Giá cát xây dựng năm 2023

Đứng ngồi không yên vì giá vật liệu xây dựng

Thông tin từ Ban quản lý Dự án 7 cho biết, dự án cầu Mỹ Thuận 2 đã khởi công 4/5 gói thầu. Tổng giá trị thực hiện đến nay là 777,45 tỷ đồng/1.802,368 tỷ đồng, đạt 43,13% giá trị hợp đồng, vượt 3,04%. Tổng giá trị giải ngân xây đạt 775,073 tỷ đồng/1.802,368 tỷ đồng, vượt 2,4%.

Cụ thể, gói thầu thi công đường dẫn cầu phía Tiền Giang [XL.02] có sản lượng đạt 34,02%, nhanh so với kế hoạch 0,4%, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2022.

Gói thầu thi công cọc khoan nhồi và bệ các trụ nhịp chính dây văng từ trụ T14 đến trụ T17 [XL.03A] đạt 21,05%, đang đẩy nhanh thi công bù lại khối lượng chậm, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021.

Nhà thầu thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 gặp khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng. Ảnh: Rolíl Nguyễn

Đối với gói thầu thi công cầu dẫn phía Vĩnh Long [XL.04] đạt 42,4%, vượt so với kế hoạch 2,8%, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2022. Gói thầu còn lại là thi công thân trụ từ T14 - T17 và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng [XL.03B] sẽ dự kiến khởi công trong năm 2023.

Phía Ban đã chỉ đạo nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt đối với gói thầu XL.03A thi công đường găng phục vụ vận chuyển máy móc, vật liệu vào dự án.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại dự án đang gặp không ít khó khăn từ dịch COVID-19 và giá vật liệu xây dựng chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Do đó, tiến độ xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 cũng chịu tác động đáng kể.

Khó khăn đầu tiên phải nói đến là do dịch bện diễn biến phức tạp, công tác huy động nhân sự, nhất là nhân sự có trình độ cao đến công trường gặp bị động và chậm chễ do phải áp dụng các biện pháp phòng dịch. Đồng thời, dịch bệnh cũng kéo theo việc vận chuyển, nguồn cung vật liệu không ổn định

Đáng chú ý là giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu như đất đắp, cát, đá... tăng cao so với thời điểm ký hợp đồng khiến nhà thầu đứng ngồi không yên. Các loại cát, đất đắp tăng bình quân tăng khoảng từ 15 - 20% so với cách đây 6 tháng.

Điển hình là giá thép tăng nóng trong thời gian vừa qua khiến nhà thầu chưa thi công đã biết lỗ. Tại Tiền Giang, tháng 12/2020 thép phi 18mm có giá 14.500 đồng/kg, còn tại Vĩnh Long là 14.600 đồng/kg đã gồm VAT.

Nhưng với giá bán hiện nay, theo thông báo của các nhà sản xuất thép rơi vào khoảng 19.300 đồng/kg, mức chênh lệch bình quân tăng khoảng 35%.

Hầu hết các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá bình quân từ 30 - 40% so với giá cuối quý IV/2020. Ước tính với mức độ biến động tăng giá thép như hiện nay, chi phí vật liệu thép các gói thầu của dự án đã tăng khoảng 135 tỷ đồng.

Kiến nghị điều chỉnh giá tách riêng hạng mục

Phía Ban quản lý Dự án 7 cho biết, các hợp đồng thi công xây dựng nói chung chủ yếu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh dựa trên phương pháp hệ số điều chỉnh giá và được tính cho toàn bộ hợp đồng, phù hợp với các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, khi thị trường có biến động lớn, giá thép tăng đột biến trong thời gian qua thì chỉ số giá xây dựng do địa phương công bố không kịp thời hoặc phản ánh chưa sát với biến động giá của dự án, công trình.

Vì vậy, việc điều chỉnh giá cho cả hợp đồng không phản ánh đầy đủ, chính xác mức độ biến động giá đột biến của thị trường.

Ban cũng đã báo cáo và kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với cơ quan chức năng, các cấp thẩm quyền cho phép áp dụng phương pháp điều chỉnh giá trong hợp đồng. Có 2 phương pháp điều chỉnh giá đó là bù trực tiếp hoặc tách riêng hạng mục công việc có sử dụng vật liệu thép để áp dụng công thức điều chỉnh riêng.

Đồng thời, cho phép thuê tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng theo khoản 4, 5 Điều 27 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Tổng mức đầu tư dự án là 5.003 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.389 tỷ đồng

Cầu Mỹ Thuận 2 khoảng 6,6km, trong đó cầu chính dài 1,9 km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,7 km. Như kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Cầu Mỹ Thuận 2 là công trình quan trọng kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Khi hoàn thành, ngoài những hiệu quả về giao thông, thì dự còn là cơ sở quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

Giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng. [Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+]

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, trong quý 1/2022, giá thép xây dựng ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh theo xu thế tăng chung của thị trường thép trên thế giới. Việc tăng giá vật liệu xây dựng dự báo sẽ gây tác động khiến giá nhà ở, công trình xây dựng tăng.

Cụ thể, bắt đầu từ giữa tháng Hai đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã bắt đầu tăng mạnh [khoảng tăng giá từ 600-1.200 đồng/kg]. Tính đến giữa tháng Ba, giá thép lần lượt tăng so với giá tại thời điểm tháng Hai và tháng Một là 3,5% và 7,5%.

Sang đến đầu tháng Tư, giá thép xây dựng vẫn chưa “hạ nhiệt.”

Hiện nay, giá thép xây dựng các loại rơi vào khoảng 18.600-20.600 đồng/kg. Trong đó, giá thép tròn tại nhà máy trung bình sau thuế VAT của các nhà sản xuất Hòa Phát, Miền Nam, Việt Nhật lần lượt là 18.300 đồng/kg, 18.600 đồng, 19.000 đồng/kg; giá thép hình các loại trung bình khoảng 20.600 đồng/kg. Như vậy, trung bình trong quý 1/2022, giá thép xây dựng các loại khoảng 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý 4/2021.

[Bộ trưởng TN-MT chấn chỉnh cán bộ, yêu cầu xử lý các vấn đề "nóng"]

Tương tự, về thị trường xi măng, hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất lên đến 122 triệu tấn/năm.

Theo Bộ Xây dựng, dù dư cung nhưng do áp lực giá nguyên liệu đầu vào như điện, vỏ bao, xăng dầu, nhất là than nên giá xi măng vẫn tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn so với quý 4/2021 [tăng 1-3% so với quý 4/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021].

Về giá cát, đất đắp, đá xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết trong quý 1/2022, giá đất đắp trung bình tại các mỏ là 35.000-40.000 đồng/m3, giá cát trung bình đến công trình là 337.000 đồng/m3, giá đá trung bình đến hiện trường công trình là 224.000 đồng/m3. Tuy nhiên, giá xăng dầu đang cao dẫn đến nguồn cung về cát, đất đắp, đá xây dựng khan hiếm.

“Dự báo thời gian tới các loại vật liệu này sẽ còn tăng giá,” Bộ Xây dựng lưu ý./.

Mới đây, xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về ảnh hưởng của biến động giá nhiên, vật liệu xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá vật liệu xây dựng.

Theo đó, tại Công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.

Phó Thủ tướng giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo quy định và khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông nói chung và các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ Đề