Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai được xem là gì

Mọi người vẫn thường hay nghe nhắc đến cụm từ đất nông nghiệp, tuy nhiên cụm từ này chỉ được mọi người hiểu đơn giản đó là đất dùng để trồng lúa và trồng hoa màu mà chưa hiểu được hết đầy đủ khái niệm đầy đủ và chính xác về loại đất nông nghiệp. Bên cạnh việc trồng lúa và hoa màu thì đất nông nghiệp còn bao gồm nhiều loại đất khác. Vậy khái niệm đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp được phân loại như thế nào? Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?Có rất rất nhiều câu hỏi liên quan đến loại đất này, hãy cùng Trần Đức Phú BDS theo dõi bài viết dưới đây để có thể giải đáp một số thắc mắc liên quan đến đất nông nghiệp nhé.

Khái niệm đất nông nghiệp

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về các loại đất ở Việt Nam thì đất nông nghiệp [ký hiệu là đất 03] được hiểu là đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Loại đất này là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt, chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời cung ứng các sản phẩm cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

khái niệm đất nông nghiệp cùng tìm hiểu tiếp theo

Phân loại đất nông nghiệp

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta còn khá lớn chiếm khoảng 82.4% diện tích đất tự nhiên [số liệu tính đến ngày 31/12/2018] và được chia thành nhiều loại đất khác nhau dựa theo mục đích sử dụng đất.Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì đất nông nghiệp được phân loại như sau:

1. Đất nông nghiệp trồng cây hằng năm

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm [ký hiệu là đất BHK ] là đất dùng để trồng lúa và các loại cây hoa màu có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trong khoảng thời gian rất ngắn thường thì không quá một năm như trồng các loại cây ngô, sắn, khoai, mía,

2. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

Đây là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm, khoảng thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch lâu hơn các loại cây trồng hằng năm như trồng các loại cây thân gỗ tràm, bạch đàn,hoặc các loại cây sinh trưởng trong khoảng một năm nhưng lại cho thu hoạch trong nhiều năm như cây thanh long, vải, bưởi, nhãn, sầu riêng,

3. Đất nông nghiệp dùng để chăn nuôi

Đây là loại đất được dùng chủ yếu với mục đích chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,và đất trồng cỏ để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi đó.

4. Đất rừng sản xuất

Đây là loại đất lâmnghiệp rất quan trọng, là đất rừng tự nhiên nhưng được Nhà nước giao cho các tổ chức chăm sóc nhằm mục đích quản lý bảo vệ và phát triển rừng như thực hiện các dự án trồng rừng hoặc xây khu du lịch sinh thái

5. Đất rừng phòng hộ

Loại đất này được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, đất, giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai, cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Nhà nước sẽ giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đồng thời thực hiện các chủ trương phòng hộ.

6. Đất rừng đặc dụng

Là đất được sử dụng với mục đích chủ yếu là bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng và phục vụ nghiên cứu khoa học. Đồng thời có thể kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh, khu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ.

7. Đất nuôi trồng thủy sản, làm muối

Là đất thường dùng để nuôi trồng thủy sản và làm muối. Bao gồm các phần đất ao, hồ, sông, ngòi được cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Đây là một phần đất đặc thù phù hợp với ưu thế đường bờ biển dài của nước ta thuận lợi cho việc làm muối.

8. Đất nông nghiệp khác

Là đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi được pháp luật cho phép, đất ươm tạo cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp, đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu thí nghiệm.

Có được phép xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, chủ sở hữu đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp kể cả việc xây 1 căn nhà trú ẩn tạm bợ.

Nếu người dân cố tình vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 30 triệu đồng. Đồng thời buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất như trước khi vi phạm như tháo dỡ nhà ở và các công trình đã xây trên phần đất đó. Như vậy, chủ sở hữu sẽ lại tốn thêm một khoản chi phí cho việc tháo dỡ.

Do đó, nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp bắt buộc chủ sở hữu phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Ngay khi hoàn thành xong thủ tục chuyển đổi, bạn chỉ cần xin cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng là đã có thể bắt đầu thi công.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là gì?

Muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư cần được sự cho phép từ cơ quan nhà nước. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng, cần dựa vào các điều kiện sau:

Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của UBND quận [huyện] nơi có đất nông nghiệp đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước thẩm quyền. Để nắm được vấn đề này bạn có thể đến trực tiếp UBND quận [huyện] để hỏi rõ kế hoạch sử dụng đất của địa phương và xem thử đất nông nghiệp mà mình đang sở hữu có nằm trong diện quy hoạch hay không.

Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Xem thêm:Cách chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư và chi phí?

Thủ tục, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào?

Khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng của đất Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [sổ đỏ] hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở [sổ hồng] hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan Tài nguyên & Môi trường. Nếu hồ sơ hợp lệ họ sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau:

Thẩm tra hồ sơ và xác minh thực địa, từ đó thẩm định nhu cầu về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Hướng dẫn bạn thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng theo Pháp luật quy định.

Trình quyết định về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên UBND quận [huyện] có thẩm quyền.

Cập nhật, sửa đổi cơ sở dữ liệu về đất đai, hồ sơ địa chính.

Trong vòng 15 ngày, người sử dụng đất sẽ nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan tài nguyên và môi trường nơi đã nộp hồ sơ.

Xem thêm:Giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư năm 2021

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến khái niệm đất nông nghiệp. Trần Đức Phú BDS hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về đất nông nghiệp, bên cạnh đó cũng giúp bạn hiểu được một số quy định của pháp luật về việc xây nhà trên đất nông nghiệp này để tránh những sự cố đáng tiếc không mong muốn.

Video liên quan

Chủ Đề