay, nhiều trường đồng loạt giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp nên cả gia đình phải cùng ngồi lại, bàn bạc để tìm thêm phương án xét tuyển khác, gia tăng cơ hội trúng tuyển cho con gái.

“Đáng tiếc vì quá chú trọng việc học nên con tôi không có thành tích về văn thể mỹ hay tham gia hoạt động xã hội. Hiện phương án khả thi nhất với cháu là tham gia và đạt kết quả tốt tại Kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi này có độ khó cao hơn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên chúng tôi không khỏi lo lắng," chị Trang chia sẻ.

[Ảnh minh họa. Đinh Thùy/TTXVN]

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, việc các cơ sở giáo dục đại học áp dụng nhiều phương thức xét tuyển là điều có lợi đối với thí sinh vì các phương thức xét tuyển độc lập với nhau. Cùng một lúc, các thí sinh có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau, tăng cơ hội trúng tuyển cho mình thay vì chỉ phụ thuộc vào một phương thức nào đó.

“Việc đa dạng phương thức xét tuyển là phù hợp với xu thế hiện nay và đánh giá được năng lực của người học thông qua nhiều góc độ. Có thể ví như việc chúng ta có nhiều cánh cửa đi vào cùng một khu vực nhưng có rào cản, độ rộng, cao thấp khác nhau. Có nhiều người không vào được bằng cánh cửa này nhưng lại vào được bằng cánh cửa khác. Do đó, với phương thức này, con đường vào đại học của học sinh sẽ rộng mở hơn," ông Nhân chia sẻ.

Dành lời khuyên cho các thí sinh, phụ huynh, ông Nguyễn Trung Nhân cho rằng, bản thân thí sinh nên có thái độ cởi mở, đừng xem việc đa dạng các phương thức xét tuyển là trở ngại mà hãy xem là cơ hội. Từ đó tìm hiểu kỹ, nắm chắc yêu cầu của mỗi phương thức bởi mỗi phương thức có ngưỡng đảm bảo chất lượng khác nhau, cách thức tính điểm khác nhau. Sau đó, dựa vào những kết quả, chứng chỉ mà mình đang có, tận dụng thế mạnh của mình để lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn./.

Hồng Giang [TTXVN/Vietnam+]

Nhiều ý kiến đề nghị Bộ cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh năm nay để việc dạy và học có thời gian thích ứng.

Đề xuất trên có cơ sở khi trong tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu: tinh thần là tuyển sinh ĐH năm 2022 sẽ có sự đổi mới để thích nghi với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn và tăng cường phân cấp trước ảnh hưởng của dịch bệnh.

Không thể thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và cũng là chủ tịch hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội], cho rằng nếu thay đổi cách thức thi cử của một kỳ thi lớn để áp dụng ngay trong năm học này thì Bộ GD-ĐT cần phải công bố càng sớm càng tốt.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, năm tới tùy tình hình thực tế, Bộ sẽ có chỉ đạo để các trường tăng cường tự chủ như các trường liên kết với nhau tổ chức kỳ thi riêng bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng quan điểm chung là không tạo áp lực, thí sinh không phải dự thi hay đi lại nhiều lần, không tạo ra những thay đổi đột biến so với hiện tại mà vẫn chọn được đầu vào như mong muốn.

Theo nguồn tin của Thanh Niên, dự thảo kịch bản đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã xây dựng xong và đang được trình lãnh đạo Bộ xem xét trước khi đưa ra lấy ý kiến góp ý.

Theo ông Lâm, việc đổi mới kỳ thi là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cũng như của chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng để giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, trong đó có cả việc ra đề theo hướng chuẩn hóa, xây dựng đề dựa trên ma trận, đặc tả không thể nói là làm ngay được. Năng lực ra đề không đồng đều ở các trường, địa phương nên trước mắt Bộ phải ban hành được hướng dẫn cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá theo hướng chuẩn hóa; các địa phương phải chuẩn bị nhân lực được đào tạo, tập huấn bài bản, cần có đủ thời gian chuẩn bị để mỗi địa phương xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn.

Trường hợp địa phương nào khó khăn thì Bộ có thể hỗ trợ về đề thi nhưng không nên để Bộ ra đề cho cả nước và tất cả các tỉnh, thành phải thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khác nhau ở mỗi địa phương.

Ông Lâm cho rằng muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT không nặng nề, áp lực thì việc đánh giá học sinh trong suốt quá trình học phải đi vào thực chất hơn và có những công cụ giám sát để đảm bảo công bằng giữa từng nhà trường, từng địa phương.

Dòng trạng thái của một thí sinh trên trang Cộng đồng sinh viên 2K3

FBNV

Điểm thi THPT không thật sự phù hợp để phân loại học sinh giỏi

PGS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng đã đến lúc không thể còn “1 kỳ thi quyết định mọi số phận”. Thay vào đó, quá trình học tập được đánh giá, quản lý để hồ sơ học tập của học sinh [HS] sẽ được lưu, dùng để tuyển sinh ở các cấp học sau. Các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh nhiều hình thức, nhiều thời điểm, tăng cơ hội lựa chọn cho người học.

PGS Chu Cẩm Thơ cũng đề nghị cần có sự đánh giá quá trình học tập, kết quả học tập... của sinh viên trúng tuyển bằng các hình thức khác nhau, ở bậc ĐH để đánh giá tác động và chất lượng của các hình thức thi.

GS-TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng điểm thi THPT ngày càng tỏ ra không thật sự phù hợp để phân loại HS giỏi, xuất sắc nhằm mục tiêu xét tuyển ĐH, nhất là với các ngành và trường “hot”. Để tăng chất lượng đầu vào, năm nay nhiều trường cũng đã tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng với HS giỏi trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, HS có điểm thi ACT, SAT và các chứng chỉ quốc tế khác.

GS Đức nêu quan điểm: Từ thực tế của các phương thức tuyển sinh ĐH và kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc đổi mới tuyển sinh ĐH, một lần nữa lại vô cùng cấp thiết. Việc thành lập các trung tâm khảo thí đủ năng lực và kinh nghiệm để tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH là kinh nghiệm nhiều nước đã thực hiện, và VN cũng đang triển khai [như ở 2 ĐH quốc gia và một số trường ĐH khác].

Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát chất lượng và cầm trịch của Bộ để có sự tương đương chuyển đổi phù hợp giữa các bài thi của các trung tâm khảo thí khác nhau, không chỉ phục vụ tuyển sinh mà còn để xử lý học vụ khi người học chuyển trường, chuyển ngành một cách khách quan, công bằng.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Năm 2022, sẽ có thay đổi về kỳ thi này?

Đ.L

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói gì ?

Tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới của bậc ĐH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm 2022 sẽ là bước đi đầu, khả năng sẽ là năm có bước giao thời, chuẩn bị cho đổi mới toàn diện hơn vào năm sau sẽ được lấy ý kiến và hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT chỉ ra có một việc có thể làm ngay, đó là: 2 ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có thì cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới. Bộ trưởng Sơn đề nghị các ĐH vùng cần tập trung các dự án, nguồn đầu tư thường xuyên và cả trung hạn, ưu tiên cao cho xây dựng các hệ thống khảo thí kiểm tra đánh giá để tạo tiền đề cơ sở vật chất cho chủ trương đổi mới thi trong thời gian tới.

Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2 năm qua đã diễn ra rất căng thẳng, vất vả do vừa phải thực hiện ở quy mô kỳ thi quốc gia, vừa phòng chống dịch bệnh. TP.HCM là địa phương đã có ít nhất 3 lần đề nghị Bộ giao cho địa phương tự tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT, từ năm 2016 đến nay.

Kết thúc đợt 1 kỳ thi năm 2021, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về đề xuất này của TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cho rằng: “Bộ cũng đồng ý với đề xuất phải hướng tới việc phân cấp kỳ thi về cho địa phương, nhưng việc phân cấp phải có lộ trình khi có đủ các điều kiện quan trọng. Trước hết, phải đảm bảo công bằng trong cách ra đề thi. Phải đảm bảo đề thi của tất cả các địa phương đều có một chuẩn chung, mức độ đánh giá công bằng, có cùng chuẩn đầu ra phù hợp để công nhận tốt nghiệp THPT. Thực tế các năm qua, Bộ đang làm theo hướng phân cấp kỳ thi về cho các địa phương. Hiện chủ yếu Bộ chỉ ban hành quy chế, ra đề thi và như vậy nên tổ chức thi cùng một thời điểm”.

Mới đây nhất, khi dư luận hoang mang về điểm chuẩn vào ĐH năm nay quá cao, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho biết Bộ này đang xây dựng lộ trình để kỳ thi tốt nghiệp THPT đi vào thực chất hơn, các trường ĐH tự chủ hơn trong tuyển sinh. Chủ trương này từng bước được đưa vào thực tế bằng việc một số trường đã xây dựng phương án xét tuyển khác nhau với các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

Tin liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề