Digital skill là gì

Trong bài viết 10 Kỹ năng cần thiết trong tương lai STEP đã chia sẻ trước đó, sử dụng và phát triển công nghệ, cụ thể là Digital literacy – trình độ kỹ thuật số là một trong nhóm bốn loại kỹ năng cần thiết nên được trang bị để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Là thế hệ GenZ, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nâng cao năng lực ngoại ngữ, bạn làm thế nào để bắt kịp những công nghệ mới hay bạn biết gì về trình độ kỹ thuật số, liệu có phải chỉ dừng lại ở khả năng sử dụng máy vi tính, các phần mềm tin học như Microsoft Word hay PowerPoint? Cùng STEP tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Định nghĩa

Theo tài liệu “A Global Framework of Reference on Digital Literacy Skills for Indicator 4.4.2” của UNESCO, trình độ kỹ thuật số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và thích hợp thông qua các công nghệ kỹ thuật số đối với công việc và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong đó bao gồm các năng lực được gọi chung là trình độ tin học, trình độ công nghệ thông tin, hiểu biết về thông tin và hiểu biết về phương tiện truyền thông. [1]

Nói cách khác, trình độ kỹ thuật số là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách tự tin, có cân nhắc kỹ lưỡng và sáng tạo để đạt được các mục đích liên quan đến công việc, học tập, giải trí, hoà nhập và/ hoặc tham gia vào xã hội. [2]

Trình độ kỹ thuật số trong giáo dục Việt Nam

Ví dụ điển hình về trình độ kỹ thuật số trong giáo dục Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 được thể hiện qua việc dạy và học trực tuyến. Trong buổi tọa đàm Tương lai của giáo dục trực tuyến tại Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Ngọc Vũ – Phó hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen đã chia sẻ: “Có một số trở ngại đáng cân nhắc để chuyển đổi số thành công. Đó là trình độ kỹ thuật số [digital literacy] của học sinh và giáo viên, khả năng đồng bộ hoá các tính năng trên cùng một nền tảng, khả năng tự chủ của học sinh, cũng như khả năng kiểm soát lớp học online của giáo viên. [3] 

Cùng về chủ đề học trực tuyến, ở buổi tọa đàm Chuyển đổi kỹ năng số ở Việt Nam [4] các diễn giả đã chia sẻ tình hình chung về trình độ kỹ thuật số của học sinh Việt Nam từ những nghiên cứu thực tế. Do đại dịch COVID-19, giáo dục cần chuyển sang hình thức trực tuyến và điều này đã bộc lộ nhiều lỗ hổng:

  • Hầu hết những trẻ sống ở các vùng sâu vùng xa ít có cơ hội được tiếp cận và học tập trên nền tảng kỹ thuật số; 
  • Nhiều học sinh thiếu truy cập internet, không có thiết bị và hiểu biết không đầy đủ về kỹ thuật số; 
  • Giáo viên phần lớn không quen với công nghệ mới và chưa được đào tạo đầy đủ để sử dụng hiệu quả các công cụ mới này;
  • Thanh thiếu niên Việt Nam nhận thức được rằng kiến thức về kỹ thuật số có vai trò quan trọng cho tương lai của mình nhưng không phải tất cả đều cho rằng mình được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này;
  • Những thanh thiếu niên khuyết tật, sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và dân tộc thiểu số không có chung nhận thức về giáo dục kỹ thuật số như các bạn cùng trang lứa.

Làm thế nào để “nâng cấp” trình độ kỹ thuật số 

Là những người trẻ, tinh thần chủ động học hỏi và biết tận dụng mọi nguồn lực đang có chính là công thức tối ưu giúp bạn thăng hạng cho trình độ kỹ thuật số của bản thân. Trong một bài viết trên trang web của ĐH Rasmussen, tác giả Megan Ruesink đã liệt kê ra 5 cách giúp bạn phát triển trình độ kỹ thuật số của mình. Tác giả đã mách nhỏ: “Cũng giống như học một ngôn ngữ nói, một trong những cách tốt nhất để thông thạo là đắm mình vào nó”. [5]

1. Các kỹ năng máy tính cơ bản

  • Viết email là một trong những kỹ năng bạn cần chú ý rèn giũa; 
  • Hiểu biết về các lệnh trên bàn phím sẽ giúp bạn cải thiện trình độ kỹ thuật số của bản thân; 
  • Sử dụng Prezi thay vì PowerPoint nhằm nâng cao hiệu suất và có một bài thuyết trình ấn tượng trước các giảng viên và đồng nghiệp.

2. Kỹ năng sử dụng máy tính / công nghệ nâng cao

Giống như các kỹ năng khác, bạn có thể chinh phục được những kỹ năng này nếu có công cụ phù hợp và ý chí tìm tòi học hỏi.

  • Làm quen với lập trình không còn khó vì hiện nay có rất nhiều trang web dạy lập trình cơ bản miễn phí. Ví dụ như codecademy;
  • Máy tính của bạn đang chậm dần sau thời gian dài sử dụng, nhưng chuyện đó có thể được giải quyết nếu bạn biết cách nâng cấp bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM]. 

3. An toàn trực tuyến

Hãy đặc biệt chú ý bảo vệ máy tính của bạn và bảo mật thông tin cá nhân bằng cách tìm hiểu những cách sau đây:

  • Bảo vệ máy tính của bạn khỏi virus;
  • Mã hóa ổ cứng của bạn. 

4. Đánh giá nội dung

Bạn cần biết cách xác định xem một bài báo hoặc trang web có đáng tin cậy hay không và cần lưu ý hơn nữa nếu những nguồn thông tin đó dùng cho công việc hay nghiên cứu khoa học.

Google Safe Browser là một công cụ hữu ích để biết trang web có an toàn hay không. Nhập “//google.com/safebrowsing/diagnostic? site =” trước địa chỉ trang web mà bạn sẽ truy cập để kiểm tra.

5. Tìm kiếm việc làm trực tuyến

Bạn có thể tìm được việc làm tốt nếu có chút bí quyết và tận dụng đúng nguồn lực hỗ trợ.

  • Sử dụng các trang web tuyển dụng trực tuyến như Glints, Vietnamworks, Careerbuilder. Bạn nên kiểm tra độ tin cậy của nhà tuyển dụng tiềm năng trước khi đăng tải CV;
  • Tìm kiếm các doanh nghiệp trong lĩnh vực bạn quan tâm và cập nhật các bài đăng tuyển dụng trên trang web của họ;
  • Kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng trên LinkedIn và theo dõi các công ty cùng lĩnh vực để thể hiện sự quan tâm của bạn;

Thế giới liên tục biến đổi, sự phát triển của khoa học công nghệ có thể giúp con người sống sung túc tiện nghi hơn nhưng kèm theo đó là những rủi ro, thiên tai hay dịch bệnh cũng có thể đặt con người vào tình thế khó khăn và bắt buộc họ không ngừng tìm tòi học hỏi để thích nghi và bắt kịp với chúng. Thế hệ GenZ hội tụ đủ điều kiện để tự mình trau dồi kiến thức và nâng cao những kỹ năng để hòa nhịp cùng làn sóng thay đổi ấy cũng như giúp đỡ cộng đồng vượt qua khó khăn mà họ chưa đủ khả năng khắc phục. Tiếp tục theo dõi các bài viết từ STEP để nắm bắt cho mình nhiều cơ hội trải nghiệm thú vị nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] Law, N., Woo, D., de la Torre, J., & Wong, G. [2018]. A global framework of reference on digital literacy skills for indicator 4.4. 2. UNESCO Institute for Statistics [UIS/2018/ICT/IP/51].

[2] Mô hình và khung kiến thức số. Khai thác ngày 05/03/2021 từ //nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/mo-hinh-va-khung-kien-thuc-so.html

[3] Tương lai giáo dục Việt Nam làm sao để phát triển bền vững? Khai thác ngày 27/02/2021 từ //vietcetera.com/vn/tuong-lai-giao-duc-truc-tuyen-viet-nam-lam-sao-de-phat-trien-ben-vung?fbclid=IwAR1VWGOXErjvna8uAsv_tpUQBNL-nM1WV3Z2k1jWXuFtS5hruM_uYP9PJ7A

[4] Tọa đàm: Chuyển đổi kỹ năng số ở Việt Nam. Khai thác ngày 27/02/2021 từ  //www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/t%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A0m-chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-s%E1%BB%91-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam

[5] 5 ways to develop your digital literacy skills. Retrieved from //www.rasmussen.edu/student-experience/college-life/ways-to-develop-digital-literacy-skills/

Tác giả: Thảo Lưu

Marketing thường được biết đến là ngành nghề dành cho những “bộ óc sáng tạo”. Tuy nhiên, sẽ thật khó để một marketer có thể trụ vững và thành công với nghề nếu thiếu những kiến thức và kỹ năng bổ trợ. Đây cũng chính là lý do tại sao các kỹ năng kỹ thuật [hay còn gọi là kỹ năng cứng] đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành nghề và marketing cũng không ngoại lệ.

Kỹ năng cứng rất cần thiết đối với các marketer

Kỹ năng kỹ thuật [Technical Skill] là gì?

Kĩ năng kĩ thuật [thường được gọi là kỹ năng cứng] là tài năng và chuyên môn cụ thể mà một cá nhân sở hữu thông qua kinh nghiệm và học tập, giúp họ thực hiện một nhiệm vụ hoặc công việc nhất định như suy nghĩ, phân tích dữ liệu, thiết kế, quản trị dự án hay lập trình,... 

Mặc dù các kỹ năng kỹ thuật thường được yêu cầu đối với kỹ sư, nhà phân tích kinh doanh, nhà toán học và nhà khoa học, nhiều ngành công nghiệp và ngành nghề đang cần những nhân viên có kiến ​​thức kỹ thuật nhiều hơn. Theo nhà nghiên cứu Gartner, 58% lực lượng lao động cần những kỹ năng mới để làm tốt công việc một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. 

Kỹ năng phân tích dữ liệu là cần thiết đối với các marketer

Tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật trong Marketing

Marketing, đặc biệt là Digital Marketing, là công việc xoay quanh dữ liệu. Trên thực tế, sự chuyển đổi kỹ thuật số và sự bùng nổ của dữ liệu yêu cầu các marketer phải có kỹ năng về phân tích, đánh giá và đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Thị trường dữ liệu tiếp thị toàn cầu dự kiến tăng 52,3 tỷ đô la vào năm 2021, với gần 62% chuyên gia cao cấp trong ngành sử dụng giải pháp chia sẻ dữ liệu để hỗ trợ công việc liên quan đến tiếp thị và quảng cáo. Các nhà tiếp thị sử dụng dữ liệu để kết nối, tạo ra các chiến dịch sáng tạo, chuyển đổi mọi người thành khách hàng và giữ chân người dùng. 

Những marketer có nhiều kỹ năng chuyên môn sẽ là ứng cử viên sáng giá cho các vị trí cấp cao, cũng như kiếm được mức lương cao hơn. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các vị trí cấp cao như quản lý dự án, giám đốc điều hành marketing [CMO],... ước tính kiếm được nhiều hơn 80.500 USD mỗi năm so với các nhân viên marketing bình thường.

Điều này còn xảy ra ở các ngành nghề khác. Năm 2021, mức lương trung bình lớn nhất trong ngành công nghệ Bắc Mỹ ước tính gần 24.969 USD cho các công việc liên quan đến tự động hóa và công nghệ thông tin, tiếp theo là AI với 14.175 USD và Fintech với 13.799 USD.

Marketer có nhiều kỹ năng cứng thường có mức lương cao hơn

Các kỹ năng cứng mà một Marketer cần có 

Dù ở bất kỳ ngành nghề nào, sự kết hợp cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là điều mà chúng ta quan tâm. Từ kỹ sư máy tính đến nhà báo, nhà tuyển dụng đều một số kỹ năng mềm và kỹ năng kỹ thuật nhất định. Đối với một marketer, các kỹ năng kỹ thuật sau sẽ thường được cân nhắc: 

Các kỹ năng cứng mà một Marketer cần có 


Cách mỗi marketer xác định được kỹ năng cần thiết cho bản thân:

Marketer cần hiểu rằng có những kỹ năng mà họ không nhất thiết phải học. Do vậy, trước khi quyết định tham gia một khóa học, cần phải suy xét xem loại kỹ năng nào phù hợp với công việc và bản thân. LinkedIn đã thực hiện một nghiên cứu để tìm ra những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất đối với một marketer. Theo đó, các kỹ năng kỹ thuật như phân tích dữ liệu, tiếp thị liên kết và phân tích kinh doanh là ba kỹ năng quan trọng nhất. 

Để xác định kỹ năng nào là cần thiết cho bản thân, marketer nên tìm hiểu các kỹ năng mà công ty yêu cầu, sau đó bắt đầu đánh giá mô tả công việc và so sánh với những kỹ năng mình đang có. Ngoài ra, các nhà quản lý tuyển dụng thường tạo ra một danh sách các kỹ năng "bắt buộc" và "khuyến khích" mà họ muốn ứng viên có. 

Các kỹ năng bắt buộc thường là kỹ năng kỹ thuật cần để thực hiện tốt công việc sau khi được tuyển dụng, trong khi các kỹ năng được đề xuất là những khả năng mà công ty sẵn sàng giúp nhân viên phát triển thông qua đào tạo. 

Marketer cần xác định kỹ năng nào là phù hợp và cần thiết với bản thân

Kỹ năng nào nên xuất hiện trong CV của một marketer chuyên nghiệp?

Hãy nhớ rằng một số kỹ năng được yêu cầu nhiều hơn những kỹ năng khác. Dưới đây là 20 kỹ năng hàng đầu mà các marketer nên xem xét thêm vào sơ yếu lý lịch của mình, theo Indeed:

  • Điện toán đám mây
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Lãnh đạo bán hàng
  • Phân tích
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt
  • Phát triển ứng dụng di động
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Sản xuất video
  • Sản xuất âm thanh
  • Thiết kế UX
  • Tiếp thị SEO / SEM
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Kỹ năng sáng tạo
  • Kỹ năng hợp tác
  • Khả năng thích ứng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Báo chí 
  • Thiết kế hình ảnh

Để luôn là người dẫn đầu, marketer phải luôn trau dồi thêm cho mình những kỹ năng phù hợp với bản thân và công việc hiện tại. Hãy áp dụng chúng thường xuyên nhất có thể và học thêm các kỹ năng mới khi cần thiết. Dù ở bất kỳ vai trò nào, các nhà tuyển dụng đều muốn những ứng viên có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Theo Hubspot

Sỹ Đan / Advertising Vietnam

4
0

10

80

50

Video liên quan

Chủ Đề