Đóng bảo hiểm 12 năm rút được bao nhiêu tiền

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.

Đối tượng tham gia

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Quyền lợi khi tham gia

+ Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu
+ Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia
+ Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng
+ Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân
+ Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.

Phương thức và thời điểm đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau:


STTPhương thức đóngThời điểm đóng1Đóng hàng thángTrong tháng2Đóng 3 thángTrong quý3Đóng 6 tháng4 tháng đầu4Đóng 12 tháng7 tháng đầu5Đóng 1 lần cho nhiều năm, không quá 5 năm một lầnTại thời điểm đăng ký   6Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng]   Tại thời điểm đăng ký


*Lưu ý:
- Nếu quá thời điểm đóng mà người tham gia không đóng BHXH thì coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.
- Người tạm dừng đóng BHXH tự nguyện nếu muốn tham gia tiếp thì phải đăng ký lại mức thu nhập làm căn cứ đóng và phương thức đóng;
- Người tham gia có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù bằng tổng mức đóng các tháng chậm đóng áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước kiền kề với năm đóng.
- Được thay đổi phương thức đóng sau khi đã thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Mức đóng

- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
- Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng: được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 hoặc 6 hoặc 12.
- Đóng 1 lần cho những năm về sau: được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng; [lưu ý: đóng trước từ đủ 02 năm mới được chiết khấu]
- Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu: được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng;

* Lưu ý:
- Người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng mức chênh lệch nếu Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo khi đã đóng theo phương thức đã đăng ký [3, 6, 12 tháng/lần hoặc một lần cho những năm về sau].


 

Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ của Nhà nước

Từ 01/01/2022, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm [120 tháng], cụ thể:

Theo quy định người tham gia có quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đề nghị gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cách tính BHXH 1 lần online dưới đây sẽ giúp người hưởng chế độ có thể biết được mức hưởng dự kiến được nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Hướng dẫn tính mức hưởng BHXH 1 lần năm 2023

1. Công thức áp dụng tính BHXH 1 lần

Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương [Mbqtl] tháng đóng BHXH như sau:

Công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần = {[1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014] + [2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014]} x Mbqtl

Trường hợp NLĐ tham gia BHXH chưa đủ 1 năm

Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.1. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

1.2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Căn cứ theo thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo bảng hệ số trượt giá tính BHXH năm 2023 như sau:

Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

NămMức điều chỉnhNăm Mức điều chỉnh < 19955,2620101,7719954,4620111,5019964,2220121,3719974,0920131,2819983,8020141,2319993,6420151,2320003,7020161,1920013,7120171,1520023,5720181,1120033,4620191,0820043,2120201,0520052,9620211,0320062,7620221,0020072,5520231,0020082,0720091,94

Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

NămMức điều chỉnhNămMức điều chỉnh20082,0720171,1520091,9420181,1120101,7720191,0820111,5020201,0520121,3720211,0320131,2820221,0020141,2320231,0020151,2320161,19

1.3. Cách tính làm tròn thời gian tham gia BHXH

Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:

  • Từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm

  • Từ 07 - 11 tháng được tính là một năm = 1 năm

Ví dụ: Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau:

  • Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 4.500.000 đồng

  • Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 8.500.000 đồng

  • Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 9.500.000 đồng

Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm

Thời gian tham gia BHXH của  A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm.

Mức bình quân tiền lương của A = [[3*4.500.000*1,08] + [12*8.500.000*1,05] + [12*8.500.000*1,03] + [6*8.500.000*1,00] + [6*1,00*9.500.000] + [3*1,00*9.500.000]] /42 = 8.648.571 đồng

Do thời gian đóng BHXH của A hoàn toàn sau năm 2014 nên công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần = 2* Tổng thời gian đóng BHXH* Mức bình quân tiền lương

Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần của A nhận được = 2*3,5*8.648.571= 60.539.997 đồng

2. Cách tính BHXH 1 lần online năm 2023

Việc áp dụng công thức tính như trên dễ khiến nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc tính toán và rất dễ nhầm lẫn dẫn đến kết quả tính ra không chính xác.

Để giúp người lao động có thể tính toán mức hưởng BHXH một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn, người lao động có thể sử dụng phần mềm tính BHXH 1 lần online theo quy trình các bước gồm tính tổng thời gian hưởng BHXH 1 lần trên VssID sau đó sử dụng hệ thống tính BHXH 1 lần trực tuyến trên LuatVietNam.

Cụ thể, người lao động sẽ thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tính thời gian đóng BHXH và mức lương đóng BHXH trên VssID

Người lao động có thể nhanh chóng tính được tổng thời tham gia đóng BHXH của mình trên VssID bằng cách sử dụng chức năng tra cứu quá trình tham gia trên ứng dụng này. Trong trường hợp không có ứng dụng người lao động cũng có thể sử dụng 1 trong 4 cách tra cứu BHXH thay thế tại - //ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi.

Tính thời gian đóng BHXH 1 lần trên VssID

Khi tính mức hưởng BHXH 1 lần người lao động cần quan tâm đến 2 yếu tố trên VssID gồm 

  • Tổng thời gian tham gia BHXH

  • Các mức tiền lương đóng BHXH tại mỗi giai đoạn

Bước 2: Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam

Đường link công cụ tính bhxh 1 lần trên LuatVietNam như sau: //luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html

Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam

Đối với người lao động làm việc tại nhiều công ty thì mỗi công ty sẽ tương ứng với 1 dòng giai đoạn. Người lao động chọn "THÊM GIAI ĐOẠN" để bổ sung các trường thông tin tương ứng.

Bước 3: Điền thông tin theo hướng dẫn

Người lao động sau khi nhận kết quả tra cứu quá trình tham gia BHXH thì điền đầy đủ các trường thông tin tương ứng về các giai đoạn nộp BHXH và mức lương đóng BHXH của mình. Sau đó nhấn chọn "TÍNH BHXH" để xem kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả

Diễn giải cách tính BHXH 1 lần để có kết quả như trên:

1. Thời gian tham gia BHXH: 03 năm 6 tháng

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 03 năm 6 tháng

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000*1,08*3 = 14.580.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,05*12 = 107.100.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,03*12 = 105.060.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,00*6 = 51.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*6 = 57.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*3 = 28.500.000 đồng

- Tổng tiền đóng BHXH = 14.580.000 + 107.100.000 + 105.060.000 + 51.000.000 + 57.000.000 + 28.500.000 = 363.240.000 đồng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 363.240.000/42 = 8.648.571 đồng

3. Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

8.648.571 x 3,5 năm x 2 = 60.539.997 đồng

Như vậy, tổng tiền BHXH 1 lần được nhận là 60.539.997 đồng

*Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá năm 2023

Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH 1 lần tại thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và tổng thời gian tham gia BHXH trước đó.

3. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ theo quy định tại Điều 109, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a] Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b] Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c] Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

3.1 Nơi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Người lao động trực tiếp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nơi đang cư trú [nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú] để nộp hồ sơ. Khi đi NLĐ mang theo CMND/ Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Thời hạn nộp hồ sơ: là 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nộp hồ sơ quy định tại điều 109 nêu trên.

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động phương pháp tính BHXH 1 lần và cách tính BHXH 1 lần online. Người lao động có thể dễ dàng tính được mức hưởng BHXH 1 lần từ đó đưa ra quyết định có nên rút BHXH hay không?

Bên cạnh đó việc rút BHXH 1 lần từ sớm sẽ khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và không được hưởng lương hưu khi về già.

Chủ Đề