Founder la gì

Trong hầu hết các công ty startup, thường có khái niệm về chức danh Founder, Co-Founder hay CEO. Điều này nghe có vẻ rất hoành tráng, tuy nhiên nếu dịch sang nghĩa Tiếng Việt thì ắt hẳn bạn đã bắt gặp các chức vụ này nhiều lần rồi. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn tất cả những gì liên quan đến câu hỏi tiêu đề bài viết.

CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, nghĩa là Giám đốc Điều hành. Tại Việt Nam, ở các công ty lớn thì CEO được dùng để nói về chức vụ Tổng giám đốc.

CEO có thể là người sáng lập ra công ty, hoặc là người được thuê để điều hành một công ty.

CEO làm việc gì?

Công việc của CEO là tạo & lập kế hoạch, thực hiện cũng như tích hợp được định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng được các mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp đưa ra. Điều này sẽ bao gồm trách nhiệm đối với mọi thành phần & các bộ phận trong một doanh nghiệp.

Ngoài ra, làm CEO cũng phải đảm bảo được sự lãnh đạo đối với tổ chức để duy trì được nhận thức một cách liên tục về cả cảnh quan bên ngoài, bên trong giúp mở rộng khách hàng, thị trường, đưa doanh nghiệp phát triển cũng như bắt kịp về tiêu chuẩn mới của ngành, lĩnh vực theo đuổi.

CEO là người cuối cùng đưa ra các quyết định dù dễ dàng hay khó khăn dựa theo nhu cầu, mục tiêu & giá trị thực của doanh nghiệp.

Tùy theo quy mô tổ chức mà CEO thường sẽ thực hiện nhiệm vụ báo cáo cho hội đồng quản trị. Nếu như CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc là chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu thì Hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò tư vấn cho CEO.

Vai trò của CEO

Qua những chia sẻ trên đây bạn có thể hiểu CEO là gì & hiểu họ phải làm những công việc gì, bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết được sơ qua về trách nhiệm mà một Giám đốc điều hành sẽ phải gánh vác. Tuy nhiên vai trò của CEO thì không phải ai cũng hiểu hết được.

Đối với 1 doanh nghiệp, tổ chức, Giám đốc điều hành sẽ nắm giữ những vai trò sau đây:

  • CEO đưa ra các chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn & sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Là người chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như hướng đi cụ thể cho công ty.
  • Thực hiện chỉ đạo & điều hành công tác xây dựng và triển khai các kế hoạch để kinh doanh do ban Hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Đứng mũi chịu xào về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty, giúp công ty có thể đảm bảo được mục tiêu ngắn hạn & dài hạn, trung hạn.
  • Đưa ra các ý kiến để đề xuất nhằm hoàn thiện công ty, doanh nghiệp tốt hơn, tích cực hơn trong quá trình phát triển.
  • Chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng, quảng bá, phát triển hình ảnh & thương hiệu cho công ty.
  • Đại diện thay mặt cho công ty đàm phán & ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Chịu trách nhiệm để phê duyệt các vấn đề về tài chính, thực hiện kiểm soát & đánh giá, điều chỉnh ngân sách cũng như định mức chi phí.
  • Thực hiện tổ chức, điều hành và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ để tổng kết, xem xét điều chỉnh.
  • Thực hiện phê duyệt các dự án phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân phối và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ ra các kênh trên thị trường nhằm tạo doanh thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện xây dựng kế hoạch nhân sự và tuyển dụng nhân sự cho công ty.
  • Phê duyệt các chính sách bao gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiền lương, trợ cấp tiền.
  • Là người phê duyệt báo cáo về đánh giá nhân viên, xác định khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên.
  • Tiến hành tổ chức cơ cấu và thiết lập lên bộ máy quản lý cũng như bộ máy vận hành hệ thống nhân sự đảm bảo tính hiệu quả cho công ty.

Về cơ bản vai trò của CEO sẽ gồm những việc trên đây. Tuy nhiên tùy theo cơ cấu, đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp mà vai trò của CEO sẽ tăng lên hoặc giảm đi ít nhiều.

Founder là gì?

Theo nghĩa cơ bản thì Founder chính là người sáng lập hay là người thiết lập nên một cái gì đó hoặc cũng có thể là xây dựng nên cơ sở cho một hình thể nào đó. Founder của một tổ chức chính là người đưa tổ chức đó vào sự tồn tại. Đừng nhầm với CEO (Giám đốc điều hành) của Công ty nhé!

Xét trong lĩnh vực kinh doanh, Founder chính là người thành lập công ty, có nghĩa là họ chịu trách nhiệm về các rủi ro để tạo ra một công ty/doanh nghiệp.Thuật ngữ này dành cho những nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp hay công ty tư nhân.

Founder là người có vai trò quan trọng trong việc phát triển từ ý tưởng lên doanh nghiệp, tìm kiếm, đầu tư các nguồn lực, nhân tố để xây dựng lên công ty & mang đến thành công.

Thế còn Co-Founder là gì?

Co-Founder có thể hiểu đơn giản về sự hợp tác hoặc đồng sáng lập giữa 2 hay nhiều người để cấu thành lên 1 tổ chức, công ty hay đơn vị cụ thể nào đó. Hiểu một cách đơn giản thì nếu công ty có hai người cùng sáng lập và làm chủ trở lên thì ta gọi những người đó là Co-Founder.

Sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder

Về cơ bản Founder là người tìm thấy & thiết lập lên một doanh nghiệp nào đó. Còn lại một Co-Founder về cơ bản là người giúp đỡ người sáng lập thành lập lên công ty/doanh nghiệp & cung cấp các kỹ năng, tài nguyên cùng với ý tưởng của họ cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm của Founder là phải đưa ra ý tưởng có tính khả thi cũng như có lợi nhuận thường xuyên cho doanh nghiệp, công ty cũng như đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, đưa ra mô hình kinh doanh và thu hút thêm người tham gia vào công ty.

Còn Co-Founder là người đã tìm ra công ty hoặc hợp tác cùng với Founder để vận hành, phát triển công ty. Như vậy xét về trách nhiệm, Co-Founder sẽ giúp đưa ra ý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người sáng lập (Founder) có thể hoàn thành được nhiệm vụ dẫn dắt công ty/doanh nghiệp thành công.

Các chức vụ khác

Ngoài Founder, CEO, còn có một số thuật ngữ khác chỉ các chức danh, chức vụ của một người nào đó trong một công ty, tổ chức. Cụ thể:

  • CFO viết tắt của Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính
  • CIO viết tắt của Chief Information Officer: Giám đốc khối công nghệ thông tin
  • CTO viết tắt của Chief Technology Officer: Giám đốc kỹ thuật
  • CMO viết tắt của Chief Marketing Officer: Giám đốc marketing
  • COO viết tắt của Chief Operating Officer: Giám đốc vận hành
  • CPO viết tắt của Chief People Officer :Giám đốc nhân sự
  • HRD viết tắt của Human Resources director: Giám đốc nhân sự
  • HRM viết tắt của Human Resources Manager : Giám đốc nhân sự

Founder la gì

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.