Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 20 độ C

Câu hỏi nâng cao, bài 9 Địa lí 12

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, 13 và 14 hãy phân tích tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu nước ta.

Tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu của nước ta.

a. Sự phân hóa khí hâu theo độ cao.

* Phân hóa về chế độ nhiệt: Thể hiện qua các trạm khí hậu Đà Lạt [ở độ cao 1.000 - 1.500m] và Nha Trang [ở độ cao 0 - 50m].

- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 180C, Nha trang là 26C, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 địa điểm là80C. Nguyên nhân: do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Đà Lạt là 200C, Nha Trang là 290C, chênh lệch nhau 90C.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnhnhất ở Đà Lạt là 150C, Nha Trang là 240C, chênh lệch nhau 90C.

Như vậy, tuy nằm ở vĩ độ tương đương nhau nhưng nền nhiệt của Đà Lạt lại thấp hơn nhiều so với Nha Trang

=> Giải thích:Do Đà Lạt nằm ở độ cao lớn hơn Nha Trang, theo quy luật đai cao cứ lên 100 m nhiệt đô giảm 0,60C.

* Phân hóa về chế độ mưa:

- Những nơi cao, đóng nhiều loại gió thổi từ biển vào thì lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Linh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.

- Những nơi thấp, khuất gió thì lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng sông B lượng mưa chỉ từ 800 - 1600mm/năm hoặc thấp hơn.

b. Phân hóa theo hướng sườn.

* Về chế độ nhiệt: Vào mùa hạ, do nằm khuất gió nên DH Miền Trung, đặ biệt là Bắc Trung Bộ chịu tác động của hiệu ứng Phơn rõ rệt, nền nhiệt độ lên cao.

* Về chế độ mưa.

- Tổng lượng mưa:
+ Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều như Bắc Trung bộ và Tây nguyên.
+ Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như vùng cực Nam Trung Bộ.

- Thời gian mưa:
+ Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông, mùa hạ mưa ít và nóng: Đồng Hới có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Đà Nẵng có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Nha Trang có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII;
=> Giải thích: Vào mùa hạ, vùng DH miền Trung nằm khuất gió mùa Tây Nam, đường bờ biển song song với hướng gió Nam, Đông Nam nên chịu tác động của gió phơn khô nóng. Vào mùa đông, do nằm ở sường đóng gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có lượng mưa nhiều.

+ Tây Nguyên có mưa mùa hạ, mùa khô rõ rệt vào mùa đông: Đà Lạt có mùa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III.
=> Nguyên nhân: Vào mùa hạ Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều. Mùa đông, Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió Đông Bắc nên có lượng mưa ít.

c. Sự phân hóa Đông - Tây.

Biểu hiện gần như trùng với sự phân hó theo độ cao vì đặc điểm là dãy núi Trường Sơn có địa hình cao ở phía Tây, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nhất là ở khu vực miền Trung.

Vị trí địa lý Đà Lạt

Đà Lạt có thể nói là một thành phố có vị trí địa lý trắc địa nhất tại Việt Nam. Một thành phố tọa lạc trên một mảnh đất cực kỳ lý tưởng. Thành Phố Đà Lạt ngàn hoa tọa mình trên cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt. Vùng đất này có diện tích lên tới 400 km² đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt còn tiếp giáp với nhửng mảnh đất trù phú khác nhau. Phía bắc của thành phố giáp Lạc Dương. Phía tây thành phố giáp với huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Còn Phía Nam và phía Đông giáp với huyện Đơn Dương Đà Lạt.

Độ cao Đà Lạt

Địa hình thành phố Đà Lạt khá phức tạp, gồm nhiều loại địa hình khác nhau của nhiều vùng đất tập trung lại đây. Đà Lạt được chia thành hai loại địa hình rõ rệt là: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.

Những căn biệt thự là nét đặc trưng của Đà Lạt

  • Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông [Láp Bê Bắc 1.738 m] và hòn Bộ [Láp Bê Nam 1.709 m]. Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà [Lang Biang] hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc – Tây Nam từ suối Đa Sar [đổ vào Đa Nhim] đến Đa Me [đổ vào Đạ Đờng]. Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú [1.644 m]. Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt [1.691 m] và You Lou Rouet [1.632 m]. Trên cơ sở đó ta có thể tính đượcdiện tích đà lạt một cách tương đối chính xác.
  • Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. Đây cũng chính là trung tâm của thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Đà Lạt thành phố ngàn thông

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.

Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.

Video liên quan

Chủ Đề