Ghẹo nguyệt giữa ban ngày là gì

Trong Thơ Nôm truyền tụng nhiều chục năm nay được coi là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương [1772-1822] có một số bài liên quan đến Chiêu Hổ. Tập Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2008, có 2 bài, xin được dẫn 2 bài như sau:

TRÁCH CHIÊU HỔ [I]

Anh đồ tỉnh, anh đồ say

Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày

Này này chị bảo cho mà biết

Chốn ấy hang hùm chớ mó tay

Chiêu Hổ họa lại:

Này ông tỉnh, này ông say

Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày

Hang hùm ví bẵng không ai mó

Sao có hùm con bế chốc tay...

TRÁCH CHIÊU HỔ [II]

Sao nói rằng năm lại có ba

Trách người quân tử hẹn sai ra

Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt

Nhớ hái cho xin nắm lá đa…

Chiêu Hổ họa lại

Rằng gián là năm, quí có ba

Bởi người thục nữ tính không ra

Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt

Cho cả cành đa lẫn củ đa…

Cũng từ nhiều chục năm nay, nhiều người cho rằng Chiêu Hổ trong Thơ Nôm truyền tụng này là Phạm Đình Hổ [1768-1839]. Theo tôi, điều này hoàn toàn ngã ngũ được. Chiêu Hổ hoàn toàn không phải là Phạm Đình Hổ.

Theo nhà thơ Trần Nhuận Minh: Hồ Xuân Hương cũng như Chiêu Hổ trong Thơ Nôm truyền tụng, chỉ là nhân vật hư cấu của văn học dân gian.

Phạm Đình Hổ người làng Đan Loan nay thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhưng bản thân ông chỉ đỗ tú tài. Biết ông là người tài xứ Bắc, trong dịp ra Hà Nội, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cho mời ông lên gặp và chỉ sau ít phút tiếp kiến, đã đặc cách phong ông làm Tế Tửu Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội,  tức Hiệu trưởng trường, chức này chỉ dành cho các tiến sĩ uyên bác hơn người. Xin nhớ rằng, tài giỏi như Chu An, thời Trần, cũng chỉ là Tư nghiệp, tức Hiệu phó, để thấy sự liên tài của vua Minh Mạng và cái thoáng, rất trọng thực tài, trong quan chế của nhà Nguyễn.

Phạm Đình Hổ có nhiều trước tác, nhưng nổi tiếng nhất là Vũ trung tùy bút. Đây là tác phẩm duy nhất Phạm Đình Hổ nói về mình, cho thấy ông là một người “trầm lặng, mực thước, khắc khổ, nhạt nhẽo”, đặc biệt, ông “rất ghét thanh sắc, nghề cờ bạc và những chuyện rủ rê chơi đùa”. Hễ thấy ai nói đến điều đó thì ông “bịt tai lại, không nghe” - lời Phạm Đình Hổ - thì không thể có chuyện ông [quan Tế Tửu - Hiệu trưởng - Quốc Tử Giám Thăng Long, Hà Nội ] là tác giả của các bài thơ trên,  lại “ghẹo nguyệt giữa ban ngày”, cho Hồ Xuân Hương, “cho cả cành đa lẫn củ đa”, và chửi đời rất sảng khoái theo kiểu lưu manh: Rày thì đù mẹ cái hồng nhan... Hơn nữa, Bộ luật Gia Long của thời Nguyễn ghi: “Phàm quan văn võ ở đêm với con hát, hay đem con hát vào tiệc rượu, phạt 60 trượng”, nghĩa là giải ra công đường, lột mũ áo, đánh cho 60 gậy rồi đuổi về vườn. Vì vậy Phạm Đình Hổ không thể là tác giả của những câu thơ trên.

Và Hồ Xuân Hương, một nhà thơ “đúng phép mà văn hoa”, bao giờ cũng biết “dừng lại ở phạm vi lễ nghĩa” [tựa thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký - khắc in năm 1814 ], cũng không thể là tác giả của những bài thơ trên .

Do đó, Hồ Xuân Hương cũng như Chiêu Hổ trong Thơ Nôm truyền tụng, chỉ là nhân vật hư cấu của văn học dân gian, Hồ Xuân Hương trong Thơ Nôm truyền tụng, không phải là Hồ Xuân Hương, nhà thơ có tên tuổi, người làng Quỳnh Đôi và Chiêu Hổ cũng hoàn toàn không phải Phạm Đình Hổ.


Bài thơ Dữ Phạm Tế Tửu Xướng Hoạ, Kỳ Nhị [Xướng Hoạ Với Quan Tế Tửu Họ Phạm, Bài 2, Hồ Xuân Hương], tác giả viết về một kẻ say. Đầu thơ cho thấy ai say rồi lại tỉnh, ai kia ghẹo nguyệt giữa ban ngày, dịch lại gần đây chị bảo cho biết, chốn hang hùm chớ ló tay.

Kìa ai tỉnh, kìa ai say Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày Khoan khoan xin hãy dừng tay lại

Chớ mó hang hùm nữa mất tay

[Bản khắc 1914]

– Bản khắc 1922
Tựa đề: Cợt ông Chiêu Hổ
Câu 1: Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Câu 2: Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 3: Này này chị bảo cho mà biết
Câu 4: Ấy chốn hang hùm chớ mó tay

– Bản Quốc văn tùng ký
Tựa đề: Tặng ông Chiêu Hổ
Câu 1: Anh đồ tỉnh hay anh đồ say
Câu 2: Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 3: Này này chị bảo cho mà biết
Câu 4: Ấy chốn hang hùm chớ mó tay

– Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Xuân Hương xướng vận
Câu 1: Cớ sao tỉnh rượu lại sao say
Câu 2: Cớ sao ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 4: Chớ mó hang hùm nó cắn tay

– Bản Tạp thảo tập
Tựa đề: Xuân Hương xướng vận
Câu 1: Cớ sao tỉnh tỉnh lại sao say
Câu 2: Cớ sao ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 4: Chớ mó hang hùm nó cắn tay

– Bản Liệt truyện thi ngâm
Tựa đề: Vịnh hý nữ [Vịnh người trêu gái]
Câu 1: Say hay tỉnh, tỉnh hay say
Câu 2: Trêu hoa ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 3: Dịch lại gần đây cho chị bảo
Câu 4: Những chốn hang hùm chớ mó tay

Nào ai tỉnh nào ai say Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày Ví dầu hang chẳng cho ai mó

Sao có hùm con bỗng trốc tay

[Bản khắc 1914]

– Bản khắc 1922
Tựa đề: Chiêu họa
Câu 1: Này ông tỉnh, này ông say
Câu 2: Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 3: Hang hùm ví bẵng không người
Câu 4: Sao có hùm con bỗng trót tay

– Bản Quốc văn tùng ký
Tựa đề: Chiêu Hổ đáp lại
Câu 1: Ừ thời ông tỉnh ừ ông say
Câu 2: Ừ ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Câu 3: Hang hùm ví bẵng không tay

– Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Quan Chiêu họa vận
Câu 1: Nào ai tỉnh rượu nào ai say
Câu 3: Ví dầu nguyệt chẳng cho ai mó
Câu 4: Sao có con hùm bỗng trốc tay

– Bản Tạp thảo tập
Tựa đề: Chiêu Hổ họa vận
Câu 1: Nào ai tỉnh rượu nào ai say
Câu 3: Ví khiến hang hùm không kẻ
Câu 4: Lấy đâu hùm nhỏ bỗng trên tay

– Bản Liệt truyện thi ngâm
Tựa đề: Hoàng giáp Hoằng Bộ họa nguyên vận
Câu 1: Chẳng tỉnh như mà cũng chẳng say
Câu 2: Chơi đêm không sướng phải chơi ngày
Câu 3: Hang hùm ví chẳng tay người
Câu 4: Sao có hùm con bỗng tay

Bài thơ bốn câu ngắn về kẻ say kẻ tinh, ghẹo nguyệt giữa ban ngày. Bạn cảm nhận gì về bài thơ này, để lại đóng góp của bạn ngay dưới đây nhé.

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Dữ Phạm Tế Tửu Xướng Hoạ, Kỳ Nhị [Xướng Hoạ Với Quan Tế Tửu Họ Phạm, Bài 2]” – Hồ Xuân Hương Của Tác Giả Hồ Xuân Hương Trong Tập Thơ Nôm Truyền Tụng – Hồ Xuân Hương Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!

Bài Viết Liên Quan:

24/03/2021 441

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề