Gia đình nhiều thế hệ là gì năm 2024

Thạc sĩ Tâm lý học Đinh Đoàn ví von gia đình hạt nhân [chỉ có vợ chồng và con cái] là chiếc xe hơi, còn gia đình nhiều thế hệ [có ông bà, cha mẹ và các con cháu] là chiếc xe buýt. "Đương nhiên xe hơi đi nhanh hơn xe buýt. Nhưng xe buýt thì đông vui hơn” - ông Đoàn dí dỏm nói.

Có lẽ nhờ sống chung như vậy, nên mỗi thành viên trong gia đình đều có tính cách nhường nhịn, cởi mở và đùm bọc lẫn nhau.

Bà – ‘Hoa hậu quốc dân’ của gia đình

Chiều chiều ra trước hiên nhà hay ra đồng, được nghe Bà kể chuyện cổ tích là ước mơ tuổi thơ của mỗi đứa. Giọng bà ngọt lịm dẫn dắt các cháu vào thế giới cổ tích huyền ảo, nhiệm màu.

Danh hiệu “Hoa hậu thân thiện” trong nhà chắc sẽ thuộc về Bà quá đi mất! Có lẽ Bà là nơi bình yên nhất, nơi che chở cho mấy đứa cháu mỗi khi bị Ba Má la rầy. Sự nhân từ đó lại khiến con cháu thương bà nhiều hơn, làm gì làm chứ không dám làm Bà buồn.

Kỷ niệm với Bà nhiều lắm. Mà nhớ nhất là lúc ăn cơm. Bà thì lúc nào cũng được Má ưu ái nhiều đồ ăn ngon hơn xíu. Vậy mà Bà lại lén lấy mấy miếng thịt ngon ngon gắp qua chén của mấy đứa cháu nhân lúc Má không nhìn thấy.

Bà còn có một cái gác-măng-rê riêng trong bếp, trong trỏng như là cái túi thần kỳ của Đô-rê-mon, bao nhiêu là bánh trái. Mấy ngày hè ở nhà với Bà là bảo đảm đứa nào cũng ‘phát tướng’ hẳn lên.

Tuổi thơ bỗng trở nên thật đẹp khi có Bà!

Má – Nghiêm khắc nhưng đầy yêu thương

Hồi nhỏ, Ba thường đi mần ăn trên huyện, đa số thời gian là mấy chị em ở nhà với Bà và Má. Cuộc sống ngày đó không khá giả gì mấy, nhưng Má vẫn cố gắng lo cho cả nhà cái ăn, cái mặc trọn trịa nhất. Cho đến giờ, sự chu toàn của Má đối với gia đình vẫn còn.

“Thương cho roi cho vọt”, quan niệm của Má là vậy, nên hầu như hồi đó đứa nào cũng vài lần bị Má “kiểm điểm”. Nhờ vậy mà lớn lên, mấy chị em ai cũng sống có trách nhiệm và nghiêm khắc với công việc, cuộc sống của mình hơn. Dù khó tính, nghiêm khắc cỡ nào thì Má vẫn lo cho các thành viên áo lành, cơm ngon. Nhắc tới Má là nhắc tới một người phụ nữ kiên cường, mấy đứa con ai cũng ngưỡng mộ!

Má đặc biệt thích vải tôn, Má nói “Tôn mặc mát mà bền, mua cũng hông mắc”. Biết tánh Má, Ba với mấy chị em canh tới ngày sanh nhựt hay mấy dịp đặc biệt là tặng Má mấy bộ đồ tôn. Má hay quở lắm, nói là bày vẽ chi, để dành tiền mà xài. Quở vậy chứ mấy hôm sau là thấy Má mặc liền hà. Mấy bộ đồ chắc có phước lắm mới được ở với Má, giặt xong là được xếp gọn phẳng phiu cất trong tủ, nhiều bộ đã sờn và rách nhưng Má nhất quyết không chịu bỏ, vẫn cẩn thận treo trên móc. Lâu lâu mấy chị em vô tình thấy Má đem đồ ra ngắm, cười tủm tỉm rồi lại cất gọn vào tủ, đặc biệt là mấy bộ tôn của Ba với sắp nhỏ tặng.

Cuộc sống bây giờ với mỗi đứa đầy những áp lực, lo toan. Mỗi lần gọi về, Má đều an ủi, động viên: “Thôi bây ráng nha! Có mệt quá thì tạm gác lại, về với Má!”.

Tình chị em – Vững vàng theo năm tháng

Gia đình được xem là cội nguồn. Vì vậy, chị em trong nhà như những người bạn thân đầu tiên của nhau. Có mấy chuyện tế nhị tuổi mới lớn đâu thể chia sẻ với Bà hay Má được. Hên quá, còn có những nơi trút nỗi tâm sự gọi là tình chị em. Có lẽ cách nhau chỉ dăm ba tuổi nên hễ xáp vào nhau là như cá gặp nước. Bao nhiêu tâm tư tình cảm tuổi hồng được nhẹ nhàng tuôn ra hết.

Mấy chị em thân nhau là hay có chuyện xài đồ đôi lắm. Nhà này cũng không ngoại lệ! Vừa là Má sắm cho, vừa là mấy chị em rủ nhau mua chung. Diện đồ bộ đôi cũng là một hình thức khẳng định tình chị em trong nhà bền lâu đó nha! Gặp Má mê đồ bộ tôn nữa, nên cứ lâu lâu là mấy đứa con lại có vài bộ đồ xinh xinh mặc.

Đồ bộ - Thứ vô tình gắn kết tình cảm ba thế hệ trong một gia đình

Mà không riêng gì mấy chị em, truyền thống mặc đồ tôn đã có từ thời của Bà rồi. Bà nói đồ tôn gắn bó với Bà phần lớn cuộc đời, diện đồ tôn là Bà thoải mái ra ruộng, ra những hàng chợ quê mà không sợ nóng. Bà kể hồi đó hễ được tặng một khúc vải tôn thôi là vui lắm, liền lấy may một cái áo kiểu để dành mặc Tết. Gắn bó sâu sắc đến thế, Bà dành cho đồ tôn tình cảm trân trọng, rồi truyền cho Má tình yêu đó! Sau này, như một lẽ hiển nhiên, các con của Má cũng yêu đồ tôn từ lúc nào không hay! Để rồi gặp ai, mấy chị em luôn tự hào khoe: “Nhà tui ba đời mặc đồ bộ tôn á nha!”.

Bởi vậy nên mỗi dịp Lễ Tết hay những ngày đặc biệt, cứ tặng đồ bộ tôn là bảo đảm cả nhà ai cũng ưng! Ngộ cái là với Bà và Má, bao nhiêu lụa là gấm vóc cũng hông bằng đồ tôn. “Những gì đã gắn bó bền bỉ với mình, khó mà thay thế được lắm!”, Bà với Má bộc bạch.

Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Thành Duyên mến chúc toàn thể Quý khách và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, niềm vui tràn đầy, và luôn vững vàng vượt qua được những khó khăn, thử thách nhé!

Gia đình nhiều thế hệ có lợi ích gì?

Lợi thế của một gia đình nhiều thế hệ là có thể chia sẻ công việc, tài chính, tình yêu, tình cảm với nhau. Trẻ em không bao giờ cảm thấy bị bỏ quên và dễ dàng xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người. Trong một gia đình nhiều thế hệ, trẻ em nhận được hỗ trợ rất lớn từ những người lớn tuổi. Ảnh: boldsky.

Gia đình 4 thế hệ gồm những ai?

Người xuất hiện đầu tiên sẽ gọi người kế tiếp cũng là người ở thế hệ trên mình, người kế tiếp lại gọi người kế tiếp nữa... cho tới khi đủ cả 4 người thì thôi. 4 nhân vật chính này cũng chính là đại diện cho 4 thế hệ kiểu như: Bà - mẹ - con - cháu hoặc ông - bố - con - cháu.

Gia đình đa thế hệ là gì?

[ĐCSVN] - Gia đình đa thế hệ là cấu trúc gia đình gồm nhiều thế hệ “tứ đại đồng đường” cùng sinh sống trong một ngôi nhà. Đây là mẫu gia đình lý tưởng trong cuộc sống hiện đại, khi thành viên trong gia đình có thể san sẻ thời gian việc nhà, chăm sóc và gắn kết lẫn nhau.

Gia đình và xã hội có liên hệ gì với nhau?

Giữa gia đình và xã hội có một mối liên hệ mật thiết. “Tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đình“. Ngược lại, xã hội có trật tự yên ổn thì gia đình mới phát triển. Chính vì thế, gia đình và xã hội có bổn phận phải góp phần xây dựng, bảo vệ, củng cố và phát triển lẫn nhau.

Chủ Đề