Duy phường là ai

Lê Duy Phường [chữ Hán: 黎維祊, 1709 – 1735] hay Vĩnh Khánh Đế hoặc Hôn Đức công, là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Lê Trung hưng và thứ 23 của triều Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Lê Duy Phường
黎維祊Vua Việt Nam Hoàng đế Đại ViệtTrị vì1729 – 1732

Thái thượng hoàngLê Dụ TôngTiền nhiệmLê Dụ TôngKế nhiệmLê Thuần TôngThông tin chungSinh1709
Tử Cấm Thành, Thăng LongMất1735An tángKim LũThê thiếpHoàng hậu Trịnh Thị Ngọc NhuHậu duệ
  • Lê Duy Diêu
  • Lê Duy Hiên
Tên thậtNiên hiệuThụy hiệu
Lê Duy Phường
Vĩnh Khánh [永慶]: 1729 - 1732
Hôn Đức công [昏德公]
Triều đạiNhà Lê Trung hưngThân phụLê Dụ TôngThân mẫuHoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trang

Lê Phế Đế tên thật là Lê Duy Phường, là con trai thứ, đồng thời là đích tử của vua Lê Dụ Tông và Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trang hay Trịnh Thị Ngọc Phúc, con gái Đề quận công Trịnh Lan. Về thứ thì Trịnh thị là cô họ của Chúa Trịnh Cương.[1] Do xuất thân như thế nên ông được lập làm Thái tử tháng 4 năm 1729, thay cho anh trưởng là Duy Tường. Năm đó, Lê Duy Phường 21 tuổi.

Cùng tháng đó, do tác động của Trịnh Cương, Lê Dụ Tông lui về điện Càn Thọ làm Thái thượng hoàng, truyền ngôi cho Duy Phường.[2] Lê Duy Phường lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Vĩnh Khánh [永慶], tôn mẹ làm Trịnh Thái hậu, vợ ông cũng là con gái họ Trịnh được lập làm Hoàng hậu, ban lời chiếu khá dài nói về công lao sáng lập của Thái Tổ, khôi phục văn miếu của Thái Tông, ưa chuộng Nho học của Nhân Tông, công cuộc thịnh trị của Thánh Tông, nối nghiệp vững vàng của Hiến Tông và Túc Tông, công cuộc trung hưng vương triều và vai trò của nhà Trịnh rồi rộng ban 5 ân điển cho thần dân cả nước.

Tháng 10 năm 1729, Trịnh Cương mất, con là Trịnh Giang lên nối ngôi.

Cũng như các đời trước, vua Vĩnh Khánh không có thực quyền. Việc điều hành triều chính do Trịnh Giang định đoạt. Trịnh Giang biết cha từng có ý thay ngôi Thế tử của mình, bèn giết Nguyễn Công Hãng vì Công Hãng từng đề nghị Trịnh Cương việc đó. Trịnh Giang còn mang ý định thay đổi ngôi vua do Trịnh Cương đã sắp đặt để ra oai với thần hạ.[2]

Năm 1731, Thượng hoàng Lê Dụ Tông qua đời. Năm 1732, vua Vĩnh Khánh bị ép ra ở cung riêng. Những thứ cung đốn cho vua dùng đều bị Trịnh Giang hạ lệnh xén bớt đi. Về việc này, sách Lê sử tục biên chép là do nhà vua hoang dâm càn rỡ không kiêng kị gì, chúa Trịnh chưa nỡ phế, chỉ đưa ra ở cung riêng. Nhưng tính xấu vẫn chưa bỏ được, lại tư thông với phi tần của Trịnh Cương, nên các đại thần cùng nhau liên danh xin phế truất nhà vua.[3]

Tháng 8 năm 1732, Trịnh Giang vu cho vua Vĩnh Khánh tư thông với vợ Trịnh Cương, rồi phế bỏ ông làm Hôn Đức công [昏德公], phế Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trang làm Quận quân; lập con trưởng của Dụ Tông [anh cả của Duy Phường] là Lê Duy Tường lên ngôi, tức là Lê Thuần Tông. Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Lúc đó ông 24 tuổi.

Tháng 4 năm 1735, vua anh Lê Thuần Tông mất. Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông.

Tháng 9 năm 1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết Lê Duy Phường. Năm đó ông 27 tuổi.

Đến năm Vĩnh Hựu thứ 6 [1740] thời vua Lê Ý Tông, Trịnh Giang bị truất, Trịnh Doanh lên làm Chúa, mới cho làm lễ chiêu hồn vua Vĩnh Khánh, táng ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì [tục gọi làng Lũ, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội].[2]

  • Thân phụ: Lê Dụ Tông
  • Thân mẫu: Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trang
Phi tần STT Danh hiệu Tên Sinh mất Cha Ghi chú
1 Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Nhu ? - ?
Hoàng tử STT Danh hiệu Tên Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Hoàng trưởng tử Lê Duy Diệu ? - ? Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Nhu
2 Hoàng nhị tử Lê Duy Hiên ? - ? Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Nhu
  • Lê Dụ Tông
  • Trịnh Cương
  • Trịnh Giang
  • Lê Thuần Tông
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục

  1. ^ Trịnh gia chính phả, đời thứ mười.
  2. ^ a b c Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 37.
  3. ^ Lê sử tục biên, quyển 22.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Duy_Phường&oldid=67827121”

Đối với vua nhà Hậu Lê, xem Lê Duy Phường.

Duy Phường [giản thể: 潍坊; bính âm: Wéifāng] là một địa cấp thị ở trung tâm tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Địa cấp thị Duy Phường

潍坊市
Duy Phường thị
Kiểu hành chính Địa cấp thị
Quận hành chính Duy Thành
[36°43′B 119°6′Đ / 36,717°B 119,1°Đ / 36.717; 119.100]
Diện tích 15.800 km²
Bờ biển 113 km
Dân số 8,5 triệu
GDP
- Tổng
- Đầu người
 
12,46 tỉ ¥ [2004]
¥
Các dân tộc chính Hán
Số đơn vị cấp huyện 12
Số đơn vị cấp hương
Bí thư thành ủy
Thị trưởng Trương Tân Khởi [张新起]
Mã vùng điện thoại 536
Mã bưu chính 261000
[nội thành]
261300, 261500, 262100, 262200, 262400-262700
[khu vực khác]
Đầu biển số xe 鲁G

Địa cấp thị Duy Phường quản lý 12 đơn vị cấp huyện, bao gồm 4 quận nội thành, 6 thành phố cấp huyện [huyện cấp thị] và 2 huyện.

  • Khu Duy Thành [潍城区]
  • Khu Khuê Văn [奎文区]
  • Khu Phường Tử [坊子区]
  • Khu Hàn Đình [寒亭区]
  • Thành phố cấp huyện Thanh Châu [青州市]
  • Thành phố cấp huyện Chư Thành [诸城市]
  • Thành phố cấp huyện Thọ Quang [寿光市]
  • Thành phố cấp huyện An Khưu [安丘市]
  • Thành phố cấp huyện Cao Mật [高密市]
  • Thành phố cấp huyện Xương Ấp [昌邑市]
  • Huyện Xương Lạc [昌乐县]
  • Huyện Lâm Cù [临朐县]

Duy Phường giáp ranh với các thành phố Đông Dinh về phía Tây Bắc, Truy Bác về phía Tây, Lâm Nghi về phía Tây Nam, Nhật Chiếu về phía Nam, Thanh Đảo về phía Đông, và nhìn ra vịnh Lai Châu về phía Bắc.

Duy Phường có nhà máy động cơ diesel Làng Yangjiabu ở Khu Hàn Đình nổi tiếng in tranh dân gian trên gỗ [mộc bản niên họa] và sản xuất diều. Duy Phường tự xem mình là "Thủ đô quốc tế về diều" [Diên đô, 鸢都] và tổ chức lễ hội diều quốc tế hàng năm vào mùa xuân.

  • Trịnh Huyền [127-200], học giả Khổng giáo thời Đông Hán.
  • Lưu Dong [劉墉; 1719-1805], vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh
  • Pueblo, Colorado là một trong những thành phố kết nghĩa của Duy Phường.

  • Trang web chính quyền Duy Phương [tiếng Hoa giản thể]
  • Trang web chính thức của Lễ hội diều quốc tế Duy Phường [tiếng Hoa giản thể]]
  • Yangjiabu Nianhua [tiếng Hoa giản thể]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Duy_Phường&oldid=62855597”

Video liên quan

Chủ Đề