Động cơ hành vi là gì

Có nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải động cơ. Mặc dù mỗi học thuyết đều bị giới hạn trong một phạm vi nào đó nhưng khi xem xét các ý tưởng mấu chốt trong từng học thuyết, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về động cơ.

Researchers have developed a number of theories to explain motivation. Each individual theory tends to be rather limited in scope. However, by looking at the key ideas behind each theory, you can gain a better understanding of motivation as a whole.

Động cơ là cái khởi nguồn, dẫn dắt và duy trì các hành vi có mục đích. Nó chính là thứ khiến chúng ta phải hành động, dù là ăn để không đói hay học đại học để lấy bằng. Nguồn căn sâu xa của động lực có thể đến từ các yếu tố sinh học, xã hội, cảm xúc hoặc nhận thức trong tự nhiên. Sau đây là một số học thuyết về động cơ nổi bật:

Motivation is the force that initiates, guides and maintains goal-oriented behaviors. It is what causes us to take action, whether to grab a snack to reduce hunger or enroll in college to earn a degree. The forces that lie beneath motivation can be biological, social, emotional or cognitive in nature. Learn more about some of the different theories of motivation:

Thuyết động cơ bản năng. Instinct Theory of Motivation

Theo như thuyết này, động cơ khiến con người thực hiện một số hành vi nhất định là vì chúng ta đã được lập trình như vậy từ lúc mới sinh ra. Ví dụ như sự di cư theo mùa của động vật. Chúng không học cách di cư, đây là loại hành vi bản năng khiến chúng di cư vào một số thời điểm nhất định trong năm.

According to instinct theories, people are motivated to behave in certain ways because they are evolutionarily programmed to do so. An example of this in the animal world is seasonal migration. These animals do not learn to do this, it is instead an inborn pattern of behavior. Instincts motivation some species to migrate at certain times each year.

William James đã lên danh sách các hành vi bản năng bao gắn bó, chơi đùa, xấu hổ, giận dữ, sợ hãi, ngượng ngùng, khiêm tốn và yêu thương. Vấn đề chính của học thuyết này là nó không thực sự lý giải được hành vi mà chỉ đơn giản là mô tả nó.

William James created a list of human instincts that included such things as attachment, play, shame, anger, fear, shyness, modesty and love. The main problem with this theory is that it did not really explain behavior, it just described it.

Đến những năm 1920, học thuyết này bị xếp lại, tạo điều kiện cho các học thuyết khác phát huy thế mạnh. Nhưng trong lĩnh vực tâm lý học tiến hóa, người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của gen và đặc tính di truyền lên hành vi.

By the 1920s, instinct theories were pushed aside in favor of other motivational theories, but contemporary evolutionary psychologists still study the influence of genetics and heredity on human behavior.

Thuyết động cơ thúc đẩy. Incentive Theory of Motivation

Thuyết này cho rằng con người có động cơ hành động là do các phần thưởng. Ví dụ, bạn đi làm chăm chỉ mỗi ngày để được hưởng lương – một dạng phần thưởng bằng tiền. Các khái niệm về hành vi học tập như sự liên tưởng và củng cố đóng một vai trò quan trọng trong học thuyết này.

The incentive theory suggests that people are motivated to do things because of external rewards. For example, you might be motivated to go to work each day for the monetary reward of being paid. Behavioral learning concepts such as association and reinforcement play an important role in this theory of motivation.

Học thuyết này có một số điểm tương đồng với các quan niệm về điều kiện hóa từ kết quả. Trong loại hành vi học tập này, chủ thể học các hành vi thông qua việc liên tưởng kết quả. Các tác nhân tích cực [thưởng] củng cố hành vi còn các tác nhân tiêu cực [phạt] làm suy yếu hành vi.

This theory shares some similarities with the behaviorist concept of operant conditioning. In operant conditioning, behaviors are learned by forming associations with outcomes. Reinforcement strengthens a behavior while punishment weakens it.

Cả hai quá trình đều tương tự nhau, tuy nhiên chúng ta vấn thường chọn cách hành xử giúp ta được thưởng hơn. Phần thưởng càng lớn thì con người lại càng có động lực để đeo đuổi các tác nhân củng cố đó.

While incentive theory is similar, it instead proposes that people intentionally pursue certain courses of action in order to gain rewards. The greater the perceived rewards, the more strongly people are motivated to pursue those reinforcements.

Thuyết động cơ về nhu cầu sinh lý. Drive Theory of Motivation

Theo thuyết này, động cơ khiến con người thực hiện hành vi là để giảm bớt các căng thẳng bên trong xảy ra khi nhu cầu không được đáp ứng. Ví dụ, bạn uống nước để cơ thể không khát.

According to the drive theory of motivation, people are motivated to take certain actions in order to reduce the internal tension that is caused by unmet needs. For example, you might be motivated to drink a glass of water in order to reduce the internal state of thirst.

Học thuyết này tỏ ra rất hữu ích khi giải thích những hành vi liên quan tới sinh lý như đói hoặc khát. Hạn chế của nó là các hành vi được thực hiện không phải lúc nào cũng do các nhu cầu sinh lý. Ví dụ, người ta vẫn ăn kể cả khi không thực sự đói.

This theory is useful in explaining behaviors that have a strong biological component, such as hunger or thirst. The problem with the drive theory of motivation is that these behaviors are not always motivated purely by physiological needs. For example, people often eat even when they are not really hungry.

Thuyết động lực kích thích. Arousal Theory of Motivation

Thuyết động lực kích thích cho rằng con người thực hiện một hành vi nào đó là để tăng hoặc giảm mức độ kích thích.

The arousal theory of motivation suggests that people take certain actions to either decrease or increase levels of arousal.

Ví dụ khi không bị kích thích mạnh, người ta chỉ đơn giản là thực hiện các hành vi như xem phim hoặc đi dạo. Mặt khác, khi bị kích thích mạnh, người ta có thể tìm kiếm các cách thức khác phức tạp hơn như thiền hay đọc sách.

When arousal levels get too low, for example, a person might watch an exciting movie or go for a jog. When arousal levels get too high, on the other hand, a person would probably look for ways to relax such as meditating or reading a book.

Theo học thuyết này, chúng ta duy trì mức độ kích thích ở mức tối ưu nhất, mặc dù mức tối ưu này ở mỗi người và mỗi hoàn cảnh là khác nhau.

According to this theory, we are motivated to maintain an optimal level of arousal, although this level can vary based on the individual or the situation.

Thuyết động cơ nhân văn. Humanistic Theory of Motivation

Thuyết động cơ nhân văn dựa trên quan điểm con người có các lý do mang tính nhận thức mạnh mẽ để thực hiện các hành vi. Minh họa nổi tiếng nhất cho quan điểm này là Tháp nhu cầu của Maslow, thể hiện động cơ ở các mức độ khác nhau.

Humanistic theories of motivation are based on the idea that people also have strong cognitive reasons to perform various actions. This is famously illustrated in Abraham Maslow’s hierarchy of needs which presents different motivations at different levels.

Đầu tiên, con người muốn đạt được các nhu cầu sinh lý cơ bản như thức ăn, chỗ ở, cũng như được đảm bảo an toàn, được yêu thương và được quý trọng. Khi các cấp thấp đã hoàn thành thì mức ưu tiên động cơ tiếp theo sẽ là nhu cầu tự khẳng định bản thân, hoặc sự tự thể hiện mình.

First, people are motivated to fulfill basic biological needs for food and shelter, as well as those of safety, love, and esteem. Once the lower level needs have been met, the primary motivator becomes the need for self-actualization, or the desire to fulfill one’s individual potential.

Học thuyết động cơ kỳ vọng. Expectancy Theory of Motivation

Thuyết kỳ vọng cho rằng khi ta nghĩ về tương lai, ta hình thành các kỳ vọng khác nhau về thứ sắp xảy ra. Khi ta dự đoán về một kết quả khả quan, ta sẽ thực sự tin mình có thể biến điều đó thành hiện thực. Niềm tin tạo động cơ cho ta nỗ lực để đạt được thành quả đó.

The expectancy theory of motivation suggests that when we are thinking about the future, we formulate different expectations about what we think will happen. When we predict that there will most likely be a positive outcome, we believe that we are able to make that possible future a reality. This leads people to feel more motivated to pursue those likely outcomes.

Theo đó, động cơ có 3 thành tố cơ bản: niềm tin vào một kết quả tốt [kỳ vọng – expectancy], kết quả tốt sẽ có thưởng [công cụ – instrumentality] và mức giá trị của phần thưởng [mức giá trị – valence]. Như vậy, những thứ không thể giúp người ta tạo ra các kết quả tốt thì xem như có mức giá trị thấp, còn ngược lại, nếu mang đến kết quả tốt chứng tỏ mức giá trị của nó cao.

The theory proposes that motivations consist of three key elements: valence, instrumentality, and expectancy. Valence refers to the value with place on the potential outcome. Things that seem unlikely to produce personal benefit have a low valence, while those that offer immediate personal rewards have a  higher valence.

Công cụ là việc con người ta tin tưởng bản thân đóng một vai trò nào đó giúp đưa đến một kết quả nào đó. Nếu sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể, chủ thể sẽ cảm thấy ít có động lực để hành động. Nếu chủ thể đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của cả tổ chức, họ sẽ cảm thấy gắn bó với công việc hơn.

Instrumentality refers to whether people believe that they have a role to play in the predicted outcome. If the event seems random or outside of the individual’s control, people will feel less motivated to pursue that course of action. If the individual plays a major role in the success of the endeavor, however, people well feel more instrumental in the process.

Kỳ vọng là niềm tin vào khả năng tạo ra kết quả của chủ thể. Nếu họ cảm thấy mình không đủ kỹ năng hay kiến thức để đạt được kết quả mong muốn, họ sẽ không có động lực cố gắng. Những người tin vào khả năng của bản thân, ngược lại, sẽ có khả năng đạt mục tiêu cao hơn.

Expectancy is the belief that one has the capabilities to produce the outcome. If people feel like they lack the skills or knowledge to achieve the desired outcome, they will be less motivated to try. People who feel capable, on the other hand, will be more likely to try to reach that goal.

Kết luận. Final Thoughts

Một học thuyết riêng rẽ sẽ không thể giải thích động cơ cho các hành vi của con người một cách đầy đủ, tuy nhiên cứ nghiên cứu từng học thuyết đơn lẻ, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về động cơ nói chung. Trong thực tế, có vô vàn các lý do khiến ta thực hiện một hành vi nhất định nào đó.

While no single theory can adequately explain all human motivation, looking at the individual theories can offer a greater understanding of the forces that cause us to take action. In reality, there are likely many different forces that interact to motivate behavior.

Nguồn: //www.verywell.com/theories-of-motivation-2795720

Như Trang.

Chủ Đề