Đường bao nhiêu là bị tiểu đường

Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL [6.6 mmol/L], được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose [OGTT]

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 200mg/dL [11.1 mmol/L] là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c [HbA1c]

HbA1c dưới 48mmol/mol [6,5%] là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thấp

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL [3.9 mmol/L] thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời. Nếu chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường thì không nguy hiểm mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết tiếp tục giảm và bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin thì rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Chỉ số đường huyết có nguy cơ bị đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ cao [tiền đái tháo đường] được tóm tắt trong bảng sau:

Chỉ số đường huyết bình thường trong thai kỳ

Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai. Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng: – Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 [3,94 mmol/L ± 0,43] – Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 [6.05mmol/L ± 0.72] – Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 [5.52mmol/L ± .57] Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức: – Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL [4.4 mmol /L] – Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL [6.8 mmol/L] – Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL [6,1 mmol/L]

Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?

Khi ở mức bình thường, glucose tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Đường huyết cao cũng có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch, do đó hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu có vấn đề sẽ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Chỉ số đường huyết thay đổi, vượt ngoài mức an toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan như mắt, tim mạch, thần kinh,… Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Tham khảo giải đáp từ chuyên gia về tiểu đường tại Nutricare trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số đường huyết ở người bình thường bao nhiêu là nguy hiểm?

Với người bình thường, chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nếu chỉ số đường huyết lúc đói vượt trên 7 mmol/L tức khoảng trên 126 mg/dL, nguy cơ mắc bệnh là khá cao. Kết quả chỉ số đường huyết an toàn dao động từ 4,0 – 5,9 mmol/L [72 – 108 mg/dL].

Vậy đối với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói tăng cao có thể là báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • 6,1 – 7 mmol/L [110 – 126 mg/dL]: có thể bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tránh để tiến triển thành bệnh tiểu đường.
  • Từ 7 mmol/L [126 mg/dL] trở lên: có thể mắc bệnh tiểu đường. Để kết quả chính xác nhất, cần đo hai lần liên tiếp. Nếu lần đo thứ hai chỉ số đường huyết khoảng 6,1 mmol/L [110 mg/dL], bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi chỉ số đường huyết của bạn cao hơn bình thường, để xác định chính xác bạn có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định.

Cần thực hiện xét nghiệm y khoa để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Hậu quả của tiểu đường: Nắm rõ biến chứng để phòng tránh

2. Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Dưới đây là bảng so sánh chỉ số đường huyết ở các trường hợp khi bình thường, tiền tiểu đường và tiểu đường:

Xét nghiệm Bình thường Tiền tiểu đường Tiểu đường Đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL 100 -125 mg/dL từ 126 mg/dL Đường huyết bất kỳ dưới 140 mg/dL 140 – 200 mg/dL từ 200 mg/dL Nghiệm pháp dung nạp Glucose dưới 140 mg/dL 140 – 200 mg/dL từ 200 mg/dL HbA1c dưới 5,7% dưới 6,5% dưới 7%

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên khi chỉ số đường huyết của bạn ở mức tiểu đường và có kèm với biểu hiện của tứ chứng kinh điển của bệnh như:

  • Ăn nhiều: Glucose máu tăng khiến lượng Glucose trong tế bào giảm nên kích thích trung tâm đói, làm người bệnh luôn trong trạng thái thèm ăn.
  • Uống nhiều: lượng đường trong máu tăng cao làm tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào và làm cơ thể bệnh nhân tiểu đường luôn cảm thấy khát.
  • Tiểu nhiều: do Glucose máu tăng làm tăng áp lực thẩm thấu niệu khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều, nước tiểu đặc hơn bình thường.
  • Gầy nhiều: Tế bào không chuyển hóa được năng lượng từ Glucose khiến Protid, Lipid bị thoái hóa nhiều hơn nên bệnh nhân bị sụt cân nhanh, nhiều và gây mệt mỏi, khó chịu.
    Cảm thấy khát và muốn uống nhiều nước liên tục trong khoảng thời gian dài có thể là một biểu hiện của tiểu đường

11+ Dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần được phát hiện sớm

3. Cảnh báo mức chỉ số đường huyết nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, chỉ số đường huyết không được kiểm soát và vượt ra ngoài vùng nguy hiểm, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.1. Nguy hiểm khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường

Chỉ số đường huyết cao vượt mức bình thường xảy ra do người bệnh không được điều trị, không tuân thủ điều trị, liệu pháp điều trị không phù hợp với bệnh nhân, chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe,…

Chỉ số đường huyết được coi là nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường nếu trên 250mg/dL [>13.8 mg/dL]. Triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Miệng khô, sụt cân
  • Hôn mê, khó thở, rối loạn tinh thần
  • Đau nhức người

Nếu chỉ số đường huyết của bạn quá cao và kèm thêm các triệu chứng trên thì cần liên hệ bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời. Nếu đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ gây các tổn thương và biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp
  • Xơ vữa động mạch gây thiếu máu cục bộ cơ tim, đau thắt ngực
  • Mắt bị hẹp mạch nuôi điểm vàng khiến nhìn mờ, giảm thị lực
  • Có thể gây suy thận mạn
  • Thần kinh bị rối loạn, mất cảm giác
    Chỉ số đường huyết quá cao gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

3.2. Nguy hiểm khi chỉ số đường huyết thấp hơn bình thường

Chỉ số đường huyết thấp hơn bình thường có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc, sau khi vận động mạnh, bệnh nhân nhịn ăn, ăn ít,…

Các trường hợp chỉ số đường huyết thấp gây ra biểu hiện như sau:

Chỉ số đường huyết Biểu hiện Xử trí 71-90 mg/dL Toàn thân mệt lả, chóng mặt, đau đầu; da xanh tái, vã mồ hôi, cảm giác ớn lạnh, run tay Ăn bánh, kẹo, uống nước đường,… nghỉ ngơi một lúc và theo dõi tình trạng bệnh. 51-70 mg/dL Đau ngực, nhịp tim nhanh, bụng đói cồn cào, buồn nôn, nôn, tiêu chảy 50 mg/dL trở xuống Thần kinh co giật, rối loạn cảm giác, nhìn mờ, nhìn đôi; tâm thần kích động, rối loạn nhân cách, ảo giác; ý thức ly bì, u ám, hôn mê Nhanh chóng liên hệ và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Chỉ số đường huyết quá thấp khiến bệnh nhân bị tụt đường huyết gây chóng mặt, buồn nôn,…

4. Hướng dẫn cách xác định chỉ số đường huyết tại nhà chính xác

Để không phải tốn công đến các cơ sở y tế thường xuyên, bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để theo dõi nồng độ đường nhanh chóng, tiện dụng.

Hướng dẫn các bước thực hiện bằng máy đo đường huyết cá nhân:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng, sát khuẩn đầu ngón tay lấy máu.
  • Lấy kim ra và lắp vào đầu ống bút thử.
  • Đưa que thử vào máy, kiểm tra code hiện trên máy và que thử phải trùng khớp.
  • Xoa nhẹ đầu ngón tay rồi chích máu bằng bút kim.
  • Nhanh chóng nhỏ giọt máu đã lấy lên phần que thử trên máy đo đường huyết. Có thể sử dụng bông hoặc băng dán cá nhân để giữ điểm vừa lấy máu.
  • Đọc kết quả và ghi lại chỉ số đường huyết được hiển thị trên máy.

Thời điểm đo: Đường huyết có thể dao động lớn trong các thời điểm trước và sau ăn. Ví dụ, chỉ số đường huyết tăng vọt sau khi ăn không phản ánh đúng tình trạng của người bệnh. Do đó, để có chỉ số trung bình chính xác thì bạn cần đo đường huyết đúng thời điểm và theo dõi trong một thời gian.

Các thời điểm đo đường huyết thường dùng:

  • Đo đường huyết lúc đói: đo vào buổi sáng trước khi ăn [ít nhất 8 tiếng trước đó không ăn gì].
  • Đo đường huyết khi no: đo sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.

Lưu ý khi đo đường huyết mao mạch bằng máy đo cá nhân tại nhà:

  • Hỏi ý kiến và tư vấn từ bác sĩ trước khi thực hiện tự kiểm tra và theo dõi đường huyết tại nhà.
  • Nên đo đường huyết tại cùng một thời điểm trong ngày và đo định kỳ mỗi ngày, mỗi tuần,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ghi lại chính xác kết quả đo để bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Thay đổi vị trí lấy máu luân phiên ở các đầu ngón tay.
  • Không nên lấy máu ở đầu ngón tay bị đau nhức.
  • Sau khi đo đường huyết, nên bỏ que thử và kim tiêm, tránh dùng lại do có nguy cơ nhiễm khuẩn, đau khi tiêm bằng kim tiêm sử dụng nhiều lần và kết quả có thể bị sai lệch.
    Đo đường huyết tại nhà để kiểm soát chỉ số đường huyết không vượt quá ngưỡng cho phép

Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?”. Đối với người bệnh hoặc người có nguy cơ cao việc kiểm tra, theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ giúp đánh giá chỉ số nguy hiểm để có những điều chỉnh phù hợp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề trên, hãy liên hệ ngay tới số Hotline 18006011 hoặc nhắn tin đến fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để nhận được câu trả lời trực tiếp.

Chỉ số đường bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Nồng độ đường huyết khi đói bình thường là dưới 100 mg/dl [5,6 mmol/l]. Nếu chỉ số này từ 10 đến 125 mg/dl [5,6 đến 6,9 mmol/l] cho thấy bạn bị tiền tiểu đường.

Bị tiểu đường cao nhất là bao nhiêu?

Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói [với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng] sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.

Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?

HbA1c từ 5,7% - 6,4% có nghĩa là bạn bị tiền đái tháo đường. Trong phạm vi tiền đái tháo đường từ 5,7% - 6,4%, chỉ số HbA1c của bạn càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 càng cao. Mức 6,5% hoặc cao hơn có nghĩa là bạn bị tiểu đường.

Khi nào thì bị bệnh tiểu đường?

Bình thường, lượng đường huyết của cơ thể trong khoảng dưới 99 mg/dL [

Chủ Đề