Đun Triolein với dung dịch H2SO4 loãng viết phương trình Hóa học gọi tên sản phẩm

Có hàng nghìn phản ứng hóa học và để nhớ được các phương trình hóa học đó thật không dễ dàng. Bài học này giúp bạn cân bằng phản ứng hóa học [C17H33COO]3C3H5 + H2 một cách dễ dàng với đầy đủ điều kiện. 

  • Phản ứng hóa học:

        [C17H33COO]3C3H5 + 3H2  [C17H35COO]3C3H5

    Điều kiện phản ứng

    - Đun nóng ở 175 – 190°C, xúc tác niken

    Cách thực hiện phản ứng

    - Đun nóng hỗn hợp triolein và H2 với xúc tác niken, ở 175 – 190°C.

    Hiện tượng nhận biết phản ứng

    - Ban đầu triolein ở thể lỏng, kết thúc phản ứng thu được sản phẩm ở thể rắn.

    Bạn có biết

    - Các este có gốc không no khác cũng có phản ứng cộng H2 tương tự triolein.

    - Phanr ứng này được dung trong công nghiệp để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn thuận lợi cho vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.

  • Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Chất nào sau đây khoong tham gia phản ứng cộng với H2?

     A. Triolein.

     C. Etyl axetat.

     B. Vinyl axetat.

     D. Anlyl axetat.

    Hướng dẫn: etyl axetat không có phản ứng cộng H2

    Đáp án C.

    Ví dụ 2: Xúc tác cho phản ứng cộng H2 vào triolein là

     A. Ni.

     B. N.

     C. Pb.

     D. P.

    Hướng dẫn:

    Xúc tác cho phản ứng cộng H2 vào triolein là niken.

    Đáp án A.

    Ví dụ 3: Thể tích H2 cần dung để phản ứng vừa đủ với 0,05 mol triolein là

     A. 1,12 lít.

     B. 2,24 lít.

     C. 3,36 lít.

     D. 4,48 lít.

    Hướng dẫn:

    Đáp án C.

  Tải tài liệu

Bài viết liên quan

« Bài kế sau Bài kế tiếp »

Phản ứng hóa học:

Điều kiện phản ứng

- Đun nóng ở 175 – 190°C, xúc tác niken

Cách thực hiện phản ứng

- Đun nóng hỗn hợp triolein và H2với xúc tác niken, ở 175 – 190°C.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ban đầu triolein ở thể lỏng, kết thúc phản ứng thu được sản phẩm ở thể rắn.

Bạn có biết

- Các este có gốc không no khác cũng có phản ứng cộng H2tương tự triolein.

- Phản ứng này được dung trong công nghiệp để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn thuận lợi cho vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về Hidro nhé.

I. Giới thiệu về hidro

Hidro là một nguyên tố hóa học phi kim có số hiệu nguyên tử là 1 và nguyên tử khối cũng bằng 1. Cấu hình electron là1s1,thuộcchu kì 1,nhóm IA.

II. Tính chất vật lí của hidro

- Ở điều kiện thường hidro tồn tại ở dạng phân tửH2gồm hai nguyên tử hidro. KhíH2nhẹ hơn không khí 14,5 lần [229], không màu, không mùi, ít tan trong nước, dễ cháy tạo thành hơi nước, có nhiệt độ sôi -252,87 °C và nhiệt độ nóng chảy -259,14 °C…

-Khí hydro nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng ở gần mặt đất, do đó khí hydro tồn tại chủ yếu trong các tầng cao của khí quyển Trái Đất. Còn lại hidro chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất.

III.Tính chất hóa học của hidro

1. Tác dụng với kim loại

Hidro có khả năng tác dụng với kim loại tạo thành muối hidrua

Ví dụ:

2. Tác dụng với phi kim

Hidro tác dụng được với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao

Ví dụ:

* Tác dụng với phi kim halogen

Khi hidro tác dụng với phi kim halogen tạo khí hiđro halogenua. Chúng dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axít halogenhiđric.

3. Tác dụng với oxit kim loại

Hidro khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại và hơi nước.

Ví dụ:

Khí hidro tác dụng với đồng [II] oxit, sắt [II] oxit

IV. Điều chế khí hiđro

Có 2 cách để chúng ta có thểđiều chế khí hidrođó là:

Trong phòng thí nghiệm:

Phương pháp điều chế Hidro trong phòng thí nghiệm

-Nguyên liệu: bao gồm dung dịch axit và kim loại.

+ Kim loại bao gồm: Fe, Pb, Zn, Al,…

+ Dung dịch axit gồm: H2SO4loãng và HCl loãng.

PTHH:Zn + HCl → ZnCl2+ H2

-Để điều chế và thu được khí hidro sẽ có 2 cách đó là đẩy không khí hoặc đẩy nước.

Trong công nghiệp

Phương pháp điện phân nước trong công nghiệp

-Phương pháp điện phân nước: 2H2O → 2H2 + O2

Trong công nghiệp để điều chế hiđro thì người ta thường dùng than khử oxi trong lò khí của nước hoặc điện phân nước hay điều chế H2từ khí dầu mỏ, khí thiên nhiên.

V. Ứng dụng của Hidro

Khí hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu vì khí hidro cótính chất là rấtnhẹ, cótính khử và khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt.

Tận dụng những tính chất đặc biệtnày mà người ta sử dụng hidro để:

-Làm nhiên liệu cho đông cơ tên lửa, ô tô.

-Dùng trong đèn xì oxi-hidro để hàn cắt kim loại.

-Là nguyên liệu để sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

-Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.

-Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì hidro là khí nhẹ nhất.

Phản ứng hóa học:

Điều kiện phản ứng

- Đun sôi nhẹ.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho 2ml triolein vào ống nghiệm, sau đó cho tiếp dung dịch 1 ml NaOH 30%. Lắc đều ống nghiệm rồi đun cách thủy trong 5 phút.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ban đầu chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. Sau phản ứng chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng xà phòng hóa.

- Các este khác cũng có phản ứng xà phòng hóa tương tự triolein.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về phương pháp giải bài tập phản ứng xà phòng hóa nhé.

A. Phương pháp giảibài tập phản ứng xà phòng hóa

I. Phản ứng xà phòng hóa lipit

Khi đun nóng với dung dịch kiềm [NaOH hoặc KOH] thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

-Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit [tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit].

-Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.

II. Phản ứng xà phòng hóa este

- Phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ [phản ứng xà phòng hóa]:

[RCOO]nR’ + nNaOH → nRCOONa + R’[OH]n

R[COOR’]m+ mNaOH → R[COONa]m+ mR’OH

Rn[COO]n.mR’m+ n.m NaOH → nR[COONa]m+ mR’[OH]n

- Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt có thể tạo ra muối và anđehit hoặc muối và xeton hoặc 2 muối hoặc 1 phân tử duy nhất:

+ Este bị thủy phân trong môi trường kiềm cho muối và anđehit có dạng:

RCOO-CH=CH-R’ [tạo rượu không bền nên bị chuyển hoá thành andehit]

VD: RCOO-CH=CH2+ NaOH → RCOONa + CH3CHO

+ Este thuỷ phân trong môi trường kiềm cho muối và xeton có dạng:

RCOO-C[R’]=CH-R’’

VD: RCOO-C[CH3]-CH3+ NaOH → RCOONa + CH3-CO-CH3

+ Este của axit và phenol bị thủy phân trong môi trường kiềm dư cho 2 muối:

RCOOC6H5+ 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O

+ Este vòng bị thủy phân cho 1 phân tử duy nhất:

B. Ví dụ minh họa dạng bài tập phản ứng xà phòng hóa

Ví dụ 1:Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 2,90.

B. 4,28.

C. 4,10.

D. 1,64.

Lời giải

nCH3COOC2H5= 0,05 mol;

nNaOH= 0,02 mol⇒ este dư

Rắn khan chỉ có 0,02 mol CH3COONa⇒ m = 0,02 . 82 = 1,64g

Ví dụ 2:Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là.

A. 200,8.

B. 183,6.

C. 211,6.

D. 193,2.

Lời giải

ntristearin = 178/890= 0,2 mol

[C17H35COO]3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5[OH]3

nmuối= 3.0,2 = 0,6 mol

M = 322.0,6 = 193,2 g

Ví dụ 3:Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14g một mẫu chất béo, cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo.

Lời giải

mKOH= 15.0,1.56 = 84 mg

=> số miligam KOH cần dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1g mẫu chất béo là: 84/14 = 6 mg

=> chỉ số axit của mẫu chất béo là: 6

Ví dụ 4.Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0.94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là

A. CH3COOCH3và CH3COOC2H5

B. C2H5COOCH3và C2H5COOC2H5

C. CH3COOC2H5và CH3COOC3H7

D. HCOOCH3và HCOOC2H5

Lời giải

Áp dụng bảo toàn khối lượng

=> khối lượng NaOH là 1g

Số mol NaOH là 0,025 mol

RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH

0,025 → 0,025 → 0,025 → 0,025

MRCOONa= 2,05/0,025 = 82 => R = 15 → CH3

MR'OH= 0,94/0,025 = 37,6

=> R' = 20,6 → R1= 15 [CH3]; R2= 29 [C2H5]

Ví dụ 5:Cho 0,1 mol tristearin [C17H35COO]3C3H5tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là:

A. 27,6.

B. 4,6.

C. 14,4.

D. 9,2.

Lời giải

[C17H35COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5[OH]3

0,1 → 0,1

Ta có: nglixerol= ntristearin= 0,1mol → mglixerol= 0,1.92 = 9,2g

Ví dụ 6.Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải

nNaOH= 0,3 mol = 2neste

Do este đơn chức => chứng tỏ X là este của phenol RCOOC6H4R1

RCOOC6H4R1+ 2NaOH → RCOONa + R1C6H4ONa + H2O

=> nH2O= nX= 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng: mX= mhữu cơ+ mH2O– mNaOH= 20,4 gam

=> MX= R + R1 + 120 = 136 => R + R1 = 16

+] R = 15 [CH3] thì R1 = 1 [H] => 1 CT: CH3COOC6H5

+] R = 1 [H] thì R1 = 15 [CH3] => 3CT : o, m, p-HCOOC6H4CH3

=> Tổng cộng có 4 CT

Video liên quan

Chủ Đề