Giaá thanh long xuất khẩu trung bình năm 2024

Hiện ở Bình Thuận cũng như các tỉnh Long An, Tiền Giang đang vào đợt thu hoạch thanh long vụ tết. Bà Lê Phương Chi, Giám đốc HTX Thanh Long Hàm Minh 30 [H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận], cho biết: Khoảng một tuần nay, giá thanh long tăng mạnh. Cụ thể, thanh long ruột trắng có giá 19.000 - 20.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng so với tuần trước; thanh long ruột đỏ có giá từ 29.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng.

Vào mùa tết, giá thanh long tăng vì nguồn cung hạn chế

CÔNG HÂN

"Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc để kịp tung ra thị trường phục vụ lễ cúng đưa ông Táo 23 tháng chạp sắp tới. Gần như năm nào cũng vậy, đây là thời điểm thanh long bắt đầu tăng giá và kéo dài đến tháng 5. Tuy nhiên, đây lại là thanh long vụ nghịch phải tốn chi phí chong đèn; thêm vào đó, năm nay năng suất thấp vì thời tiết không thuận lợi. Chính vì sản lượng giảm nên giá thanh long tăng nhẹ so với năm ngoái", bà Chi cho biết.

Xu hướng tăng giá cũng được ghi nhận tại các tỉnh miền Tây. Ông Dương Phát Trung, ở xã Đồng Sơn [Gò Công Tây, Tiền Giang] cho biết: Các vựa thu mua thanh long tại địa phương báo giá liên tục tăng trong tháng chạp. Thời điểm hiện tại, giá giá thanh long từ 15.000 - 25.000 đồng/kg tùy loại, từ 16 - 20 tháng chạp giá từ 16.000 - 21.000 đồng/kg, còn đến cận tết giá từ 18.000 - 28.000 đồng/kg. Với mức giá này, nhà vườn có thể thu lãi vài chục triệu đồng mỗi hecta.

Thanh long từng là mặt hàng xuất khẩu tỉ USD của Việt Nam nhưng những năm gần đây liên tục sụt giảm vì Trung Quốc có nguồn cung nội địa dồi dào. Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu thanh long vào Trung Quốc vào mùa nghịch từ nửa đầu năm, vì đây là thời điểm Trung Quốc vào mùa đông cây thanh long không thể cho trái.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào Trung Quốc trong 11 tháng của năm 2023 chỉ đạt có 557 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Bình Thuận là thủ phủ thanh long của Việt Nam, hiện toàn tỉnh có hơn 27.000 ha thanh long. Hiện mỗi ngày tại địa phương này có từ 1.000 - 2.000 tấn thanh long xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc để phục vụ tết. Để xuất khẩu thanh long bền vững, các chuyên gia khuyến cáo hộ sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ các yêu cầu quy định về quản lý và sử dụng mã số vùng trồng và mã số cơ sở nhà đóng gói của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Mỗi kg thanh long ruột đỏ đang được bán với giá 10.000-13.000 đồng một kg, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái do Trung Quốc giảm nhập.

Dọc các con đường Thống Nhất, Phạm Văn Chiêu [Gò Vấp], Phạm Văn Đồng [Thành phố Thủ Đức], Nguyễn Xí [Bình Thạnh]... thanh long ruột đỏ được rao bán với giá rẻ bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là năm đầu tiên loại trái cây này được bán đầy đường TP HCM.

Anh Hoàng - chủ sạp thanh long trên đường Thống Nhất - cho biết chưa bao giờ loại này có giá rẻ như hiện nay. Các năm trước, anh chỉ nhập được hàng dạt [loại 2,3] để bán còn hàng ngon đã phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, năm nay loại nào cũng có với số lượng lớn và giá siêu rẻ.

Trong khi đó, ông Thuận - chủ xe đẩy trên đường Phạm Văn Đồng - cho hay bán cả thanh long ruột trắng lẫn đỏ, được lấy từ chợ Gạo [Tiền Giang] có vị rất ngọt. "Nhiều hộ trồng thấy giá quá thấp không muốn cắt nên tôi thu gom với giá hợp lý chở về TP HCM bán", ông nói.

Không chỉ các xe đẩy, tại nhiều cửa hàng trái cây, thanh long ruột đỏ và trắng cũng đang được bán 15.000-20.000 đồng một kg, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết chủ cửa hàng cho biết nguồn cung về chợ khá dồi dào nhưng sức mua yếu khiến sản phẩm giảm mạnh.

Thanh long ruột đỏ bán vỉa hè đường Thống Nhất [Gò Vấp]. Ảnh: Thi Hà

Ghi nhận trên địa bàn huyện chợ Gạo [tỉnh Tiền Giang], giá thanh long được thương lái thu mua tại vườn với giá 4.000-8.000 đồng một kg.

Ông Hữu - trồng thanh long ruột đỏ với diện tích hơn 4.000 m2 - cho biết với giá bán này, vườn nhà ông không có lời. Sắp tới, nếu lợi nhuận từ loại trái cây này tiếp tục giảm, gia đình ông có thể chuyển sang cây trồng khác.

Tương tự, ông Hoàn - từng là thành viên của hợp tác xã thanh long ở Long An - nói rằng đã giảm diện tích một nửa với loại cây trồng này hơn một năm nay. Sắp tới, ông có thể ngừng hẳn để chuyển đổi giống cây trồng.

Theo Hiệp hội thanh long Long An, thời kỳ hoàng kim, diện tích trồng loại cây này của địa phương vượt 12.000 ha, nay còn 9.000 ha, tức đã có hơn 3.000 ha diện tích bị nông dân phá bỏ. Hiện, sản lượng thanh long chỉ bằng 50% so với trước. Trước đây, thương lái Trung Quốc nằm vùng để thu mua hàng Việt khiến giá đội lên cao, nay hoạt động xuất khẩu thanh long ruột đỏ giảm mạnh, có đợt giảm tới 40%.

Số liệu từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, cho thấy diện tích cây ăn trái trên địa bàn toàn tỉnh là 86.089 ha. Trong đó, diện tích trồng thanh long là hơn 8.700 ha. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp và đang hoạt động được 279 mã số vùng trồng cây ăn trái, với diện tích hơn 20.000 ha. Trong đó, đã cấp mã số vùng trồng thanh long được 78, với diện tích hơn 6.100 ha.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng nguyên nhân khiến giá thanh long ruột đỏ giảm mạnh là do Trung Quốc giảm thu mua. Trong khi đó, sức mua thị trường nội địa yếu vì nhiều loại trái cây nhiệt đới khác vào mùa, giá hấp dẫn.

Hiện Trung Quốc chưa thành công trong việc xử lý ra trái nghịch mùa, nhưng sản lượng thanh long đỏ tại quốc gia này tăng trưởng vượt bậc. Trung Quốc cũng đang bổ sung thêm giống ruột vàng để đa dạng sản phẩm.

Năm ngoái, nước này công bố trồng được 67.000 ha thanh long, sản lượng 1,6 triệu tấn, nhiều hơn Việt Nam cả về diện tích và sản lượng. Nước này sau đó cho nông dân tăng thêm diện tích, đa dạng sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật để đạt năng suất cao.

Theo People's Daily, gần đây nông dân tại Từ Hi, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc, liên tục làm việc thâu đêm để thụ phấn nhân tạo cho thanh long, đảm bảo một vụ thu hoạch thành công. Tại đây, nông dân vùng này cũng đẩy mạnh diện tích hơn so với trước. Điều này khiến giá hàng ruột đỏ ở Nam Ninh đang có giá thấp hơn so với hàng Việt.

Tại Quảng Tây - nơi sản xuất thanh long lớn nhất Trung Quốc - giá đã xuống thấp kỷ lục. Thanh long ruột đỏ tại một khu chợ ở thủ phủ Nam Ninh có giá bán lẻ khoảng 7 nhân dân tệ [23.000 đồng một kg], trong khi thanh long ruột trắng từ Việt Nam có giá khoảng 9 nhân dân tệ [30.000 đồng một kg].

Số liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy tháng 8, xuất khẩu thanh long đạt 40,6 triệu USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 34% so với tháng 7. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu thanh long đạt 442 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ 2022. Cả hai sản phẩm thanh long ruột trắng và đỏ đều sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc. 8 tháng, xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang Trung Quốc giảm tới 36,5%, sang Mỹ giảm 39%.

Chủ Đề