Điểm Giống nhau và Khác nhau giữa sự cháy và sự oxy hóa chậm là gỉ

Hướng dẫn cách phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm chính xác nhất giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai quá trình này. Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự cháy và sự oxi hóa chậm nhé!

1. Sự cháy

- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

+ Ví dụ: Khí gas cháy, nến cháy.

- Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi:

+ Giống nhau: Đều là sự oxi hoá.

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.

2. Sự oxi hoá chậm

- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt và không phát sáng.

+ Ví dụ: Đồ dùng bằng sắt bị gỉ.

- Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ xảy ra trong cơ thể người.

* Chú ý:

- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Ví dụ: Giẻ lau máy có dính dầu mỡ chất thành đống có thể tự bốc cháy.

- Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

3. Bài tập vận dụng

Bài 1:Hãy so sánh điểm giống và khác giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?

Hướng dẫn giải:

- Giống nhau: Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

- Khác nhau:

Sự cháy

Sự oxi hóa chậm

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra nhanh

- Có phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa nhiều.

Ví dụ: than cháy, củi cháy,..

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra chậm.

- Không phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa ra ít.

Ví dụ: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.

Bài 2:Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng: Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?

Hướng dẫn giải:

Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.

Bài 3:Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

Hướng dẫn giải:

Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.

Bài 4:Nêu hiện tượng của phản ứng khi đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi?

Hướng dẫn giải:

- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2[còn gọi là khí sunfurơ].

- Phương trình hóa học: S + O2→SO2 [to]

Bài 5:Đốt cháy hết 3,1 gam photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng?

Hướng dẫn giải:

nP=3,1/31= 0,1 mol

4P + 5O2→2P2O5 [to]

0,1 → 0,05 [mol]

mP205= 0,05.142 = 7,1 gam.

Bài 6:Dùng hết 5 kg than [chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy] để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí [ở đktc] đã dùng là bao nhiêu lít?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Trong 5kg than chứa 90% cacbon

=> mC nguyên chất= 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là:nC = 4500/12 = 375

PTHH: C + O2 →CO2 [to]

Tỉ lệ PT: 1mol 1mol

P/ứng: 375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là:VO2 = 22,4.n = 22,4.375 = 8400 lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

=>Vkk= 5.VO2 = 5.8400 = 42000 lít

Bài 7:Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.

Lời giải:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Bài 8:Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy là gì?

Lời giải:

Điều kiện cần thiết cho một vật có thể cháy được và tiếp tục cháy được: chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải đủ khí oxi cho sự cháy.

Lớp 8

Hóa học

Hóa học - Lớp 8

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :]]

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Không khí – Sự cháy – Bài 4 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8. Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?

4. Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?

Hướng dẫn.

Sự cháy

Sự oxi hóa chậm

Giống nhau

Tỏa nhiệt

Quảng cáo

Tỏa nhiệt

Khác nhau

Phát sáng

Không phát sáng

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?

Các câu hỏi tương tự

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng

B. Cháy

C. Tỏa nhiệt

D. Sự oxi hóa xảy ra chậm

Câu 36: Chọn câu đúng nhất

PƯ oxi hóa chính là phản ứng cháy   

B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng    

D. Người ta thu khí oxi bằng cách úp ngược ống nghiệm ngoài không khí

Câu 37: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng     B. Cháy       C. Tỏa nhiệt       D. Sự oxi hóa xảy ra chậm

Câu 38: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy     

B. Cách li chất cháy với oxi

C. Quạt       

 D. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy, cách li chất cháy với oxi     

Câu 39:  Nhóm chất nào sau đấy đều là oxit?

SO2, MgSO4, CuO              B. CO, SO2, CaO    

C. CuO, HCl, KOH                    D. FeO, CuS, MnO2

Câu 40: Đốt cháy 6g oxi và 7g P trong bình. Sau PƯ chất nào còn dư?

A.Photpho      B. Oxi      C. Không xác định được      D. Cả hai chất

Câu 40: Đốt cháy 6g oxi và 6,975 P trong bình. Sau PƯ chất nào còn dư?

A.Photpho      B. Oxi      C. Không xác định được      D. Cả hai chất

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Video liên quan

Chủ Đề