Giá trị xuất hóa đơn cho công trin năm 2024

Hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình được lập như thế nào? Kê khai điều chỉnh như thế nào? Nếu áp dụng theo các quy định hiện tại về hóa đơn điện tử?

Tình huống: Cho em hỏi, bên e làm công trình xây dựng đối với các chủ đầu tư thuộc vốn của nhà nước, khi bên e xuất hóa đơn là 300.000.000đ, nhưng một thời gian sau quyết toán công trình đó thì giá trị công trình giảm xuống còn 280.000.000đ thì em xử lý như thế nào ạ?

Hướng dẫn:

Tham khảo công văn 40840/CTHN-TTHT

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có phát sinh nghiệp vụ giảm trừ giá trị quyết toán công trình (Công trình đã được Công ty lập hóa đơn giấy để giao cho người mua năm 2018), thì:

Đối với hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mã hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính

Điều chỉnh hoá đơn điện tử có sai sót

Về việc khai thuế với hóa đơn thay thế- Tham khảo công văn 3975/TCT-CS

Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thỏa thuận chấm dứt (thanh lý) hợp đồng thuê trước thời hạn đối với Lô đất TM1 thì Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hà Nội nêu tại công văn số 46108/CTHN-TTHT: Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long lập hóa đơn điện tử theo giá trị thực tế phát sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thay thế cho các hóa đơn đã lập trước đây. Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long căn cứ hóa đơn điện tử thay thế mới lập thực hiện kê khai thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định hiện hành; căn cứ hóa đơn đã lập trước đây (năm 2009, 2010) để kê khai giảm doanh thu tính thuế và nghĩa vụ thuế (thuế GTGT, thuế TNDN) tương ứng tại kỳ phát sinh hóa đơn điện tử thay thế (năm 2022), không thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế cho kỳ tính thuế trước đây.

Kê khai điều chỉnh thuế GTGT

Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

+ Tại Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn:

“…Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

…c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

+ Tại khoản 2 Điều 19 quy định xử lý hóa đơn có sai sót:

“2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

…b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Căn cứ Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

+ Tại Điều 7 quy định xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp:

“1. Đối với hóa đơn điện tử:

  1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;…
  1. Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.…”

+ Tại khoản 6 Điều 12 Xử lý chuyển tiếp

“6. Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Giá trị bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Khi nào xuất hóa đơn công trình xây dựng?

Như vậy: Thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với công trình xây dựng là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Xuất hóa đơn cho công ty cần những thông tin gì?

Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý gì?.

Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;.

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;.

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);.

Hóa đơn thi công xây dựng thuế suất bao nhiêu?

Như vậy, theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt đã thực hiện trong thời gian áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% mà hóa đơn thì được lập sau khi hết thời hạn giảm thuế GTGT (dù đã thu tiền hay chưa) thì vẫn được lập hóa đơn GTGT 8% nhưng phải bị xử lý vi phạm do lập hóa đơn ...