Ghi hóa đơn gtgt hoa quả tươi ở q9 năm 2024

Cục Thuế An Giang cho biết, theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Cũng theo Thông tư trên, áp dụng mức thuế suất 5% đối với các mặt hàng bao gồm: thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thuỷ sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.

Bên cạnh đó, tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, từ 1/1/2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường trước đây đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Tại công văn số 1829/TCT-CS ngày 20/5/2014 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế, trong đó hướng dẫn xử lý các hóa đơn bán hàng hóa là nông, lâm, thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến đã ghi thuế suất 5% như sau: “…Trường hợp người bán là doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn GTGT, ghi thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trường hợp người bán đã xuất nhiều hóa đơn GTGT cho cùng một [01] người mua thì khi điều chỉnh, người bán được xuất 01 hóa đơn điều chỉnh kèm theo Bảng kê các hóa đơn điều chỉnh."

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp từ ngày 01/01/2014, Công ty đã xuất hóa đơn có thuế suất thuế GTGT là 5% đối với mặt hàng cá tra fillet hoặc phụ phẩm của các sản phẩm thuộc diện không phải kê khai, tính nộp thuế theo hướng dẫn nêu trên, Công ty thực hiện điều chỉnh hóa đơn giữa Công ty và người mua, trường hợp đã xuất nhiều hóa đơn cho cùng 01 người mua thì được xuất 01 hóa đơn điều chỉnh kèm theo Bảng kê các hóa đơn điều chỉnh.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Theo đó, doanh nghiệp bạn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm thủy sản nhưng chỉ sơ chế thông thường cho đối tượng là hộ kinh doanh thì mức thuế suất giá trị gia tăng bạn phải đóng là 5%.

2. Chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định về xử phạt vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
  1. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  1. Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  1. Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
  1. Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Tại Khoản 4 quy định nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền, cụ thể như sau:

a] Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như vậy, khi doanh nghiệp bạn chậm nộp thuế giá trị gia tăng, tùy vào thời gian chậm nộp mà sẽ có các hình phạt như phạt cảnh cáo, phạt tiền thấp nhất 2.000.000 đồng và cao nhất là 25.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như nào?

Căn cứ Khoản 1 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

a] Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
  1. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Với quy định này thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được thực hiện theo quy định trên.

Chủ Đề