Giá trị của truyện ngắn Lão Hạc

Bài làm

Nhắc tới nhà văn Nam Cao là người đọc nhắc tới một nhà văn tài hoa một cây bút với những truyện ngắn đình đám xuất thần được viết về số phận người nông dân lao động và những tri thức nghèo khổ.

Trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng những tác phẩm của ông vẫn luôn khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xúc động bởi nó thấm đẫm tinh thần nhân văn giá trị nhân đạo sâu sắc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được Nam Cao viết trước năm 1945, phản ánh số phận của một ông lão nông dân nghèo khổ. Bằng tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình, nhà văn Nam Cao đã đồng cảm với nỗi khổ của ông lão ấy. Cho ông lão ấy một cách kết dù nhiều bi kịch nhưng vô cùng bi tráng, sống mãi trong lòng người đọc.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước tiên nó chính là tấm lòng đồng cảm của tác giả với số phận nhân vật của mình. Những mảnh đời bất hạnh, éo le trong tác phẩm. Những người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc đều là nạn nhân bị bóc lột của xã hội thực dân phong kiến. Họ phải gánh trên mình nhiều loại sưu thuế, nhiều hủ tục lạc hậu khiến họ chết dần chết mòn.

Mỗi nhân vật là một mảnh đời bất hạnh khác nhau. Nhưng, nhân vật chính Lão Hạc là một ông lão có hoàn cảnh vô cùng éo le, bi đát.

Phân tích giá trị nhân đạo truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Vợ lão mất sớm, lão chỉ có một người con trai duy nhất. Nhưng sau khi bị thất tình bị cô gái mình yêu từ chối vì nghèo, con trai lão đã bỏ vào đồn điền cao su ở Đồng Nai làm phu trong đó. Một nơi nổi tiếng khắc nghiệt, bóc lột sức lao động của con người. Nổi tiếng với câu thơ “Cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo”

Tác giả Nam Cao đã hóa thân vào nhân vật ông giáo người hàng xóm của Lão Hạc để kể lại những câu chuyện cảm động về nhân vật này, bằng những lời văn hết sức thương tâm nhà hết cái ăn suốt mấy ngày liền lão chỉ căn khoai, không thì đào củ mài, củ chuối để sống qua ngày.

Nhân vật ông giáo là nhân vật có chút học thức, đức độ được dân làng kính trọng, nhưng trong thời kỳ đói khổ ấy anh cũng đang sống mòn, sống mỏi, chưa tìm được lối thoát cho gia đình mình.
Trong tác phẩm Lão Hạc đã thể hiện sự đồng cảm, tình thương của tác giả Nam Cao với tất cả mọi tầng lớp nhân dân bần hàn trong xã hội lúc bấy giờ.

Những năm tháng nghèo khó có nhiều người đã vì miếng ăn mà bị bào mòn danh dự, nhân phẩm, nhưng Lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất của một lão nông dân chất phác, hiền hậu, có lòng tự trọng cao không muốn phiền hà tới hàng xóm ngay cả khi đã chết.

Tác giả Nam Cao đã biết tìm tòi khám phá biết nâng niu những phẩm chất tâm hồn cao quý, thánh thiện của người lao động. Đó cũng chính là sự nhân đạo mà tác giả dành cho nhân vật và tác phẩm của mình.

Những nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc hầu hết là người giàu có lòng thương người, biết thương yêu lẫn nhau, Tình phụ tử mà Lão Hạc dành cho con mình là thứ tình cảm cao quý không gì có thể sánh được. Lão có thể nhịn ăn nhịn mặc, nhưng cương quyết không bán mảnh vườn một tài sản duy nhất lão có và lão muốn để cho con trai, khi nào con trai lão về lấy vợ còn có mảnh đất cắm rùi, có chỗ đi ra đi vào.

Nhiều người sống trong cảnh đói nghèo làm cho bần hàn, hèn mọn, nhưng điều đáng quý ở ông lão chính là lòng tự trọng đáng quý của người nông dân chân chính, thật thà, lương thiện.

Lão Hạc bị xã hội xô đẩy tới đường cùng, không có lối thoát lão quyết định tự mình tìm tới cái chết lão sang nhà Binh Tư xin bả chó để tự kết liễu đời mình. Nhưng trước khi chết lão đã mang giấy tờ nhà và bao mươi đồng sang nhà thầy giáo nhờ giữ hộ. Giấy tờ nhà thì chờ khi nào con trai lão khi nào về gửi cho con trai lão. Còn tiền lão gửi phòng khi lão chết thì ông giáo đứng ra làm ma chay giúp lão.

Lão Hạc là một con người dù bên ngoài gầy gò, cằn cỗi già nua nhưng bên trong ông lão là một tâm hồn vô cùng cao thượng đáng trân trọng,. Một người cha thương con vô bờ bến.

Sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với người lao động, người nông dân Việt Nam chính là sự nhân văn của tác phẩm. Viết về người nông dân Nam Cao đã viết bằng những lời lẽ xúc động sâu sắc, thể hiện tấm lòng nhân văn thương người của mình. Chính điều đó làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm của Nam Cao.

Thảo Nguyên

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Bạn đang xem: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

I. Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.

2. Thân bài

– Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc
– Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó…[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao [Chuẩn]

Giá trị nhân đạo là một trong những khía cạnh, vấn đề được rất nhiều tác giả thời kì trước Cách mạng tháng Tám đề cập đến và rất thành công. Một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc của thời kì ấy là Nam Cao cũng đưa ngòi bút của mình vào những trang văn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy của ông là Lão Hạc.

Đầu tiên, giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua sự đồng cảm của tác giả đối với những con người, số phận bất hạnh trong cuộc sống. Và trong truyện lão Hạc, nhân vật ấy là lão Hạc. Tác giả Nam Cao đã xây dựng hình tượng một nhân vật có hoàn cảnh vô cùng đáng thương: Vợ mất sớm, lão Hạc phải sống trong canh gà trống nuôi con. Đứa con trai duy nhất của lão rồi cũng bỏ lão ra đi. Vì kiếm ăn, vì cái nghèo đói bủa vây, lão lại sống cô đơn một mình. Không chỉ lão Hạc, ngay cả ông giáo, một tầng lớp tri thức của xã hội cũng phải sống một cuộc đời túng thiếu, khốn cùng. Lão Hạc chỉ là một trong những nhân vật đại diện cho sự khốn khổ ấy của người nông dân.

Không chỉ thấu hiểu với số phận, cuộc đời của nhân vật, Nam Cao còn khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, tinh thần của những con người ấy. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, cực khổ muôn phần nhưng đều ngời sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Lão Hạc có tấm lòng yêu thương đối với động vật. Việc lão gắn bó, thân thiết với cậu Vàng hay đau đớn vô cùng khi phải đem bán cậu vì hoàn cảnh đã thể hiện rõ tình cảm của người nông dân này. Bên cạnh đó, lão Hạc còn thể hiện rõ mình là một người cha có trách nhiệm, yêu thương con vô cùng. Dù sống trong khó khăn, thiếu thốn nhưng lão vấn cố dành dụm tiền bán vườn cho con trai lão. Lão ân hận vì mình không phải một người cha tốt, không lo được cuộc sống tử tế cho con để con phải bươn chải đi xa để kiếm sống. Lão cũng vì không muốn phiền hà đến mọi người hàng xóm xung quanh nên tự sống bằng những gì mình nhặt nhạnh được qua ngày và tự dành tiền để lo đám tang chu toàn cho mình. Đó chính là lòng tự trọng của một con người. Dù hoàn cảnh sống có khắc nghiệt, khó khăn, thiếu thốn, họ vẫn giữ cho mình lòng tự trọng, thiện lương nguyên vẹn. Đó chính là tâm hồn cao thượng của lão Hạc nói riêng và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung.

Khắc họa số phận, cuộc đời và những phẩm chất cao đẹp của người nông dân, ngòi bút của tác giả còn thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một xã hội không chăm lo đến đời sống của người dân, đẩy họ gián tiếp đến những hoàn cảnh khốn cùng.

Nam Cao thực sự có một tâm hồn đồng cảm và sự trân trọng, cảm thông, xót xa đối với những con người trong xã hội cũ. Đặc biệt là người nông dân. Chỉ xuất phát từ tấm lòng, tinh thần và quan điểm nghệ thuật chan chứa tình nhân đạo mới có thể viết ra những trang viết lay động tâm hồn người đọc đến như vậy. Gấp lại những trang văn của Nam Cao, ta vẫn còn cảm nhận vẹn nguyên những giá trị, tinh thần nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải đến với người đọc.

——————HẾT——————

Lão Hạc không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống khốn khổ của người nông dân nghèo, vạch trần sự thối nát của xã hội phong kiến đương thời mà còn chứa đựng những quan niệm, triết lí sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. Khám phá những giá trị của truyện ngắn, bên cạnh bài Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, các em không nên bỏ qua: Tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc, Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, Phân tích diễn biến, tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề