Điều kiến tốt nghiệp Đại học Đồng Nai

Có ngành học chỉ tuyển được... 9 sinh viên

Kỳ tuyển sinh năm nay [2022], trường Đại học Đồng Nai được Bộ Giáo dục và Đào tạo [Bộ GD&ĐT] cho phép tuyển 286 chỉ tiêu hệ đào tạo Đại học ngành Sư phạm. Trong đó, ngành Giáo dục Tiểu học có chỉ tiêu cao nhất là 140 sinh viên; kế đến, ngành Giáo dục Mầm non 65 chỉ tiêu, Sư phạm Ngữ văn 36, Sư phạm Toán 23.

Nhiều ngành học vắng sinh viên không đủ để duy trì mở lớp đào tạo, nhiều giảng viên nghỉ việc..., trường Đại học Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn.

Riêng hai ngành Giáo dục Mầm non [hệ Cao đẳng] và ngành Cao đẳng Sư phạm, mỗi ngành tuyển 20 chỉ tiêu.

Đáng chú ý có 2 ngành được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển với chỉ tiêu rất thấp, đó là ngành Sư phạm Vật lý với 9 chỉ tiêu, ngành Sư phạm Lịch sử 13 chỉ tiêu. 

Khu vực giảng đường, với nhiều ngành học đang vắng sinh viên

Tiến sĩ Lê Anh Đức - Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Nai cho biết: “So với những năm trước, thì năm nay chỉ tiêu tuyển sinh chung cho toàn bộ các ngành đào tạo sư phạm hệ Đại học đã bị rút giảm đáng kể. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đào tạo".

Theo Tiến sĩ Lê Anh Đức, với những ngành quá ít chỉ tiêu như: ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Vật lý, nhà trường sẽ trình UBND tỉnh Đồng Nai xin hỗ trợ chi phí để duy trì đào tạo.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Anh Đức, năm 2010, từ một trường cao đẳng, được nâng cấp thành trường đại học, trường Đại học Đồng Nai luôn được tỉnh Đồng Nai quan tâm và hỗ trợ để phát triển.

Theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm [từ 2020 đến 2025] trường Đại học Đồng Nai phải là đơn vị có thế mạnh về đào tạo giáo viên, quản lý giáo dục, ngoại ngữ, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thương mại, kỹ thuật… để phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ ở Đồng Nai.

Nghị quyết là thế, nhưng nhìn vào thực tại với số lượng tuyển sinh ngày càng giảm xuống, nhiều cán bộ giảng viên đều tỏ ra lo lắng cho công tác duy trì số lượng sinh viên để đào tạo, cũng như việc duy trì đội ngũ giảng viên và công tác nghiên cứu.

Phòng thí nghiệm của bộ môn Sinh học chỉ với một giảng viên đảm nhận hướng dẫn sinh viên thực hành thí nghiệm.

Hiện nay, bộ môn Vật lý duy trì được 2 lớp sinh viên. Cụ thể, lớp sinh viên năm thứ 2 có 9 sinh viên, còn lớp sinh viên năm thứ nhất có 14 sinh viên.

Thầy Trần Huy Dũng [Trưởng bộ môn Vật lý - trường Đại học Đồng Nai] cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu giáo viên dạy môn Vật lý bậc THPT bị bão hòa, sinh viên tốt nghiệp ra trường đi xin việc làm rất khó. Vì vậy, số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh vào ngành Vật lý ngày càng thấp.

Tương tự, thầy Trương Hữu Dũng [phụ trách khoa Sư phạm] cũng cho biết, khoa Sư phạm - Khoa học tự nhiên hiện có 5 bộ môn, nhưng bộ môn Tin học và Sinh học thì không có sinh viên để đào tạo. Còn đối với các ngành Toán, Hóa, Lý, những năm gần đây, số sinh viên giảm mạnh. Hiện tại, mỗi ngành này chỉ còn đào tạo được 1 lớp [từ 20 đến 40 sinh viên].

Giảng viên phải “chạy" sang dạy… ngành học khác

Cô Bùi Đoàn Phương Linh [Trưởng bộ môn Sinh học] cho biết, hiện nay, bộ môn Sinh học có 6 giảng viên. Trước đây, bình quân bộ môn đào tạo khoảng hơn 20 sinh viên.

Từ năm 2020 đến nay, nhà trường đóng cửa đào tạo ngành Sinh học nên tất cả giảng viên chủ yếu tham gia hỗ trợ giảng dạy cho một số ngành học khác, như: tiểu học mầm non, khoa học môi trường và đào tạo liên thông.

Giảng viên bộ môn hóa của trường ĐH Đồng Nai chấm điểm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ, tháng 8/2022.

Cô Bùi Đoàn Phương Linh bày tỏ, khó khăn nhất hiện nay vẫn là bộ môn không tuyển được sinh viên chuyên ngành chính để đào tạo. Nhiều ngành học trong nhà trường đang thiếu sinh viên, nên giảng viên bộ môn Sinh học muốn sang những ngành khác giảng dạy thì lại không đúng với chuyên môn của mình.

“Khó khăn lớn nhất hiện nay là kinh phí để duy trì lớp học. Bản thân cán bộ giảng viên trong trường rất lo lắng về vấn đề này. Rất mong lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và Bộ GD&ĐT hỗ trợ, tạo điều kiện để duy trì được ngành học này. Hiện, bộ môn cố gắng mở thêm những mã ngành học mới, gần với ngành Sư phạm Vật lý. Đây cũng là giải pháp để xứ lý tình trạng thiếu người học như hiện nay” - thầy Trần Huy Dũng cho biết.

Bài toán khó về giảng viên có trình độ Tiến sĩ

Hiện nay, trường Đại học Đồng Nai quy tụ được 385 viên chức, giảng viên làm việc tại các phòng, khoa, trung tâm; trong đó có 35 Tiến sĩ [chiếm tỷ lệ hơn 9%] trên tổng số giảng viên, 3 Phó Giáo sư, hơn 230 Thạc sĩ.

Trong khi đó, tỷ lệ Tiến sĩ đối với các trường Đại học trên toàn quốc là 30% [theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố năm 2021]. Nếu so sánh với các trường Đại học dân lập trong phạm vi tỉnh Đồng Nai, trường Đại học Đồng Nai có tỷ lệ Tiến sĩ thấp nhất.

Ngày càng thiếu giảng viên trình độ cao để thực hiện đề tài nghiên cứu cho học viên

Trong 5 năm trở lại đây, dưới “sức ép” của khó khăn do thiếu sinh viên, chế độ thu nhập, đãi ngộ và môi trường làm việc không thuận lợi đã khiến cho hàng chục Tiến sĩ phải xin nghỉ việc và chuyển sang trường khác.

Năm 2022, nhà trường có dự kiến mở thêm nhiều ngành học mới: Thương mại điện tử, Luật, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng... Tuy nhiên, hiện tại các ngành học này đang thiếu Tiến sĩ đầu ngành để được mở ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trước những khó khăn về nhân sự, Tiến sĩ Lê Anh Đức - Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Nai cho biết, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, trường Đại học Đồng Nai đã đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ tuyển dụng gần 80 Tiến sĩ, nhằm duy trì ngành đào tạo và đáp ứng đủ quy định để mở thêm ngành đào tạo mới.

“Hiện nay, chương trình tuyển dụng và thu hút giảng viên trình độ cao đang được tỉnh Đồng Nai xem xét. Chúng tôi đang phải tính toán lại tất cả, làm sao để thu hút được giảng viên trình độ cao. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ phù hợp, nhằm phục vụ tối đa công tác đào tạo trong nhà trường một cách khoa học, chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội...” - Tiến sĩ Lê Anh Đức chia sẻ.

Skip to content

Đại học Đồng Nai là một trường đại học được đánh giá cao về chất lượng giáo dục và môi trường học tập mặc dù còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và phạm vi các ngành đào tạo. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư nhằm nâng cấp điều kiện cơ sở khang trang, tiện nghi hơn. 

  • Máy lạnh
  • Máy chiếu
  • Wifi
  • Thư viện

Mô tả

ĐH Đồng Nai là một trường ĐH công lập, đào tạo đa ngành do Bộ GD&ĐT quản lý. Với gần 50 năm xây dựng và phát triển, trường là cơ sở giáo dục ĐH uy tín ở khu vực Đông Nam Bộ. Vậy trường tổ chức tuyển sinh những ngành gì? Điểm chuẩn cụ thể ra sao? Học phí dao động trong khoảng nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó của các bạn.

Thông tin chung

  • Tên trường: trường Đại học Đồng Nai [tên viết tắt: DNU hay Dong Nai University]
  • Địa chỉ: Số 4, Lê Quý Đôn, P.Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
  • Website: //www.dnpu.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/DHDN.DNU/
  • Mã tuyển sinh: DNU
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: 025.1382.4684; 0919 17 68 69

Giới thiệu trường Đại học Đồng Nai

Lịch sử phát triển

Tiền thân của ĐH Đồng Nai được thành lập vào 3/11/1976 với tên gọi trường Sư phạm cấp 2 Đồng Nai. Về mặt tổ chức hành chính, trường Sư phạm cấp 2 Đồng Nai lúc bấy giờ được tách ra từ cơ sở 4 của trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. 28/3/1987, Sở GD&ĐT tỉnh tiến hành nâng cấp trường Sư phạm cấp 2 thành Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. 10 năm sau, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gộp hai trường Sư phạm của tỉnh là Cao đẳng Sư phạm và Trung học Sư phạm lại làm một. Mãi cho đến 20/8/2010, Thủ tướng Chính phủ mới ký quyết định thành lập ĐH Đồng Nai trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm trước đó.

Mục tiêu phát triển

Hiện nay nhà trường hoạt động với phương châm đào tạo ra nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao và đạo đức tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Bộ nói chung. Mục tiêu trước mắt, DNU phấn đấu sẽ trở thành cơ sở giáo dục hàng đầu của tỉnh và các vùng phụ cận, phát triển thành trung tâm nghiên cứu khoa học tiên tiến, hiện đại.

Đội ngũ cán bộ

Trường hiện có 127 giảng viên cơ hữu và 41 cán bộ nhân viên quản lý. Trong đó có 2 Tiến sĩ, 111 Thạc sĩ, 28 giảng viên trình độ cử nhân và 30 cá nhân có trình độ khác.

Cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây, nhà trường đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm tương đối khang trang để phục vụ nhu cầu thực hành, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên. ĐH Đồng Nai hiện có 3 cơ sở nằm trong toàn tỉnh. Ngoài ra, DNU hiện có 3 dãy nhà ký túc xá được xây dựng từ năm 1998 với quy mô hơn 120 phòng, đáp ứng nhu cầu lưu trú của sinh viên. Bên cạnh những ưu thế nói trên, nhà trường cũng thẳng thắn thừa nhận sự hạn chế trong kinh phí xây dựng, dẫn đến việc chưa thể đổi mới dụng cụ thực nghiệm hiện đại hơn. Trong thời gian sắp đến, ban lãnh đạo nhà trường cam kết sẽ nỗ lực cải thiện vấn đề này hơn nữa để nâng cao trải nghiệm cho học viên.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Dưới đây là một số mốc thời gian cần chú ý:

  1. Nhận hồ sơ xét học bạ từ 07/6 – 07/7/2021.
  2. Nếu còn thiếu chỉ tiêu, nhà trường sẽ tuyển sinh thêm trên hệ thống của Bộ GD&ĐT theo 2 mốc:
  • Đợt 1: 08/9 – 16/9/2021
  • Đợt 2: 20/9 – 17/9/2021
  1. Thời gian nhận hồ sơ thi năng khiếu:
  • Đợt 1: từ 02/5 – 31/5/2021. Thi vào ngày 05/6/2021.
  • Đợt 2: từ 07/06 – 24/7/2021. Thi vào ngày 31/7/2021.

Hai môn thi NK được áp dụng là Kể chuyện – Đọc diễn cảm [NK1] và Hát – Nhạc [NK2].

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

  • Đối tượng: thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Phạm vi: trên cả nước.

Phương thức tuyển sinh

Năm học 2021 – 2022, DNU tổ chức tuyển sinh theo các phương thức sau:

  • Xét tuyển theo KQ bài thi THPTQG năm 2021.
  • Xét học bạ lớp 12.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

ĐH Đồng Nai quy định: đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành đào tạo giáo viên – mức điểm sàn là 18.5 điểm. Đối với các ngành ngoài sư phạm, thí sinh phải đạt từ 15 điểm trở lên. Trong đó, không có môn nào bị điểm liệt, điểm tổng chưa nhân hệ số, chưa cộng điểm ưu tiên.

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Nhà trường áp dụng chính sách tuyển thẳng theo các nội dung đã được quy định trong Quy chế và Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ban hành.

Năm nay trường Đại học Đồng Nai tuyển sinh các ngành nào?

Kỳ tuyển sinh năm nay, DNU dự kiến xét tuyển thí sinh đăng ký vào các ngành với tổng chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển được áp dụng cụ thể như sau.

STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển
1 7140201 Giáo dục Mầm non 120 M01, M09 [NK x 2]
2 7140202 Giáo dục Tiểu học 350 A00, C00, D01, A01
3 7140209 Sư phạm Toán học 80 A00, A01
4 7140211 Sư phạm Vật lý 30 A00, A01, A02, C01
5 7140212 Sư phạm Hóa học 20 A00, B00, D07
6 7140217 Sư phạm Ngữ văn 50 C00, D14, D01
7 7140218 Sư phạm Lịch sử 30 C00, C03, C19, D14
8 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 95 D01, A01 [Tiếng Anh x 2]
9 7220201 Ngôn ngữ Anh 100 D01, A01 [Tiếng Anh x 2]
10 7340101 Quản trị kinh doanh 180 A00, A01, D01

Điểm chuẩn trường Đại học Đồng Nai là bao nhiêu?

ĐH Đồng Nai lấy điểm đầu cao nhất là 19 điểm cho hai ngành Giáo dục tiểu học và Sư phạm tiếng Anh, các ngành còn lại lấy ngang ngưỡng điểm sàn của Bộ GD&ĐT công bố là 18.5 điểm.

Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển
Giáo dục Mầm non M01, M09 [NK x 2] 18.5
Giáo dục Tiểu học A00, C00, D01, A01 19
Sư phạm Toán học A00, A01 18.5
Sư phạm Vật lý A00, A01, A02, C01 18.5
Sư phạm Hóa học A00, B00, D07 18.5
Sư phạm Ngữ văn C00, D14, D01 18.5
Sư phạm Lịch sử C00, C03, C19, D14 18.5
Sư phạm Tiếng Anh D01, A01 [Tiếng Anh x 2] 19
Ngôn ngữ Anh D01, A01 [Tiếng Anh x 2] 18.5
Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 18

*Điểm trúng tuyển được quy đổi về thang điểm 30.

Học phí trường Đại học Đồng Nai là bao nhiêu?

  • Đối với thí sinh theo học ngành sư phạm: miễn học phí theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Đối với thí sinh đăng ký các ngành khác: có sự chênh lệch theo từng bậc học.
Ngành xã hội, kinh tế Ngành tự nhiên, kỹ thuật
7.650.000 đồng/năm/sinh viên 8.750.000 đồng/năm/sinh viên
Ngành xã hội, kinh tế Ngành tự nhiên, kỹ thuật
6.050.000 đồng/năm/sinh viên 6.750.000 đồng/năm/sinh viên

Review đánh giá Đại học Đồng Nai có tốt không?

Mặc dù còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và phạm vi các ngành đào tạo, nhưng DNU vẫn là một trường ĐH được đánh giá cao về chất lượng giáo dục và môi trường học tập. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư nhằm nâng cấp điều kiện cơ sở khang trang, tiện nghi hơn. Hy vọng qua những thông tin vừa rồi, bạn đã có thêm cái nhìn cụ thể hơn về tình hình tuyển sinh của trường trong năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề