Điểm trúng tuyển trường đại học luật tp năm 2022

Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM sát khuẩn tay phòng dịch Covid-19

Theo phương án tuyển sinh 2022 mới công bố, Trường ĐH Luật TP.HCM cơ bản giữ ổn cách thức xét tuyển như năm ngoái gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2022 là 2.100 thí sinh.

Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, trường dự kiến áp dụng cho 35% chỉ tiêu. Trong phương thức này, trường có 3 hình thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển dành cho học sinh giỏi quốc gia hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm thi SAT.

Trường xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Cụ thể, giải môn văn, toán, tiếng Anh xét tuyển thẳng vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật, luật thương mại quốc tế và ngôn ngữ Anh. Giải môn tiếng Nhật và tiếng Pháp xét tuyển thẳng vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật và luật thương mại quốc tế. Giải môn lý, hóa vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật và luật thương mại quốc tế. Môn sử vào ngành luật, ngôn ngữ Anh. Riêng giải môn địa chỉ xét tuyển thẳng vào ngành luật.

Bên cạnh đó, trường ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật] hoặc có kết quả thi SAT của Mỹ [Scholastic Assessment Test], các chứng chỉ này còn giá trị đến 30.6.2022. Cụ thể, tiếng Anh IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên; TOEFL iBT đạt điểm 65 trở lên. Tiếng Pháp DELF đạt từ trình độ B1 trở lên; TCF đạt điểm từ 300 trở lên. Tiếng Nhật JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên. Bài thi SAT của Mỹ cũng xét điểm từ 1.100/1.600 trở lên. Bên cạnh chứng chỉ quốc tế, thí sinh phải có điểm trung bình 5 học kỳ THPT [lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12] của 3 môn tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 21 trở lên.

Khi thí sinh đạt các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu, trường ưu tiên theo thứ tự: điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm SAT; điểm trung bình 5 học kỳ thuộc tổ hợp xét tuyển; điểm trung bình 5 học kỳ của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển.

Trường ĐH Luật TP.HCM cũng ưu tiên xét tuyển học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu. Cụ thể là ưu tiên xét tuyển học sinh trường thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất theo danh sách của ĐH Quốc gia TP.HCM. Học sinh này còn phải có kết quả học tập của từng năm THPT loại giỏi trở lên; Điểm trung bình của 5 học kỳ THPT [lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12] của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 24 trở lên.

Khi thí sinh đạt các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu, trường ưu tiên tiêu chí theo thứ tự: điểm trung bình cộng của 3 năm; điểm trung bình 5 học kỳ của môn chính trong tổ hợp.

Cũng theo phương án tuyển sinh 2022, Trường ĐH Luật TP.HCM dự kiến dành khoảng 65% chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển. Việc xét tuyển thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Tin liên quan

Trong kỳ tuyển sinh 2022, trường Đại học Luật TP.HCM dự kiến tuyển sinh theo 2 phương thức: xét tuyển thẳng và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng Phòng đào tạo, Đại học Luật TP.HCM cho biết trong kỳ tuyển sinh 2021, một số ngành thế mạnh của trường có thể sẽ tăng mạnh.

Theo ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo nhà trường, năm 2022 trường dự kiến tuyển sinh theo 2 phương thức: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

"Trong đó, trường tiếp tục dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tối đa 35% tổng 2.100 chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2022. Trường hợp tuyển sinh theo phương thức này chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022", ông Hiển cho hay.

Phương thức 1 [xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng]: tối đa 35%/tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng:

- Đối tượng 1 [xét tuyển thẳng]: thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp năm 2022.

- Đối tượng 2 [ưu tiên xét tuyển thẳng]: thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh / hoặc tiếng Pháp / hoặc tiếng Nhật; thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ [Scholastic Assessment Test]. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30-6-2022. Đồng thời thí sinh phải đủ các điều kiện theo yêu cầu của nhà trường.

- Đối tượng 3 [ưu tiên xét tuyển thẳng]: thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu; thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất theo danh sách "Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2022 của Đại học Quốc gia TP.HCM". Đồng thời thí sinh phải đủ các điều kiện theo yêu cầu của nhà trường.

Phương thức 2 [xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022]: chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu là 65%/tổng chỉ tiêu. Đối tượng dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển. Phương thức này được thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Các ngành, mã ngành, tổ hợp các môn xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 của trường như sau:

Phương án tuyển sinh 2022 của trường Đại học Luật TP.HCM

XEM THÊM THÔNG TIN TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG CHI TIẾT TẠI ĐÂY.

Đại học Luật TP.HCM dự kiến tuyển 2.100 chỉ tiêu trong năm 2021, trong đó 35% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng.

Theo Tuổi Trẻ

TAGS: thi thpt 2022 tuyển sinh 2022 Đại học Luật Tp.HCM

Một số trường hot đào tạo ngành Luật đã công bố điểm chuẩn với phương thức cụ thể. Năm nay điểm chuẩn ngành Luật khá cao chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trong bài viết này.

>> Phương án tuyển sinh ngành luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2022 [cập nhật...]

Điểm chuẩn đại học Luật TPHCM

Chiều tối ngày 15/9, Hội đồng tuyển sinh đại học năm 2021 của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia năm 2021, theo đó điểm trúng tuyển thấp nhất là 24,5 và cao nhất 28,5 điểm theo tổ hợp xét tuyển vào từng ngành khác nhau.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2021 tuyển sinh theo 2 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải quốc gia, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/ hoặc SAT và thí sinh có kết quả học tập đạt từ loại giỏi trở lên theo danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2021 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh [phương thức 1 chiếm 35% tổng chỉ tiêu] và xét tuyển thí sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 [phương thức 2 chiếm 65% tổng chỉ tiêu].

Nhà trường hiện có 5 ngành đào tạo gồm: Quản trị Luật, Luật học, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh.

Chi tiết điểm trúng tuyển theo phương thức 2 xét tuyển điểm thi THPT

Điểm chuẩn đại học Luật Hà Nội

*Điểm chuẩn học bạ - đại học Luật Hà Nội

Đây là điểm chuẩn xét tuyển kết quả học tập của thí sinh [điểm chuẩn học bạ]. Phổ điểm cao nhất là Luật Kinh tế, tổ hợp A00 với 29.27 điểm [với thí sinh trường THPT khác chuyên]. Cả ba ngành Luật, Luật Kinh tế và Luật thương mại quốc tế có điểm chuẩn học bạ không ngành nào dưới 27. Đây là số điểm rất cao.

Vừa qua, Đại học Luật Hà Nội cũng công bố điểm sàn vào trường năm 2021.

Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt > 20.00 điểm, các tổ hợp khác đạt > 18.00 điểm [không tính điểm ưu tiên].

Đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh > 7.00 điểm.

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu của trường tại Đắk Lắk: Phân hiệu của trường tại Đắk Lắk chỉ xét tuyển ngành Luật, tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt > 15.00 điểm [không tính điểm ưu tiên].

Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ: Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của thí sinh > 15.00 điểm. Thí sinh phải có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương.

* Phương thức xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

Đại học Luật Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào trường năm 2021. Theo đó, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất 29,25.

Cụ thể, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế [khối C00] là 29,25 điểm. Xếp thứ 2 là điểm chuẩn ngành Luật [khối C00] với mức 28 điểm.

Trong khi đó, mức điểm chuẩn các ngành đào tạo ở Phân hiệu của Trường ĐH Luật Hà Nội tại Đắk Lắk dao động từ 18,40 đến 22,75 điểm.

Điểm chuẩn Trường ĐH Hà Nội năm 2021 cụ thể như sau:

 

* Phương thức xét tuyển học bạ

Theo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực thì tất cả các ngành Luật là 90/150 điểm.

* Phương thức xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển vào đại học chính quy năm 2021 đối với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả tổ hợp các môn thi/ bài thi THPT Quốc gia năm 2021 và thí sinh có hồ sơ Ưu tiên xét tuyển vào Khoa.

 

Theo đó điểm xét tuyển học bạ ngành luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân khá cao.Chỉ đứng sau các ngành như: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thương mại điện tử, Marketing.

 

Trường Đại học Luật - Đại học Huế với 2 ngành Luật và Luật Kinh tế đều có cùng mức điểm 18,5.

Điểm chuẩn ngành Luật: Học viện Tòa án

Học viện Tòa án đã công bố điểm trúng tuyển vào Học viện Tòa án năm 2021 theo phương thức xét kết quả học tập.Theo đó, điểm chuẩn tổ hợp D01 cao nhất với 28.4 điểm dành cho nam [miền Nam].

Điểm chuẩn ngành Luật: Khoa Luật – Đại học Công nghệ [HUTECH]

Trường ĐH Công nghệ TPHCM vừa công bố điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 dao động từ 18 đến 22 điểm tùy theo ngành. Trong đó, ngành Luật, ngành Luật Kinh tế xét điểm tổng hợp các khối A00, A01, C00, D01 có điểm trúng tuyển là 18 điểm

Điểm chuẩn ngành Luật: Trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TP.HCM]

Theo thông tin từ Hội đồng tuyển sinh đại học chính quy của Trường, trung bình điểm trúng tuyển là 26,20 điểm, Cụ thể điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 26,25 điểm, khối ngành Kinh doanh quản lý là 26,68 điểm và khối ngành Luật là 26,26 điểm. Đây là tổng điểm của 3 môn [không nhân hệ số] trong tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01 và D07 đối với học sinh trung học phổ thông [THPT] khu vực 3. Điểm trúng tuyển cao nhất là 27,65 điểm đối với chương trình Kinh doanh quốc tế.

 

 

Đại học Kiểm sát Hà Nội cũng chia điểm chuẩn theo khu vực, tổ hợp và nhóm thí sinh. Theo đó, thí sinh nữ tại miền Bắc, thi tổ hợp C00 phải đạt 29,25 điểm mới trúng tuyển. Trong khi đó điểm chuẩn với thi sinh nam miền Nam, thi tổ hợp A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh] thấp nhất chỉ 20,1.

Điểm chuẩn với thí sinh phía Bắc [từ Quảng Bình trở ra]:

Điểm chuẩn với thí sinh phía Bắc [từ Quảng Bình trở vào nhưng không gồm Tây Nam Bộ]:

Điểm chuẩn với thí sinh Tây Nam Bộ:

Đại học Kiểm sát Hà Nội vẫn tuyển 300 sinh viên ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát, giữ nguyên như năm ngoái. Trường áp dụng hai phương thức xét tuyển gồm xét học bạ và căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT, mỗi phương thức lấy khoảng 50% chỉ tiêu.

Điểm chuẩn ngành Luật: Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng năm 2021 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT cụ thể như sau:

Điểm chuẩn ngành Luật: Trường Đại học  Ngoại thương 

Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là 28,55 và thấp nhất là 28,05.

Hội đồng tuyển sinh hệ chính quy năm 2021 trường Đại học Ngoại thương đã họp thống nhất phương án điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Điểm trúng tuyển các nhóm ngành tại Trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở II – Tp. Hồ Chí Minh tương đối đồng đều và có mức điểm thấp nhất là 28,05 của tổ hợp A00. Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành cụ thể như sau:

Năm 2021, nhà trường thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo 6 phương thức và tuyển sinh mới 2 chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh là Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Tiếng Anh thương mại. Nhà trường đã hoàn thành xong việc nhập học cho các thí sinh xét tuyển theo các phương thức 1, 2, 3, 5 và 6.

Thí sinh trúng tuyển theo Phương thức 4 [xét kết quả thi tốt nghiệp THPT] sẽ nhập học và đăng ký ngành/chuyên ngành trong ba ngày 21-23/9.

Điểm chuẩn ngành Luật: Trường Đại học  Thương mại 

Điểm chuẩn ngành Luật: Trường Đại học Mở 

Trường ĐH Mở TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2021 xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT. 

Điểm chuẩn được quy về hệ điểm 30

Điểm xét tuyển được xác định như sau [làm tròn đến 02 chữ số thập phân] = [[ĐM1*HS môn 1+ ĐM2*HS môn 2 + ĐM3 * HS môn 3]*3]/[Tổng hệ số] + Điểm ưu tiên Khu vực + Điểm ưu tiên đối tượng.

Điểm trúng tuyển ngành Luật, Luật kinh tế: tổ hợp Văn, Sử, Địa cao hơn 1,5 điểm.

Năm 2021, Trường ĐH Mở TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 16 đến 22 điểm.

Đối với ngành Luật và Luật kinh tế, Trường ĐH Mở TP.HCM quy định tổ hợp C00 cao hơn 1,5 điểm so với các tổ hợp còn lại.

*Còn cập nhật...

Video liên quan

Chủ Đề