Các nét khác biệt về khí hậu các khu vực biển xa với khí hậu đất liền nước ta

a] Diện tích, giới hạn Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.  Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m. b] Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền. - Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C. - Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển. - Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

câu 2 em có thể chỉ một số tài nguyên như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên mặt biển ..

câu3 Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão nhiệt đới, sạt lở bờ biển...

Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác, phế thải vật liệu xây dựng…, nên nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt của đời sống xã hội.

Hầu hết những chất gây ô nhiễm đều từ đất liền đổ ra sông và theo dòng sông đổ ra biển; bao gồm nước thải sinh hoạt trực tiếp từ khu vực đô thị, thành phố ven biển, nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ven biển trực tiếp hay qua cống thải ngầm dưới biển, nước thải, dầu thải, hóa chất của tầu thuyền trên biển; sự cố dầu tràn của dàn khoan khai thác, tầu vận tải chuyên chở dầu.

để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, phải ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng tại các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng ở các lưu vực sông, các khu, cụm công nghiệp ven biển...

Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm từ một số nước phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Việc xây dựng và ban hành các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách, pháp luật liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cũng được các nước quan tâm, chú ý đẩy mạnh.

Câu hỏi: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển

Lời giải

- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.

- Chế độ nhiệt: ở biển mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền. Nhiệt độ trung bình năm của tầng mặt là trên 23oC. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường dao động từ 1100 đế 1300 mm/năm.

Kiến thức mở rộng:

I. Đôi nét về khí hậu nhiệt đới gió mùa

Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa thì nhiệt độ trung bình hàng tháng là 18oC / tháng. Khí hậu này có 2 mùa đặc trưng là mùa khô và mùa ẩm.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa đặc trưng là mùa khô và mùa ẩm

Khí hậu nhiệt đới gió mùa chủ yếu phân bố ở khu vực Nam Á và Tây Phi. Ngoài ra còn có một số nước ở vùng Caribe, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, hoặc vùng Đông Nam Á như Thái Lan hay Việt Nam cũng có khí hậu này.

Hướng của gió mùa là yếu tố chính điều khiển khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ở các vùng châu Á, vào mùa hè nóng nực, không khí sẽ từ đại dương thổi vào bờ. Vào mùa Đông nhiệt độ thấp, các luồng khí sẽ thổi từ đất liền hướng ra ngoài.

Sự khác biệt giữa nhiệt độ của đất và nước chính là yếu tố làm thay đổi hướng của gió mùa. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa theo mùa cũng xảy ra ở Châu Phi, mặc dù sự thay đổi này thường khác với các vùng Châu Á. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á có lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.000 - 1.500 mm.

II. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a] Diện tích, giới hạn

Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 

Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.

b] Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

III. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

– Tài nguyên biển Đông rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn nhưng biển Đông cũng lắm thiên tai.

– Môi trường biển Đông còn khá trong lành, tuy nhiên cần thận trọng khi khai thác và bảo vệ các nguồn lợi của biển.

Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua khí hậu vùng biển.

– Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 23°c, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa hai mùa không lớn. Tháng 1 nhiệt độ thấp nhất là 18°c, cao nhất là 28°c, tháng 7 nhiệt độ thấp nhất là 28°c, cao nhất là30°c.

– Thể hiện qua chế độ gió: trên Biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9, gió Tây Nam là chủ yếu, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam.

– Thể hiện qua dòng biển: hướng chảy của dòng biển trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chảy theo hướng Đông Bắc, mùa hè các dòng biển chảy hướng Tây Nam. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín.

Video liên quan

Chủ Đề