Đơn vị phân loại nhỏ nhất của the giới sống là gì a ngành B lớp C loại D giới

        1. Khái niệm

        Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

        Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


 

        Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

        Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

    2. Tế bào

    Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.

    Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào [học thuyết TB]

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

    1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

    Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.


 

    2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

    Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường → sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

    Mọi cấp độ tổ chức từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống → hệ thống cân bằng và phát triển.

    3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

    Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau → thế giới sống đa dạng và phong phú.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Câu 1 trang 9 SGK Sinh học 10: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

    Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.

Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào →cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


Câu 2 trang 9 SGK Sinh học 10: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

    Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...

Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.


Câu 3 trang 9 SGK Sinh học 10: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

    Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

    Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

    Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.


   Câu 4 trang 9 SGK Sinh học 10: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì

    a] Chúng sống trong những môi trường giống nhau.


    b] Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

    c] Chúng đều có chung một tổ tiên.

    d] Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Xem thêm: Trắc Nghiệm Sinh Học 10

Đơn vị phân loại [tiếng Anh: taxon, số nhiều: taxa, tiếng Hán: 分類單元 / 分类单元, Hán - Việt: Phân loại đơn nguyên] là đơn vị thao tác khách quan trong công tác phân loại, tên gọi và đặc trưng phân loại có quy định đặc biệt, là chỉ một chủng loại đơn vị phân loại cụ thể trong tầng lớp cấp bậc. Ví dụ như, một chi [sinh học] cụ thể, một họ [sinh học] cụ thể, một bộ [sinh học] cụ thể, v.v.

Voi châu Phi tạo thành chi Loxodonta, một đơn vị phân loại được chấp nhận rộng rãi.

Trong sinh vật học, một đơn vị phân loại [taxon] là một nhóm cá thể thuộc bất kỳ một mức độ nào của thang chia bậc. Nói cách khác "taxon" là nhóm sinh vật có thật được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ mức độ nào. Như vậy khái niệm taxon luôn bao hàm ý về những đối tượng cụ thể. Mặc dù không cần thiết, một taxon thường được gọi bằng một tên cụ thể và đưa ra một thứ hạng. Nếu một taxon được đặt một tên khoa học, nó sẽ phải tuân theo quy định mà đã được tiêu chuẩn hóa từ trước

Thuật ngữ taxon [đơn vị phân loại] lần đầu được sử dụng vào năm 1926 Adolf Meyer-Abich cho nhóm động vật. Về phía thực vật, đó là lời đề nghị của Herman Johannes Lam vào năm 1948, và nó đã được thông qua tại VII Hội Thực Vật Học Quốc tế, được tổ chức vào năm 1950.

Bậc phân loại là thế hệ phân loại được xếp đặt theo thứ tự cấp bậc từ các đơn vị phân loại. Trong phân loại học có 7 ngôi thứ phân loại cơ bản, bao gồm giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Để cho xem xét kĩ càng thêm, nên thường chất thêm ngôi thứ trung gian giữa những ngôi thứ cơ bản này, như các ngôi thứ của bậc á [tiền tố sub-] và tổng [tiền tố super-].

Thông qua bậc phân loại, chúng ta có thể hiểu ra vị trí phân loại và tiêu chuẩn tiến hoá của một chủng hoặc một loài côn trùng, ví như vị trí phân loại của châu chấu Đông Á Locusta migratoria manilensis là:[1]

Vị trí phân loại của châu chấu Đông Á Locusta migratoria manilensis Thứ bậc phân loại Đơn vị phân loại
Giới Giới Động vật Animalia
Ngành Ngành Động vật Chân khớp Arthropoda
Lớp Lớp Côn trùng Insecta
Phân lớp Phân lớp Côn trùng có cánh Pterygota
Bộ Bộ Cánh thẳng Orthoptera
Tổng họ Tổng họ Châu chấu Acridoidea
Họ Họ Châu chấu Acrididae
Phân họ Phân họ Châu chấu phát tán Oedipodinae
Chi Chi Châu chấu phát tán Locusta
Loài Loài Châu chấu phát tán Locusta migratoria
Phân loài Phân loài Châu chấu phát tán Locusta migratoria manilensis [Meyen]

Trong phân loại côn trùng, ngôi thứ Tổng họ cộng thêm đuôi từ -oidea, ngôi thứ Họ cộng thêm đuôi từ -idae, ngôi thứ Phân họ cộng thêm đuôi từ -inae, tông cộng thêm đuôi từ -ini. Chữ cái đầu tiên của cấp bậc chi và các tên gọi đơn vị ở trên nhất luật yêu cầu viết chữ in.

  • Miêu tả theo nhánh học
  • Bậc phân loại

  1. ^ “Taxonomy - Locusta migratoria manilensis [Oriental migratory locust]”. www.uniprot.org.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đơn_vị_phân_loại&oldid=65401385”

Video liên quan

Chủ Đề