Giá xe oto nhập khẩu tăng bao nhiêu lần

Tổng cục Thống kê mới đây đã có báo cáo về tình hình nhập khẩu và sản xuất lượng ô tô trong tháng 2/2023. Sản lượng ước tính trong tháng khoảng 56.700 chiếc, tăng tới 42,6% so với tháng 1.

Về sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 2/2023 ước đạt 26.700 chiếc, tăng nhẹ 5,5% so với tháng 1 [với 25.300 chiếc] và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng lượng xe ô tô được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước từ đầu năm đến nay ước đạt 52.000 chiếc, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 1 chỉ đạt số lượng là 14.457 chiếc với giá trị kim ngạch 314,5 triệu USD thì sang tháng 2 đã tăng lên 30.000 xe với giá trị kim ngạch 298 triệu USD.

Mặc dù lượng nhập khẩu tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với tháng 1 nhưng thực tế, giá trị nhập khẩu lại không tăng mà có xu hướng giảm nhẹ. Trong tháng 1/2023, giá trị trung bình ô tô nhập khẩu vào Việt Nam là 21.754 USD/xe thì tháng 2, con số này chỉ đạt chưa tới 10.000 USD/chiếc [khoảng 230 triệu đồng]. Như vậy, các nhà nhập khẩu ô tô trong tháng vừa qua đã chủ yếu đưa về các dòng xe giá rẻ với số lượng lớn.

Sau 2 tháng đầu năm, lượng xe ô tô nhập khẩu về nước đạt 44.457 xe với giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 612 triệu USD. Tính trung bình giá trị mỗi xe ô tô nhập khẩu về nước trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 326 triệu đồng/xe.

Haima SUV 8S

Ngoài những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Thái Lan, Indonesia, Hoa Kỳ thì thời gian gần đây, xe ô tô Trung Quốc cũng tích cực nhập khẩu về Việt Nam. Trong tháng 1/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 328 chiếc từ thị trường này. Đây cũng đang thuộc top 5 quốc gia có thị phần ô tô nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất.

Trong vài năm gần đây, nhiều sản phẩm đến từ các thương hiệu Trung Quốc như Zotye, BAIC hay Beijing liên tục được đưa về Việt Nam. Mới đây, Haima - thương hiệu xe Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam hơn 10 năm về trước nhưng không thành công đã quay trở lại.

Haima đã ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty CarVivu để đưa ba mẫu xe Haima gồm 8S, 7X và 7X-E về Việt Nam và mở bán trong nửa cuối năm 2023 thông qua các đại lý đặt tại Hà Nội và TPHCM. Haima 8S thuộc phân khúc CUV cỡ C, cạnh tranh trực tiếp với Hyundai Tucson và Mazda CX-5, 7X là MPV thuộc tầm trung, cạnh tranh với Toyota Innova, và Haima 7X-E là phiên bản thuần điện của 7X.

Hay như Chery - hãng ô tô có lượng xuất khẩu phương tiện lớn nhất tại Trung Quốc cũng ấp ủ kế hoạch một lần nữa quay trở lại thị trường Việt Nam. Trong buổi giới thiệu SUV Omoda 5 thế hệ mới diễn ra cuối năm 2022, Chery xác nhận sẽ sản xuất mẫu xe này tại Việt Nam vào năm 2024. Dòng sản phẩm mà thương hiệu này mang đến Việt Nam dự kiến sẽ cạnh tranh với các mẫu xe ăn khách như Toyota Corolla Cross và Hyundai Creta.

Công ty cổ phần ôtô TMT [TMT Motors] đã ký hợp tác chiến lược với liên doanh SGMW [gồm GM - SAIC - Wuling] nhằm đưa mẫu xe điện cực kỳ ăn khách trên thị trường là Wuling Hongguang Mini EV về Việt Nam. Mẫu xe này sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô Cửu Long của TMT đặt tại Văn Lâm, Hưng Yên từ quý hai năm nay. Xe chính thức được mở bán vào cuối năm 2023.

Theo dự báo, thị trường ô tô Việt Nam vào năm 2025 có thể đạt quy mô từ 700.000 - 800.000 xe/năm, và trên 1 triệu xe/năm vào năm 2030. Việc nhiều thương hiệu chọn Việt Nam là điểm đến sẽ làm gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng cũng như làm cho thị trường ô tô trong nước sôi động hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội lý tưởng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Giá xe ô tô ở Việt Nam có mức cao so với nhiều nước do thuế, phí cao và sản lượng sản xuất thấp - Ảnh: N.AN

Đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức đồ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Công Thương tiến hành mới đây theo chỉ đạo của Chính phủ, đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong phát triển ngành công nghiệp ô tô, những thách thức để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm này.

Đến nay, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy xe ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm.

Giá xe cao

Bộ Công Thương đánh giá, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.

Tuy vậy, tổng sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 đạt 323.892 chiếc. Đến nay, tỉ lệ nội địa hóa với xe buýt đã đạt 60%, xe tải đạt 35-40%, xe con có tỉ lệ bình quân 25%.

Giá bán xe tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, trong đó cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Thậm chí, con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Bộ này cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, sản lượng trong nước thấp khi hiện nay các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Theo đó, mặc dù ngành công nghiệp ô tô cơ bản đạt mục tiêu về tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đề ra với xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước với xe đến 9 chỗ chưa đạt mục tiêu đề ra, kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.

Tỉ lệ nội địa hóa thấp

Trong các bộ phận sản xuất ô tô, các sản phẩm đã được nội địa hóa chỉ có săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây diện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Trong khi có tới 80-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật, vật liệu làm khuôn mẫu… cơ bản phải nhập khẩu với kim ngạch 5 tỉ USD.

Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm, theo Bộ Công Thương. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn, thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi, chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đánh giá về nguyên nhân khiến cho ngành ô tô chưa thực sự đạt tiêu chí, Bộ Công Thương cho rằng do dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nhỏ và bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp, nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp phụ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.

GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân sở hữu ô tô. Bởi theo tính toán, mức bình quân phải đạt 4.000 USD/năm mới có thể thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp ô tô. Trong khi các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã có chính sách thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, gây sức ép cạnh tranh lên ngành ô tô Việt Nam.

Chủ Đề