Giá trị nào sau đây được cho là mốc nguy hiểm cho có thể người

Điện là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng điện để phục vụ cho sinh hoạt cũng như lao động vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, thậm chí là với tính mạng của con người. Vì vậy, an toàn khi sử dụng điện luôn là điều mà mọi người cần quan tâm. Vậy, điện bao nhiêu vôn thì giật chết người? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau cùng Máy lọc nước Pentair-Galaxy nhé!

Mức điện áp gây ra nguy hiểm lớn đến tính mạng con người chỉ sau cường độ dòng điện. Mức điện áp từ 40V đã có thể khiến người bị điện giật tử vong do nhịp tim và hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

2. 6 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến người bị tai nạn điện giật

2.1 Cường độ dòng điện đi qua cơ thể

Giá trị dòng điện qua người là một trong những yếu tố quyết định gây nên nguy hiểm đến tính mạng. Qua các nghiên cứu và phân tích, dòng điện xoay chiều với tần số 50-60hz thì giá trị an toàn cho người là nhỏ hơn 10mA. Mức cường độ có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người là từ 30mA trở lên.

2.2 Thời gian bị điện giật

Khi bị giật, thời gian bị điện giật cũng ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người. Tùy vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít.

Thời gian bị điện giật từ 0,1-0,2 gây sẽ không gây nguy hiểm. Nếu thời gian tăng do ảnh hưởng phát nóng, lớp sừng trên da bị chọc thủng. Khi ấy, điện trở của người giảm xuống nhanh, dòng điện sẽ tăng vọt và càng nguy hiểm hơn.

2.3 Điện trở của người

Cơ thể người sẽ trở thành 1 bộ phận của mạch điện khi chạm vào 2 cực của nguồn điện hay hai điểm của mạch điện. Điều đó gây nguy hiểm lớn đến tính mạng của người tiếp xúc. Điện trở của người là trị số của điện trở đo được giữa hai điện cực trên cơ thể người.

Điện trở người có thể chia thành 2 phần: điện trở lớp da ở chỗ 2 điện cực và điện trở bên trong cơ thể.

Điện trở của người thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng của lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ và dòng điện qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lý của người.

Nếu da đang bị ướt hay có mồ hôi sẽ làm điện trở của người giảm. Khi ấy, diện tích tiếp xúc sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở của người.

Vì da có thể bị nóng, ra mồ hôi và có những biến đổi điện phân trong cơ thể nên nếu thời gian tác dụng lâu thì điện trở người càng giảm. Khi điện áp tăng lên thì tỉ lệ nghịch với điện trở của người [bị giảm xuống]. Đối với da đang ẩm, với điện áp tác dụng là 10V thì điện trở của người 10.000Ω và với điện áp 40V thì điện trở người giảm gần bằng 2.000Ω

2.4 Đường đi dòng điện qua người

Đây cũng là tác dụng nguy hiểm nhất làm tê liệt hệ tuần hoàn dẫn đến chết người. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, phân lượng dòng điện qua tim theo các con đường dòng điện chạy qua người có 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Từ chân qua chân với 0,4% [kém nguy hiểm]
  • Cấp độ 2: Từ tay qua tay với 3,3% [nguy hiểm]
  • Cấp độ 3: Từ tay trái qua chân với 3,7% [nguy hiểm]
  • Cấp độ 4: Từ tay phải qua chân với 6,7% [nguy hiểm nhất]

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, tai nạn điện thường rơi vào trường hợp “nguy hiểm nhất” vì số người thuận tay phải chiếm đa số.

2.5 Tần số dòng điện

So với dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều được coi là nguy hiểm với tính mạng con người hơn. Đặc biệt là dòng điện xoay chiều công nghiệp có tần số từ 50-60Hz.

Dòng điện có tần số càng cao thì càng ít gây nguy hiểm. Dòng điện tần số trên 500Khz không gây giật vì tác động quá nhanh, hơn hẳn thời gian cảm ứng của các cơ. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây bỏng cho con người.

2.6 Điện áp cho phép

Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ mức điện áp để hình dung giá trị dòng điện qua người nên trong thực tế đòi hỏi các quy định chặt chẽ về giá trị điện áp mà con người có thể chịu đựng được, tránh những nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, giá trị điện áp quy định mà con người có thể chịu đựng được còn phụ thuộc vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm an toàn của bản thân bằng các trang thiết bị và phương tiện bảo hộ.

Mức điện áp từ 40V trở lên được đánh giá là mức gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Thông thường, quy định cho phép 3 loại điện áp lớn nhất là: Umax – điện áp lớn nhất [của các dụng cụ cầm tay, đèn điện]; Utx – điện áp tiếp xúc và Ub – điện áp bước; điện áp cảm ứng cho phép lớn nhất.

Vì dòng điện xoay chiều có khả năng gây co cơ và làm đứng tim, nên được đánh giá là có tính nguy hiểm hơn điện 1 chiều.

Điện là nguồn năng lượng không thiết yếu, vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, người sử dụng nên hiểu biết về mức điện áp và một số thông số điện cho phép khác để tránh những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng nhé!

Nguồn điện là cần thiết để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhưng nó cũng đi kèm với mặt xấu là tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Qua những thông tin mà GWS-Pentair chia sẻ ở trên, hy vọng giúp bạn hiểu được phần nào về điện áp ở mức bao nhiêu Vôn sẽ nguy hiểm cho tính mạng con người. 

Sử dụng máy lọc nước RO thường phải cắm điện, nếu bị rò rỉ sẽ khiến ổ điện bị dính nước, có thể gây giật, nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy giải pháp để giải quyết vấn đề này là gì? Đó chính là sử dụng Máy lọc nước uống trực tiếp không sử dụng điện & không có nước thải của GWS-Pentair

Lọc tổng – hệ thống xử lý nguồn nước sinh hoạt được ưa chuộng hiện nay, không những bảo vệ nguồn nước sinh hoạt mà còn đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng. Truy cập VÀO ĐÂY để tìm được sản phẩm phù hợp với nguồn nước và nhu cầu sử dụng của gia đình mình nhé!

Ẩm mốc từ môi trường sinh hoạt, học tập hoặc nấm mốc trong thực phẩm đều có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người, gây dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau khớp,...

1.1 Tác hại của ẩm mốc trong môi trường sống

Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, chủ yếu là xung quanh vòi hoa sen, máy rửa bát, máy giặt, trong phòng bếp,... Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của bụi trong nhà, nơi làm việc.

Khi hít phải nấm mốc, cơ thể có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa,... Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn,... Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin - gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật. Tiếp xúc với độc tố mycotoxin với nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

Nhóm người có nguy cơ lớn gặp vấn đề về sức khỏe do ẩm mốc là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Người mắc một số bệnh như xơ nang, viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.

Ẩm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

1.2 Tác hại của nấm mốc trong thực phẩm

Nấm mốc và các độc tố của chúng trong thực phẩm có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những loại thức ăn nhiễm nấm mốc thì có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh có thể ở dạng ngộ độc cấp tính nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài.

Ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc được biết đến có thể sản sinh độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm có mức độ độc khác nhau nên khi xâm nhập vào cơ thể cũng sẽ gây ra các bệnh lý và triệu chứng khác nhau. Với những loại nấm mốc ít độc hoặc chỉ sử dụng với lượng nhỏ thì người bệnh chỉ bị ngộ độc nhẹ với những biểu hiện như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy,... Trong trường hợp tích lũy độc tố vi nấm trong cơ thể với thời gian dài thì có thể gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận do ochratoxin, ung thư gan do aflatoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins,...

Độc tố nấm mốc có trong những loại thực phẩm sau:

Nấm mốc trong thực phẩm có thể gây tiêu chảy

Bánh chưng nếu bị chua, mốc meo thì sẽ gây nguy hiểm khi ăn vào. Vì bánh chưng có độ ẩm cao, giàu chất dinh dưỡng nên đây chính là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển, dễ bị mốc.

Dưới tác dụng của men amilaza của một số loại nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza và rượu ethylic, làm bánh bị vữa ở vị trí bị mốc, có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc khác có khả năng lên men glucoza, mantoza tạo thành acid gluconic, acid fumatic,... làm bánh bị chua. Đáng chú ý, một số loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium có thể tiết ra độc tố cho người ăn bánh. Vì vậy, không nên ăn bánh chưng bị mốc, chua, vữa, đắng,...;

Nếu để lâu, bảo quản kém, bánh ngọt và mứt hoa quả dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc. Trên bề mặt bánh ngọt nếu để lâu sẽ xuất hiện những loại nấm mốc khác nhau, làm bánh mất mùi vị, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu bánh ngọt bị chảy nước, mất mùi vị, biến đổi màu sắc thì cần bỏ đi;

Nấm mốc có trong lạc, đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, gạo, ngô, sắn,... có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Một trong những loại độc tố vi nấm gây nguy hiểm chính là Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus có trong gạo, ngô, lạc, đậu,... bị ẩm mốc. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, loại độc tố này còn tích lũy dần trong cơ thể, có thể gây bệnh ung thư. Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi hóa chất hay nhiệt độ cao nên cần bỏ ngay khi thực phẩm bị mốc, không nên dùng chúng làm thức ăn.

Bánh chưng mốc

2.1 Phương pháp ngăn ẩm mốc trong môi trường sống

  • Nhanh chóng tìm ra và xử lý những vị trí bị ẩm ướt trong nhà càng sớm càng tốt. Cụ thể, gia chủ nên kiểm tra, khắc phục các chỗ dột trên mái nhà, những chỗ rò rỉ ở hệ thống nước, cửa sổ,...;
  • Giữ thông thoáng những khu vực ẩm ướt để tránh nấm mốc có cơ hội phát triển. Cần giữ thiết bị trong phòng tắm, nhà bếp khô thoáng, lau khô nước đọng, thường xuyên mở cửa sổ và lắp đặt quạt thông gió để hạn chế tình trạng ẩm mốc;
  • Hạn chế sử dụng những chất liệu dễ hút ẩm khi trang trí nội thất như thảm, rèm vải,...;
  • Nên phơi quần áo ngoài trời;
  • Chạy máy hút ẩm, đặt lọ hóa chất chống nấm mốc và túi hút ẩm,... trong những nơi kín đáo như ngăn tủ, ngăn kéo để giảm nấm mốc;
  • Định kỳ làm sạch điều hòa để đảm bảo thiết bị lâu bền và có khả năng hút ẩm, làm thoáng khí tốt;
  • Khi trang trí nhà cửa nên chọn loại sơn thân thiện với môi trường, sơn chống nấm mốc và thoáng khí;
  • Có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có như giấm trắng, baking soda, dầu trà, nước chanh, chiết xuất hạt chanh, vỏ cam, vôi sống,... để làm sạch những chỗ bị nấm mốc, ngăn nấm mốc phát triển.

Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa giúp ngăn ngừa nấm mốc

2.2 Phương pháp xử trí, phòng ngừa nấm mốc trong thực phẩm

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm qua các khâu chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng;
  • Bảo quản thực phẩm khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, cân nhắc bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh tùy từng loại thực phẩm;
  • Khi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm có dấu hiệu khác thường so với đặc trưng của thực phẩm hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần loại bỏ, không nên sử dụng. Việc rửa các thực phẩm bị mốc vẫn không thể loại bỏ triệt để độc tố của nấm mốc;
  • Khi có biểu hiện nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc sau khi sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ bị ẩm mốc thì người dùng cần phải ngừng sử dụng thức ăn đó, giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu, phân,... để xét nghiệm và kịp thời đi cấp cứu;
  • Xử trí cấp cứu: Cho người bị ngộ độc nôn hết ra chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày;

Bảo quản thực phẩm khô ở nơi khô ráo

Ẩm mốc tồn tại trong môi trường sống hoặc các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Vì vậy, để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, mỗi người nên chú ý giữ vệ sinh môi trường và bảo quản thực phẩm đúng cách, ngăn chặn nguy cơ hình thành, phát triển của nấm mốc, vi sinh vật.

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề