Giá trị nhân văn và giá trị nhân đạo

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được chia sẻ đến các bạn đọc về giá trị nhân đạo là gì?. Thuật ngữ giá trị nhân đạo nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ và hiểu theo đúng ý nghĩa của nó sẽ gây nên nhiều sự lúng túng khi gặp vấn đề yêu cầu phân tích và chứng minh. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết sau đây để nắm bắt được ý nghĩa chính xác nhé!

=>Xem thêm: Định nghĩa từ láy là gì

Giá trị nhân đạo là gì?

Giá trị nhân đạo là một thuật ngữ mang giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của các nhà văn với nỗi đau của con người, những mảnh đời mang số kiếp bất hạnh trong cuộc sống khó khăn và nỗi niềm. Hơn nữa, nhà văn còn thể hiện sự trân trọng, chia sẻ những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin bức dậy của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa.

Phân tích khía cạnh của giá trị nhân đạo

Để làm rõ được một tác phẩm mang giá trị nhân đạo, cần phân tích với những khía cạnh sau đây:

Tố cáo xã hội: hoàn cảnh chung mà ở đó các nhân vật bị đẩy vào những hoàn cảnh bi thương, bi đát và đau khổ. Hầu hết theo phương diện tố cao thì các nhà văn thể hiện quan điểm lên án và phê phán các tầng lớp thống trị, những kẻ ức hiếp kẻ yếu thế, chà đạp lên cuộc sống và làm băng hoại giá trị của các đạo lý.

Ca ngợi: nhà văn có thể ca ngợi truyền thống tốt đẹp hoặc những phẩm tốt đẹp của một cong người hay một tầng lớp trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp tuyệt vời bị lấp vùi bởi các tầng lớp thống trị, đàn áp và tra tấn.

Thương cảm, bênh vực: bắt đầu từ việc phát hiện được những nét đẹp tiềm ẩn của nhân vật, hoặc có thể là nhận thực được hoàn cảnh cuộc sống đã đưa đẩy những con người tốt đẹp, lương thiện vào con đường cùng, hay là đẩy họ vào những con đường đầy tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ những thương cảm, chua sót cùng với họ, tạo ra các tình huống, cũng có thể là xây dựng nhân vật phụ để làm chỗ dựa, che chở và bảo vệ cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách và vươn lên bằng chính con người mình, khẳng định ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi mới.

Dẫn lối thoát và con đường đi đúng cho nhân vật: Với đặc điểm này thì không có trong các tác phẩm, nó phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và khả năng dự đoán trước tình huống của các nhà văn, hoặc có thể là tạo ra những chi tiết viễn tưởng, để mở ra một lối thoát cho nhân vật khi mà cả thực tại và ở chốn nhân gian đều không có lối thoát để thay đổi hoàn cảnh cuộc sống.

Phân tích và hiểu rõ được những khía cạnh trên, chắc chắn rằng các bạn có thể hoàn thành tốt những yêu cầu chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm đó.

Một ví dụ sau để giúp các bạn hiểu hơn:

Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:

  • Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến: về ngoại hình và cả phẩm chất.
  • Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ, tiêu biểu là Vũ nương.
  • Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công với chế độ gia trưởng và độc đáo mà trong đó, Trương Sinh là đại diện cho xã hội ấy.
  • Tố cảnh chiến tranh phi nghĩa.

Trên đây là bài viết về giá trị nhân đạo là gì? phân tích khía cạnh giá trị nhân đạo mà wikigiaidap.net đã soạn thảo. Hy vọng với nội dung trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức đời sống và học tập được rõ nét và cụ thể hơn. Xin cảm ơn!

Originally posted 2020-10-08 22:47:34.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Khoa Học >

Câu hỏi:Giá trị nhân đạo là gì

Trả lời:

- Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan cảnh nào.

Để làm rõ giá trị nhân đạo của một tác phẩm, cần phân tích được các khía cạnh sau:

- Tố cáo xã hội:đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ mạnh hiếp yếu, trà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.

- Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.

- Thương cảm, bênh vực:xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp ẩn tàng của nhân vật, hoặcnhận thứcđược hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống.

- Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật:Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cả các tác phẩm. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm văn học nhé!

1. Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

"Vợ chồng A Phủ" là một trong những thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài - là truyện ngắn rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" viết vào năm 1953. "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người và là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Truyện viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng và niềm cảm thông sâu sắc trước số phận khốn khổ, bất hạnh tủi nhục khi bị mất quyền sống của người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân và qua đó ca ngợi tinh thần cách mạng của họ.

Đọc truyện ngắn ta thực sự xót xa cho Mị, một cô gái Mèo đẹp nết, đẹp người: cần cù,đảm đang, hiếu thảo, giàu lòng yêu đời... chỉ vì gia đình nghèo mà Mị phải đi làm con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa", thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật: "bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm"...

....Những ngày tết A Sử đi chơi, Mị còn bị trói đứng trong buồng tối. Vậy mà khi vừa được chị dâu cởi trói Mị lại phải đi hái lá thuốc cho chồng, nhỡ mệt thiếp đi thì lại bị A Sử lấy chân đạp vào đầu. Danh nghĩa là con dâu nhà quan nhưng thực chất Mị cũng chỉ là một nô lệ làm việc không công. Mị không chỉ bị bố con A Sử bóc lột về sức lao động mà còn bị chúng hủy hoại cả cuộc sống tinh thần, ngăn cấm và dập tắt mọi suy nghĩ cũng như nguyện vọng dù là rất nhỏ của cô gái trẻ. Đã mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Đã có lúc cô muốn tìm đến cái chết nhưng vì thương cha, lo cho người cha già yếu không lo nổi món nợ lớn nên cô không thể chết, đành quay lại cuộc đời nô lệ để trả nợ cho cha.

Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị đang chết dần với năm tháng, Mị gần như tê liệt sức sống. Mị không còn ý thức về không gian, thời gian và các mối quan hệ xã hội, không hiện tại và cũng không có cả tương lai. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Cuộc đời của Mị chỉ thu lại qua khung cửa sổ nhỏ bằng bàn tay "mờ mờ", "trăng trắng không biết là sương hay nắng". Mị hầu như mất hết cả ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.

Bên cạnh nhân vật Mị là nhân vật A Phủ. A Phủ vốn là một thanh niên tràn đầy sức sống, khỏe mạnh, gan dạ, lao động giỏi có lòng nhiệt huyết với công việc vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử - con trai thống lí Pá Tra. A Phủ trở thành kẻ đi ở đợ cho nhà thống lí. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A Phủ chịu biết bao sự đầy đọa nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần. Để rồi trong gian khổ hai con người này đã gặp nhau ở sự đồng cảm sâu sắc, ở tình thương con người cùng cảnh ngộ.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở chỗ nhà văn vạch trần những hành vi, việc làm bạo ngược, đầy bất công ngang trái của cha con nhà thống lí. Chỉ cần xem cách đối sử của A Sử với Mị cũng thấy được điều đó. Sau khi bị A Phủ đánh chảy máu đầu, được Mị bóp thuốc cho A Sử không những không cảm kích mà ngược lại khi Mị mệt quá thiếp đi, A Sử lại dùng chân đạp vào mặt Mị một cách tàn nhẫn... Mặt khác giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở sự cảm thông và thấu hiểu những tâm tư tình cảm, tâm trạng của những con người khốn khổ. Để rồi qua đó tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong họ và phẩm chất tốt đẹp của họ. Tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bồi hồi. Với Mị, tiếng sáo là tín hiệu của tình yêu, hạnh phúc, tự do và cô khao khát đến cháy bỏng: "ngày trước Mị thổi sao giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê...". Mị sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ, ngọt ngào với tiếng sáo, Mị trở về với niềm vui sống trong hiện tại. Mị muốn đi chơi. Lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ. Quên đi những đau đớn thể xác, Mị đã "vùng bước đi". Dòng nước mắt lăn trên má Mị đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm cảm thông sâu sắc khi thấy A phủ bị trói đứng. Càng thương mình Mị lại càng thưong người. Mị ko thể dửng dưng câm lặng đc nữa. Tình thương đã lấn áp cả nỗi sợ và cao hơn cả cái chết.Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A Phủ. Đây là quá trình tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cả một quá trình sức sống ko ngừng trong con người Mị. Chính những phẩm chất tâm hồn tốt đẹp đã giúp cho Mị và A phủ có đủ sức sống và nghị lực để trỗi dậy, chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đi tìm tự do cho chính mình.Mị và A Phủ đã chạy đến Phiềng Xa và giác ngộ cách mạng. Từ trong tăm tối, đau thương Đảng đã dẫn đường chỉ lối cho họ, giúp họ tìm ra con đường mới: con đường Cách mạng.

Tóm lại "Vợ chồng A phủ" mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.

2. Giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau năm 1975. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” [1962]. Truyện “Vợ nhặt” có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Thông qua tình huống “nhặt vợ” tác giả đã cho ta thấy nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao ở họ.

Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng trỗi dậy ở họ.

Trước hết tác phẩm bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945. Qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói. Bối cảnh chính của truyện “vợ nhặt” diễn ra ở một xóm ngụ cư, ở đó cái đói đang hành hạ mọi người, cái đói thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật. Con đường từ trong xóm chợ vào trong bến thì “khẳng khiu”, cái thứ ánh sáng đầu tiên hắt vào truyện là thứ ánh sáng nhập nhoạng mù mờ, không ra ánh sáng mà cũng không ra tối hẳn của buổi chiều tà “chạng vạng”. Trên con đường và thứ ánh sáng leo lét ấy hiện lên vật vờ ủ rũ những bóng người đói “xanh xám như những bóng ma”. Người sống nằm ngổn ngang khắp lều chợ, ngay cạnh là những “cái thây nằm còng queo bên đường”. Trên ngọn cây là hình ảnh bầy quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”, văng vẳng bên tai là tiếng trống thúc thuế dồn dập, những đứa trẻ thì ngồi ở xó đường, không buồn nhúc nhích…một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết với cái không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

Thứ hai, tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng nâng niu khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, trước hết là Tràng. Khi nhặt được vợ về Tràng không phải không biết “chọn”, “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh ta “tặc lưỡi”: “Chậc, Kệ!”. Sau tiếng đó mọi sự đùa cợt lập tức khép lại nhường chỗ cho sự nghiêm trang và anh ta đã được đền bù: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề […], một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Cuộc đời cùng khốn đến mức việc mua có hai hào dầu cũng là cái gì đó hoang phí lắm “hai hào đất, đắt quá”, “vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào”. Hôm nay là một ngày khác hẳn, một sự kiện của đời Tràng, ngày Tràng có vợ và nhà cần phải sáng.

Tiếp đó là ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về danh dự để theo không Tràng. Như vậy hoàn cảnh bi đát một mặt đẩy con người vào chỗ quên cả danh dự để tồn tại, mặt khác nó lại làm bộc lộ lòng ham sống mãnh liệt của những con người ở dưới đáy xã hội như thị. Tất cả mọi người đều có ý thức vun đắp cho cuộc sống mới. Ngẫm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ ta còn thấy hóa ra chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hy vọng đến ngày mai nhiều hơn tất cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo, truyện “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”… “Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau Thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng” hình như ai nấy đều nghĩ rằng “thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”. Qua tác phẩm ta còn thấy niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật được thể hiện qua hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới vấn vương trong tâm trí Tràng.

Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào lòng nhân hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo, Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con, đó là hành động rất bình thường nhưng nó thể hiện tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng. Còn về người “vợ nhặt” thì đã có sự biến đổi về tính cách, trước khi về làm vợ Tràng, thi hiện lên với một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói “có khối cơm trắng mấy giò đấy”, lần thứ hai gặp Tràng thị sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu”…Nhưng người đàn bà ấy sau khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa…. Còn về bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới “có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”, bà ân cần trong cách hành động với con dâu “con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bà luôn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình “chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…còn mình thì”, trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà luôn cố tạo niềm vui cho gia đình giữa cảnh sống thê thảm. Người mẹ ấy sống vì con và tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con.

Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nét mới mẻ hơn so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng.

3. Giá trị nhân đạo trong Chiếc thuyền ngoài xa

Sau khi thống nhất đất nước, nền văn học Việt Nam có nhiều đổi mới, các tác giả bắt đầu chú ý và chuyển sang viết về các đề tài đạo đức thế sự, nhân vật trung tâm không còn là những người hùng cách mạng, những con người lý tưởng mang vẻ đẹp của cộng đồng như Việt hay Tnú của Nguyễn Thi và Nguyên Ngọc. Mà nhân vật trung tâm trong các tác phẩm giai đoạn sau năm 75 lại là những con người đời thường, những con người không hoàn toàn lý tưởng mà trong họ có sự đan xen cả rồng phượng và rắn rết. Cũng từ đó tác giả chú tâm vào khai thác những diễn biến đời sống nội tâm của họ để mang đến cho người đọc những cách nhìn nhận mới mẻ trên cả phương diện nhân đạo lẫn hiện thực cuộc đời. Nguyễn Minh châu chính là một trong các tác giả như thế, ông được đánh giá là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa chính là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này, với một cách nhìn nhận và khai thác nhân vật mới mẻ, góc nhìn đi từ tình huống truyện độc đáo, tác giả đã đem đến cho người đọc những giá trị nhân đạo sâu sắc mà ông gửi gắm trong tác phẩm, trong từng nhân vật của mình.

Chiếc thuyền ngoài xa được dựng lên từ hai tình huống truyện độc đáo, câu chuyện bắt đầu với việc nhiếp ảnh gia Phùng sau nhiều ngày “mai phục” trên bãi biển, cuối cùng cũng chộp được một cảnh “đắt” trời cho, một chiếc thuyền lưới vó xuyên qua màn sương mù trắng như sữa hòa lẫn với cái ánh bình minh hồng hồng đang lướt nhẹ vào bờ. Đối với Phùng đó là vẻ đẹp toàn thiện, toàn mỹ, là chân lý trong ngần của tâm hồn, là đạo đức, và muôn vàn cảm xúc xuýt xoa tràn ngập trong trái tim người nghệ sĩ khi anh bấm lia lia một lúc hết phần tư cuốn phim. Thế nhưng một bức ảnh tuyệt đẹp có thể được hàng triệu người trầm trồ, khen phục ấy hóa ra đằng sau nó lại chứa đựng cái vẻ xấu xa, ghê tởm nhất của con người, một người đàn ông cục súc vũ phu đánh đập tàn nhẫn người vợ xấu xí, thô kệch của mình như đánh một con vật, miệng hắn ta liên tục thốt ra những câu đay nghiến, độc ác, còn người đàn bà chẳng chẳng chút phản ứng, im lặng, nhẫn nhục chịu đựng. Phùng là người không chịu được cái sự bất công đến nhường ấy, anh yêu cái đẹp, cái hoàn mỹ và anh nghĩ cuộc sống vốn cũng nên như thế. Thành thử Phùng muốn giúp đỡ người đàn bà bất hạnh kia thoát khỏi gã chồng vũ phu, với sự giúp đỡ của Đẩu - chánh án tòa án huyện, bằng một vụ ly hôn, với mong ước chị ta sẽ có một khởi đầu mới tốt đẹp. Ôi! Nhưng mọi chuyện chẳng như những gì mà Đẩu và Phùng nghĩ, người đàn bà kia chẳng những không bỏ quách lão chồng vũ phu của chị, mà trái lại sống chết không chịu ly hôn, điều ấy khiến cả hai người thấy thật khó hiểu [mà có lẽ còn có cả chút bực bội, bất lực]. Thế nhưng chỉ đến khi nghe người đàn bà làng chài tâm sự bằng chất giọng từng trải, thấm thía thì Phùng và Đẩu lại mới vỡ ra được nhiều điều. Những điều ấy đã làm nên giá trị nhân đạo quý giá cho tác phẩm.

Trước hết thông qua tình huống truyện trên bãi biển tác giả Nguyễn Minh Châu muốn nêu lên những mặt tối trong xã hội sau giải phóng, đó không còn là đau đớn của chiến tranh, nỗi đau thân phận bị áp bức nữa mà đó chính là nỗi đau của những người phụ nữ sống trong cảnh bạo lực gia đình. Tác giả gay gắt lên án hành động vũ phu, tàn ác của của gã đàn ông với vợ mình thông qua thái độ và hành động vứt chiếc máy ảnh chạy đến ngăn cản của nhiếp ảnh Phùng, hay tấm lòng tốt muốn giúp đỡ người đàn bà làng chài thoát khỏi cuộc sống hôn nhân đáng sợ của cả Phùng và Đẩu. Đặc biệt Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở việc lên án, mà ông còn đi sâu vào nhấn mạnh hậu quả, hệ lụy của nó thông qua chi tiết thằng Phác chạy ra đỡ cho mẹ nó, đánh lại cha, thậm chí nó từng có ý định giết cha để bảo vệ mẹ, khiến người đàn bà làng chài phải gửi nó lên nhà ngoại để tránh những việc đáng tiếc xảy ra. Đó chính là khao khát đấu tranh cho cái thiện mà Nguyễn Minh Châu hằng theo đuổi.

Giá trị nhân đạo thứ hai nữa của tác phẩm đó chính là tấm lòng thương cảm, thấu hiểu sâu sắc cho số phận và cuộc đời của những con người vùng biển, những con người có cuộc sống luôn bấp bênh, lam lũ, vất vả. Nguyễn Minh Châu đi từ cảnh người đàn bà làng chài bị chồng bạo hành, đến việc chị kể về những nỗi vất vả của một người phụ nữ với gia đình đông con, mà đứa nào cũng còn nhỏ dại, kể về số phận bất hạnh khi còn trẻ của mình, hay niềm hạnh phúc đơn giản nhỏ nhoi là được nhìn đàn con ăn no bụng,... Để rồi từ đó cả Phùng, Đẩu và độc giả như vỡ ra một cái gì đó rằng cuộc đời này không phải ta chỉ nhìn bề ngoài rồi được cho mình cái quyền tùy tiện phán xét hay quyết định, mà bên trong nó còn biết bao nhiêu là bể dâu, khúc mắc mà chỉ có người trong cuộc mới thực sự có thể hiểu và quyết định. Cái nghịch lý của cuộc đời nó lại chứa đựng trong mình những cái lý lẽ mà ta không thể ngờ tới. Bên cạnh đó có thể thấy rằng ngoài việc thông cảm thấu hiểu cho người đàn bà làng chài thì có lẽ Nguyễn Minh Châu cũng phần nào đó thương cảm cho một kiếp người như gã chồng, thông qua lời bộc bạch của chị vợ trên toà án. Một người vốn dĩ hiền lành, chăm chỉ làm ăn nhưng sau ngần ấy năm, cái gì đã khiến anh ta trở nên cục súc, độc ác đến vậy, chị vợ nói đúng, cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám mãi, với cái món xương rồng luộc chấm muối thì cỡ nào người ta cũng chẳng còn bình tĩnh nổi nữa. Như vậy từ khía cạnh của người chồng, cùng với cái cảnh bất hạnh của người đàn bà làng chài ta lại nhận ra thêm một giá trị nhân đạo mà Nguyễn Minh Châu muốn nói đến, đó là tác giả đã tố cáo những hậu quả mà 2 cuộc chiến tranh kéo dài gần 120 năm đã để lại trên đất nước ta bao gồm: Sự đói nghèo, lạc hậu, sự thiếu hụt của tri thức, giáo dục [sự vũ phu, tàn ác của người chồng], kém hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình [người đàn bà làng chài và hơn chục đứa con],...

Một giá trị nhân đạo thứ ba nữa mà tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đem đến cho người đọc chính là vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà làng chài. Việc Nguyễn Minh Châu khắc họa một nhân vật với ấn tượng ban đầu là sự thô kệch, xấu xí, cuộc sống lam lũ, vất vả, cuộc đời bất hạnh và sự cố chấp không chịu bỏ người chồng vũ phu. Thế nhưng sau những lời tâm sự trải đời và thấm thía của chị người ta lại mới phát hiện ra đằng sau lớp vở xấu xí của con người kia là biết bao nhiêu vẻ đẹp quý giá. Điều ấy có gì đó tương quan với sự kiện cảnh “đắt” trời cho mà Phùng nhận định là toàn thiện, toàn mỹ lại chứa đựng đằng sau đó những sự tàn ác và xấu xa nhất của con người với cảnh bạo hành gia đình tàn bạo. Ở người đàn bà làng chài hiện lên vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng, bấy nhiêu đau đớn, nhịn nhục của chị tất cả cũng chỉ dồn lại dành cho những đứa con còn đang tuổi ăn tuổi lớn. Chị không chỉ muốn chúng có cơm ăn, mà còn muốn con mình có một gia đình hoàn chỉnh, đầy đủ cả bố lẫn mẹ. Chị cũng không muốn chúng phải thấy những cảnh tàn ác mà bố chúng nó đã gây ra cho mẹ, không phải chỉ để bảo vệ lòng tự trọng của một con người, mà hơn hết chị muốn con mình được lớn lên với một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi người đàn bà làng chài nói hạnh phúc của mình chỉ là việc gia đình quây quần, và những đứa con được ăn no, người ta không chỉ nhìn thấy ở đó sự hy sinh, tình yêu thương vô bờ bến với các con mà nó còn phản ánh những khát khao hạnh phúc bình dị của những con người miền biển. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn bất hạnh, thế nhưng người đàn bà làng chài vẫn luôn mang trong mình niềm hy vọng, ý chí và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.

Cuối cùng tổng kết lại giá trị nhân đạo của Chiếc thuyền ngoài xa chỉ nằm gọn trong một chữ “thiện”. Bằng sự tự ý thức của nhiếp ảnh gia Phùng - cũng là người phát ngôn cho Nguyễn Minh Châu, tác giả đi từ chỗ nhận biết cái đẹp chỉ thông qua sự hoàn mỹ, toàn bích đến không thực đến cảnh nhìn thấy người đàn bà làng chài bị chồng đánh và cuối cùng là sự vỡ lẽ ra rằng cuộc đời này có những cái tưởng là nghịch lý nhưng lại chứa đựng bên trong đó những cái có lý đến không ngờ. Từ đó người nghệ sĩ đã có cơ hội nhận ra để rồi đấu tranh và tự hoàn thiện cho quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể thấy rằng sự đức độ, hy sinh của người đàn bà làng chài, tấm lòng thương cảm, thấu hiểu hay giá trị tố cáo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu chính là chữ “thiện”, đã góp phần làm hoàn chỉnh quan điểm chân-thiện-mỹ mà nhà văn hằng theo đuổi trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình.

Video liên quan

Chủ Đề