Giá gạo trung bình thế giới tháng 1 năm 2008

Mặc dù nông dân 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang trong thời kỳ thu hoạch vụ lúa thu đông với diện tích gieo sạ đạt 454.135ha, năng suất bình quân ước đạt trên 35 tạ/ha. Với năng suất này, lượng lúa thu hoạch ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện còn đến gần 1,6 triệu tấn.

Nhưng trong tháng 11, lượng gạo xuất khẩu của khu vực phía Nam chỉ đạt xấp xỉ 263 ngàn tấn. Về lượng, chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 - 4,6 triệu tấn gạo của cả nước coi như đã cầm chắc trong tay khi vẫn còn những hợp đồng xuất khẩu với số lượng nhỏ tiếp tục được xuất đi trong tháng 12; nhưng về chất, giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm chỉ đạt 649 USD/tấn.

Nếu tính bình quân giá gạo xuất khẩu cả năm, con số này sẽ còn thấp hơn bởi giá gạo xuất khẩu vẫn đang giảm. Hiện tại, lượng lúa tồn đọng tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều, bà con nông dân phải bán lúa với giá trên dưới 4.000 đồng/kg một cách chật vật khi giá gạo xuất khẩu chỉ còn 411 USD/tấn vào thời điểm cuối tháng 11.

Để hỗ trợ nông dân, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam trong vòng 2 tháng, từ 1/12/2008 đến hết 28/2/2009 phải thu mua 1 triệu tấn lúa tồn đọng trong dân. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện cũng đang chạy nước rút để tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu cho khoảng 800 ngàn tấn gạo đang tồn trữ trong kho.

Như vậy, mặc dù cả người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều đã được Chính phủ hỗ trợ nhiều lần, nhưng rõ ràng có thể thấy, lúa được mùa, nhưng người nông dân vẫn thua thiệt và doanh nghiệp xuất khẩu thì không tận dụng được hết cơ hội trong những tháng giá gạo xuất khẩu ở mức 800 - 1.000 USD/tấn.

Ngay từ ngày đầu năm, kế hoạch sản xuất lương thực của Bộ NN&PTNT đã khẳng định, với diện tích trồng lúa cả năm đạt 7,16 triệu ha, tổng sản lượng đạt 36 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng tiêu thụ nội địa khoảng 27,8 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu đạt 8,2 triệu tấn, tương đương từ 4,1 - 4,5 tấn gạo.

Trong lúc, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng từng tháng, nếu như tháng 1/2008 giá mới chỉ đạt bình quân 389 USD/tấn thì sang đến tháng 5 giá gạo đã vọt lên 793 USD/tấn và 1 tháng sau đó giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng thêm 100 USD/tấn.

Lúa thu hoạch trong dân còn tồn đọng nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng từng ngày là cơ hội hết sức thuận lợi, nhưng do dự báo không chính xác, ngay từ đầu năm, hợp đồng xuất khẩu gạo với số lượng lớn, giá thấp đã được ký ồ ạt.

Đến hết quý I/2008, lượng gạo các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu đã lên tới 2,4 triệu tấn. Trong đó có gần 1 triệu tấn thuộc hợp đồng trúng thầu tập trung ký với Philippines, gạo xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại chỉ vào khoảng 500 ngàn tấn. Đến hết tháng 4, lượng gạo thực xuất đi mới chỉ đạt 1,674 triệu tấn, thu về 816 triệu USD, bình quân 487 USD/tấn.

Ngoài việc tạm dừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới, quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) quy định: "Số lượng gạo các loại mỗi doanh nghiệp được đăng ký cho 6 tháng đầu năm không vượt quá 50% số lượng xuất khẩu trực tiếp bình quân 2 năm trước đó. Khi đăng ký hợp đồng, doanh nghiệp phải kèm báo cáo lượng gạo tồn kho tối thiểu 50% số lượng gạo đã đăng ký và tổng khối lượng gạo xuất khẩu đăng ký không vượt quá lượng gạo định hướng xuất khẩu cho từng quý của Bộ Công thương".

Mặt khác, đến tháng 5/2008, khi giá gạo xuất khẩu đang ở mức 850 - 1.000 USD/tấn, lúa trong dân còn và vụ hè thu với diện tích trồng lúa cả nước đạt 2.028ha, thời tiết diễn biến thuận lợi, sản lượng ước đạt khoảng 10,15 triệu tấn.

Nhưng trong báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo năm 2008 tại hội nghị giao ban ngày 28/5 tổ chức tại Tiền Giang của Bộ Công thương cũng chỉ đưa ra đề xuất: "Từ tháng 6 trở đi mỗi tháng chỉ cho đăng ký và xuất khẩu dưới 300 ngàn tấn gạo". Bởi theo tính toán của Bộ Công thương, chỉ tiêu xuất khẩu năm 2008 là 4 triệu tấn thì 7 tháng cuối năm còn 1,9 triệu tấn là phù hợp?!

Từ sự điều chỉnh mang nặng tính can thiệp này, mục đích tạm dừng xuất khẩu gạo này đã đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo theo các hợp đồng ký mới gần như "tê liệt" khi từ tháng 4 đến hết tháng 7/2008 số hợp đồng ký mới hầu như không có.

Tròn 20 năm kể từ ngày hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục đạt số lượng lớn, xếp ở thứ hạng cao trên thế giới. Với giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 3 tỷ USD trong năm nay, hạt gạo Việt Nam đã lập thêm một kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu.

Nhưng ngược lại, thiệt hại từ việc dự báo không chính xác diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới; từ chủ trương tạm dừng ký mới hợp đồng xuất khẩu gạo lúc giá gạo lên đến đỉnh điểm đối với hơn 4,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm nay cũng không hề nhỏ...

TT - Năm 2008, vẫn chỉ xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo nhưng số tiền thu về sẽ là 1,7 tỉ USD. Đó là những con số được nêu ra tại hội nghị tổng kết hoạt động xuất khẩu gạo năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008 vừa diễn ra chiều 18-1.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Năm 2007, VN xuất hơn 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,4 tỉ USD, giá bình quân 309 USD/tấn, cao hơn 41 USD/tấn so với mức giá xuất khẩu của năm trước đó.

Giá cao nhưng vẫn than ít lời

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo, mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng năm 2007, lợi nhuận của các DN lại giảm so với những năm trước đó, thậm chí có không ít DN hòa vốn hoặc bị lỗ. "Nhiều hợp đồng vào thời điểm cuối năm đều bị "gãy" hết, do giá thành gạo trong nước cao hơn giá xuất đã ký trước đó” - giám đốc một DN nói.

Xuất khẩu gạo theo cơ chế mới

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, sản lượng gạo XK năm 2008 khoảng 4,5 triệu tấn sẽ được phân bổ thời gian ký hợp đồng như sau: quí 1: 700.000 tấn, quí 2: 1,5 triệu tấn, quí 3: 1,5 triệu tấn và quí 4: 800.000 tấn.

Cũng theo ông Biên, trong tổng số 4,5 triệu tấn gạo XK năm nay, sản lượng gạo ký hợp đồng thương mại là 2 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với năm trước, và hợp đồng tập trung 2,5 triệu tấn, giảm 500.000 tấn. Cũng theo ông Biên, đầu tháng 3-2008, hoạt động XK gạo sẽ được điều hành theo qui chế mới.

Theo vị giám đốc này, nguyên nhân là việc phân bổ chỉ tiêu theo hợp đồng tập trung quá thiếu công bằng và minh bạch. "Khi hợp đồng được phân bổ xuống đến đơn vị của chúng tôi, giá thành gạo XK trong nước đã lên tới 4.200 đồng/kg, trong khi XK theo hợp đồng đã ký chỉ... 3.800 đồng/kg, không lỗ mới là chuyện lạ” - vị giám đốc này nói.

Nhiều DN bức xúc cho biết việc mua lúa vào thời điểm nào sẽ quyết định đến lời lỗ của DN. Trong khi đó, sau khi hợp đồng tập trung đã được ký kết, nhiều DN chỉ nhận được chỉ tiêu sau đó 2-3 tháng. Lẽ ra tất cả DN đều phải được phân bổ chỉ tiêu cùng một thời điểm, cùng tổ chức thu mua lúa để tránh tình trạng "trâu chậm uống nước đục".

Cái khó của các DN, theo một giám đốc đơn vị XK gạo, là phải có hợp đồng mới được ngân hàng cho vay vốn. Do vậy, dù muốn hay không DN cũng phải chờ hợp đồng mới có đủ tiền để thu mua lúa gạo. Tuy nhiên, không riêng gì thời hạn nhận chỉ tiêu, nhiều DN cũng bức xúc đối với việc phân bổ thời hạn giao hàng, trong đó kéo dài quá lâu.

Nhiều thuận lợi

Trong năm 2008, theo ông Trương Thanh Phong - chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), hoạt động XK gạo của VN dự báo sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa. "Nhu cầu gạo của thế giới tăng mạnh, trong khi nguồn cung lại có xu hướng giảm. Do đó, giá gạo XK chắc chắn sẽ đạt ở mức cao, có lợi cho cả DN và nông dân" - ông Phong khẳng định.

Theo ông Phong, dự kiến nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng trong khi hàng loạt quốc gia XK gạo lại giảm cung. Ấn Độ, quốc gia có khối lượng gạo XK hằng năm khoảng 3 triệu tấn, năm nay không XK gạo do lo ngại thiếu lương thực. Pakistan không tăng lượng xuất do thiếu lúa mì. Trung Quốc sẽ nhập khẩu gạo, Thái Lan giảm sản lượng xuất và VN dự kiến cũng giữ nguyên chỉ tiêu 4,5 triệu tấn gạo XK.

Thông tin từ các DN cho biết giá gạo chào mua của các nhà nhập khẩu nước ngoài đã tăng khoảng 20 USD/tấn chỉ trong một tuần qua. Hiện giá chào mua lên tới 385 USD/tấn và có thể tăng lên 400 USD/tấn trong những ngày tới. Tại thị trường trong nước, giá lúa hiện đang được mua với giá lên tới 4.000 đồng/kg. Ông Phong cho biết trong năm 2008, mức giá lúa thu mua tối thiểu theo điều hành của VFA là 4.000 đồng/kg, cao hơn 800 đồng/kg so với năm trước và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Do đó, ông Phong khuyến cáo các DN không nên vội ký hợp đồng để chờ giá tốt nhất, không chỉ có lợi cho DN mà cả nông dân. "Giá gạo vẫn đang tiếp tục tăng, không cần thiết bán ngay. Nông dân cũng vậy, nếu chưa cần tiền thì không nên bán…" - ông Phong nói.

"Thong thả” ký hợp đồng

Giá gạo trung bình thế giới tháng 1 năm 2008
Phóng toĐưa gạo xuống tàu tại cảng Sài Gòn

Một số DN cũng lên tiếng khuyến cáo tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại không chỉ cho DN mà cả nông dân. "Nếu giành giật ký hợp đồng, bán gạo với giá thấp, các DN sẽ phải trả giá một khi giá gạo XK và giá lúa tại thị trường nội địa tăng mạnh trong thời gian tới" - ông Phạm Văn Bảy, giám đốc Công ty XNK nông sản thực phẩm An Giang, nói.

Trong năm 2007, không ít DN đã giảm giá bán thông qua việc thay đổi đóng gói, cảng giao hàng, phương thức giao nhận, chất lượng... với mục đích là giành được hợp đồng có số lượng lớn bằng mọi giá, bất kể lời lỗ.

Ông Lê Việt Hải - giám đốc Công ty Mekong Cần Thơ - cũng ủng hộ việc "thong thả” ký hợp đồng XK gạo. Theo ông Hải, mặc dù giá gạo XK của VN trong năm 2007 tăng đến 41 USD/tấn so với mức giá của năm trước đó nhưng nếu xem xét kỹ, không thể lạc quan cho rằng chúng ta "thắng lợi". Bởi lẽ hầu hết các mặt hàng khác liên quan đến gạo đều tăng giá như xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào.

Chẳng hạn, trước đây bán 1kg lúa mua được 1,7kg mì, nhưng hiện nay giá mì lên tới 3.200-3.300 đồng/kg, do đó giá lúa dù lên tới 4.000 đồng/kg cũng không theo kịp giá mì. Đặc biệt, giá các loại nguyên liệu nông sản khác dùng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi mà VN đang nhập khẩu năm qua đã tăng đến 40-50%, tức cao hơn nhiều so với mức tăng giá gạo XK.

"Nói nông dân được lợi lớn do giá lúa tăng cao nhưng con số giá trị tuyệt đối chẳng có bao nhiêu, do diện tích lúa của mỗi hộ nông dân rất thấp. Nông dân chúng ta vẫn còn nghèo lắm, phải quan tâm đến quyền lợi của người nông dân khi ký hợp đồng XK gạo..." - ông Phạm Văn Bảy nói.