Giá trị điển hình đặc sắc của nhân vật Chí Phèo

Câu 4: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao [chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật].


Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc, mới mẻ. Tác phẩm đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt  là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

Chí Phèo và Bá Kiến là hai nhân vật điển hình cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời. Bá Kiến là đại diện cho thế lực cường hào ác bá. Mối quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến thể hiện quá trình bị tha hóa của Bá Kiến từ anh canh điền, hiền lành bị Bá Kiến đẩy vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. 

Khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo - người nông dân hiền lành, lương thiện bị xã hội tàn bạo đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, bị tàn phá cả nhân hình nhân tính. Hắn sinh ra đã là một bi kịch, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ, cuối cùng trở thành con quỷ dữ. Đời hắn chưa bao giờ tỉnh. Sau đêm gặp thị Nở tâm lý của Chí Phèo đã thay đổi phức tạp. Hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống đời thường, hắn nhận ra mình đã già nhưng vẫn còn đơn độc. Hắn muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện.  Với khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo sau cái hôm gặp thị Nở tác giả vẫn luôn khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi bị vùi dập. Qua đây, Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ - những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng. 

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo của Nam Cao


  • Giá trị hiện thực
    • Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
    • Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.
  • Giá trị nhân đạo
    • Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác. Chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
    • Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình
    • Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ
    • Lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời.
  • Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, đặt trong một xã hội điển hình để người đọc có thể nhận rõ được tính cách, số phận của nhân vật, của cả một lớp người mà nhân vật ấy làm đại diện
  • Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ với giọng điệu có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, khách quan song đằng sau đó là sự xót thương, cảm thông của tác giả với nhân vật. 
  • Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc
  • Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo. Nam Cao đã lách sâu ngòi bút của mình vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhận thấy những thay đổi dù là nhỏ nhất của họ

=> Xem thêm


Bài làm

Chí Phèo của Nam cao một nhân vật điển hình – Dù trải qua hơn 70 năm kể từ năm 1941 những tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao vẫn luôn là một tác phẩm hay- Một nhân vật nông dân điển hình giúp góp phần tố cáo xã hội cũ.  Dù sáng tác từ trước đó khá lâu nhưng phải tới khi tác phẩm "Chí Phèo" ra đời thì tên tuổi của nhà văn Nam Cao mới được công chúng biết đến một cách rõ nét nhất.

Dù cũng viết về đề tài người nông dân lao động trong thời kỳ nhá nhem nhằm tố cáo hiện thực của xã hội. Nhưng Nam Cao có một cách viết hoàn toàn mới lạ độc đáo. Ông không chỉ khai thác đời sống vật chất của người lao động mà còn đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong mỗi người nông dân để viết lên một tác phẩm độc đáo, giàu lòng nhân đạo như vậy. Chính thành công của truyện ngắn "Chí Phèo" đã khẳng định tên tuổi của nam Cao. Đồng thời đã giúp cho nền văn học nước nhà có thêm một tuyệt phẩm hay, giàu giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Bối cảnh hiện thực của tác phẩm Chí Phèo chính là một vùng nông thôn nước ta từ những năm đói mòn đói mỏi của những năm thập kỷ 40 của thế kỷ 20. Chính sự đói khổ bần hàn đã xô con người ta tới bước đường cùng rồi dần dần bị lưu minh hóa, mất tính người, để tồn tại được họ buộc lòng phải bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Tính cách của nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình trong xã hội đó.

Tác giả Nam Cao đã mở đầu tác phẩm "Chí Phèo" với hình ảnh vô cùng độc đáo. Hình ảnh một gã say rượu vừa đi vừa chửi, hắn chửi đời, chửi người, chửi tất cả người trong làng, rồi hắn chửi những kẻ sinh ra hắn đưa hắn tới cuộc sống đen tối này mà không cho hắn tình yêu thương, che chở của cha mẹ để hắn trở thành kẻ không cha không mẹ khố rách áo ôm, vô cùng bất hạnh.

Chí Phèo thật sự là một nhân vật vô cùng đáng thương lắm. Cả cuộc đời hắn chưa từng được ai yêu thương thật lòng. Hắn mồ côi từ khi vừa lọt lòng mẹ rồi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ. Rồi hắn được một bác Phó cối mang về nuôi nấng năm hắn bảy tuổi thì bác Phó cối chết hắn lang thang ở đợ cho hết nhà này đến nhà khác để kiếm miếng ăn.

Nhân vật Chí Phèo không phải là nhân vật đại diện cho người nông dân ngày đó. Bởi hắn chỉ là nhân vật cá biệt điển hình mà thôi. Hắn điển hình ở chỗ, không phải ai sinh ra cũng mồ côi như hắn, không phải ai mồ côi lớn lên cũng có tính cách điên khùng hoang dại như hắn. Dường như hắn hội tụ đủ mọi yếu tố điển hình đặc biệt trong con người mình. Chính vì vậy, hắn trở nên vô cùng mới lạ, và là một nhân vật sống mãi với thời gian.

Chí Phèo của Nam cao một nhân vật điển hình

Hắn là một con quỷ của làng Vũ Đại ai cũng ngại va chạm với hắn, ai cũng né tránh hắn. Nhưng người ta vẫn nhớ có thời hắn cũng hiền lành lắm. Hắn có một tuổi thơ bất hạnh nhưng sống lương thiện, rồi cho tới khi hắn đi ở đợ cho nhà Bá Kiến. Bà ba nhà Bá Kiến còn trẻ và có tính lẳng lơ. Bà ta thường sai hắn lên để bóp chân bóp lưng cho mình. Mỗi lúc như vậy dù hắn ngu dốt ít học hắn cũng hiểu được tình ý của bà ba. Hắn thấy nhục nhã khi bị bà ta gọi làm những việc đó, chứ chẳng hạnh phúc gì. Hắn thật sự có bản chất vô cùng trong sáng lương thiện của những người nông dân chỉ biết chăm chỉ làm kiếm miếng ăn mà thôi. Nhưng cuộc đời, lòng ghen tuông mù quáng, và quyền lực của lão Bá Kiến đã đẩy hắn vào tù.

Hắn bị vu oan tội ăn cắp đồ của lão Bá Kiến bị lão cho đi tù chừng bảy tám năm gì đó, không ai nhớ tới hắn nữa. Mọi người nghĩ hắn đã chết trong tù rồi, thì đột nhiên một ngày hắn trở về làng Vũ Đại. Con người đi đâu thì đi nhưng quê hương vẫn luôn là nơi mà người ta nghĩ tới và muốn quay về dù quê hương đó với Chí Phèo chỉ là một nơi chứa đựng những kỉ niệm đau buồn mà thôi. Nhưng hắn vẫn quay về lại nơi từng cưu mang mình, cũng là nơi xô đời hắn tới cảnh tù tội oan nghiệt. Hắn trở về lần này, thật sự khác hẳn với lúc hắn ra đi, bởi hắn không còn là tên Chí Phèo hiền lành chất phác như ngày nào nữa mà đã trở thành một kẻ bị tha hóa, nhìn đời bằng cặp mắt đen tối. Hắn về mang ý niệm trả thù hắn tình nguyện sống gan góc để chống chọi lại với đời.

Hắn ngập mình trong rượu chè, rồi khi nào hết tiền hắn lại tìm tới nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, rồi làm tay sai cho hắn trong những vụ đi đòi nợ thuê. Từ một người đáng lẽ ra phải thù hận lão Bá Kiến vì tội cho mình đi tù oan. Thì hắn lại làm tay sai dưới quyền của Bá Kiến dung túng làm liều cho tội ác. Chí Phèo đã biến chất và tha hóa tới tận cùng của xã hội. Những người dân làng sống lương thiện ai nhìn thấy hắn cũng phải né tránh đi đường khác bởi gặp hắn không phải đầu, cũng phải tai, chả có gì tốt đẹp. Hắn uống rượu quỵt tiền rồi còn đốt quán người ta. Khiến ai cũng sợ hãi khi nhìn thấy hắn như sợ một con quỷ đội lốt người.

Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho sự biến chất sa hóa của một con người khi bị xã hội tàn phá hủy hoại về nhân cách. Những người nông dân Việt Nam vốn bản chất lương thiện lắm nhưng nếu rơi vào đường cùng bế tắc họ cũng thường liều lĩnh manh động. Hiền lành như chị Dậu cũng vùng lên đánh lại bọn sai nha khi bọn chúng định bắt chồng mình đi trong lúc ốm đau.

Chí Phèo khi gặp những kẻ mưu mô, xảo quyệt thì những kẻ cô độc rồi liều lĩnh dễ bị chúng lợi dụng để làm tay sai. Sự thiếu hiểu biết cùng với sự túng quẫn khiến cho những người ghét cay ghét đắng bọn cường hào ác bá lại đi làm tay sai cho cường hào, ác bá. Nhân vật Chí Phèo  là một nhân vật mang tính khái quát lớn nhất, thể hiện một sự độc đáo riêng biệt trong suy nghĩ và trong phong cách sáng tác của Nam Cao.

Hắn cứ vùi mình trong men rượu hết ngày này qua ngày khác mà quên đi cuộc sống, quên đi sự cô đơn của mình. Nhưng rồi một ngày hắn chợt tỉnh. Một lần say rượu rồi gặp một người phụ nữ xấu nhất làng Vũ Đại đó là nàng Thị Nở. Một người phụ nữ xấu nhất làng bị hâm hấp và ế chồng, gặp gỡ một gã nát rượu lưu manh chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ nên mặt hắn cũng chằng chịt sẹo. Hai con người này dường như sinh ra để dành cho nhau. Họ tìm đến với nhau nương tựa vào nhau như một định mệnh.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ bên bụi chuối đã làm nên lịch sử của cuộc đời Chí Phèo. Rồi khi hắn bị ốm Thị Nở mang cho bát cháo hành để hắn ăn giải cảm. Đã lâu lắm rồi không ai đối xử với hắn như một con người, không ai yêu thương hắn thật lòng. Nên hắn thèm tình thương lắm. Chính bát cháo hành của Thị Nở giúp cho Chí Phèo cảm thấy hắn cần một gia đình, cần sống như một con người, có vợ có chồng con cái xum vầy bên nhau.

 Hắn bắt đầu mơ hồ về tương lai với những viễn cảnh tốt đẹp. Một ước mơ bình dị nhưng hắn bỏ quên từ rất lâu rồi, nay bỗng lại thức tỉnh trong đầu hắn. Nhưng cuộc sống không như hắn nghĩ, trong khi Chí Phèo mong muốn trở lại làm người thì cánh cửa lương thiện đã đóng lại. Thị Nở bỏ hắn, Thị Nở chửi hắn rồi bỏ đi khiến hắn một lần nữa bị rơi vào thế tuyệt vọng trở lại cuộc sống đơn côi, lẻ loi.

Hắn hận lắm, hắn muốn giết hết tất cả nhưng trong men say bàn chân hắn đưa hắn tới nhà Bá Kiến. Nhìn thấy hắn lão Bá Kiến nghĩ rằng hắn lại đến đòi tiền uống rượu như mọi lần nên lấy trong túi vài hào ném ra sân. Nhưng hắn không lấy hắn bảo Bá Kiến rằng hắn muốn làm người lương thiện. Lão Bá Kiến cười mỉa mai, chính lúc đó khi lão Bá Kiến cho rằng Chí Phèo say, điên rồ, lại là lúc Chí Phèo tỉnh táo nhất trong cuộc đời mình. Hắn tỉnh như chưa bao giờ say.

Hắn đã giết tên Bá Kiến gian ác trước rồi tự vẫn kết liễu đời mình. Hắn đã hành động để đòi lại quyền làm người của mình. Hắn biết hắn sống cũng chẳng ý nghĩa gì nữa. Nhưng trước khi chết hắn đã giết người đã làm hại đời mình. Kết thúc của tác phẩm cũng vô cùng điển hình độc đáo giống như mở đầu của truyện ngắn vậy.

Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao đã vô cùng thành công bởi cách xây dựng nhân vật vô cùng điển hình độc đáo, thể hiện một người nông dân Việt Nam có cuộc đời bất hạnh đau thương rồi bị tha hóa, bần cùng thành người mất nhân tính kết thúc của truyện ngắn gây ám ảnh với mỗi người đọc.
 

Video liên quan

Chủ Đề