Giải bài tập phát hành giấy tờ có giá

Nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng đem lại nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, làm cho tiền sinh lợi và gia tăng tiêu dùng.

Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi, và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua.

 Giống như nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành các giấy tờ có giá là một nghiệp vụ nợ của ngân hàng và đây là một khoản phải trả trong tương lai.

 1. Chứng từ thanh toán ngân hàng

Các chứng từ gốc được sử dụng là: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm thu[ chi], Séc và các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

 2. Tài khoản sử dụng

–  Tài khoản cấp I: TK 43 – TCTD phát hành các giấy tờ có giá[ GTCG]

–  Tài khoản cấp II:

+ TK 431- Mệnh giá GTCG bằng VND

+ TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng VND

+ TK 433 – Phụ trội GTCG bằng VND

+ TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 435 – Chiết khấu GTCG  bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 492 –  Lãi phải trả về phát hành GTCG.

–  TK cấp III:

+ TK 4921: Lãi phả i trả cho GTCG bằng VND

+ TK 4921: Lãi phải tra cho GTCG bằng ngoại tệ

 3. Kết cấu tài khoản

–  Các tài khoản này có kết cấu giống với tài khoản Loại 3 bên kế toán doanh nghiệp. Tức là Tăng ghi bên có – Giảm ghi bên nợ – Số dư bên có.

–  Cụ thể TK 431, 432, 434, 435

Bên nợ: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán

Bên có: Số tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá

Số dư có: Số tiền của GTCG đã phát hành nhưng chưa đến kỳ thành toán cho người mua.

–  Kết cấu TK 433, 436

Bên nợ: Phân bổ phụ trội GTCG  phát sinh trong kỳ

Bên có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ

Số dư có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ.

 4. Quy trình hạch toán

Trước khi đi vào hạch toán các trường hợp cụ thể các bạn tham khảo bài Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng để hiểu rõ hơn về các hình thức phát hành giấy tờ có giá.

 4.1. Phát hành GTCG theo mệnh giá[ Trả lãi sau]

a. Khi NH phát hàng GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá

Có TK 431, 434: Mệnh giá

 a. Hàng tháng NH dự tính lãi phải trả cho khách hàng

Nợ TK 803: Trả lãi phát hàng GTCG

Có TK 492: Lãi phải tra về Phát hành GTCG

 c. NH thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 431, 434: Mệnh giá

Nợ TK 492: Lãi phải trả

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá cùng lãi suất

 4.2. Khi NH phát hành GTCG theo chiết khấu[ Trả lãi trước]

a. Khi ngân hàng phát hành GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá – Lãi suất

Nợ TK 492:  Lãi suất

Có TK 432, 435:  Mệnh giá

 b. Hàng tháng NH tính lãi phải trả cho khách hàng vào chi phí

Nợ TK 803: Lãi suất

Có TK 492: Lãi suất

 c. Ngân hàng thanh toán GTCG cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 432, 435: Mệnh giá

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá

Ví dụ:

Ngày 01/02/2015 khách hàng A đã mua một giấy tờ có giá do ngân hàng Y phát hành theo mệnh giá  500.000.000đ kỳ hạn 1 năm. Lãi suất cố định là 9%/năm. Ngày 01/2/2016  ngân hàng đã thanh toán cả gốc lẫn lãi cho khách hàng A.

Tính toán:

Đây là hình thức phát hành theo mệnh giá trả lãi sau

Lãi suất hàng tháng NH phải trả sau khi đến hạn:

 500.000.000 x 9% = 45.000.000đ

Số tiền lãi hàng tháng NH phải dự tính trả:

45.000.000/12 = 3.750.000đ   `

Định khoản các nghiệp vụ

 – Khi phát hành

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị: 500.000.000đ

Có TK 431 – Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND: 500.000.000đ

 – Hàng tháng dự tính lãi phải trả cho KH

Nợ 803: 3.750.000đ

Có 492: 3.750.000đ

– Đến hạn NH thanh toán cả gốc lẫn lãi cho KH

Nợ TK 431: 500.000.000đ

Nợ TK 492: 45.000.000đ

Có TK 1011: 545.000.000đ

Tìm hiểu: Khóa học nguyên lý kế toán ngân hàng tại kế toán Việt Hưng!

Người mua giấy tờ có giá sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng phát hành giấy tờ có giá [có thể mua bằng tiền mặt hoặc mua bằng chuyển khoản] sẽ được nhận các loại giấy tờ có giá thích hợp từ ngân hàng phát hành.

Căn cứ vào chứng từ nộp tiền, kế toán ngân hàng phát hành giấy tờ có giá hạch toán theo các trường hợp:

4.1. Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá

a. Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG theo mệnh giá

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]
Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431 hoặc 434]

b. Kế toán trả lãi phát hành GTCG theo mệnh giá:

– Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ [tháng]: số tiền trả lãi được hạch toán thẳng vào TK chi trả lãi phát hành GTCG [TK 803]

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]
Có: – TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

– Nếu trả lãi GTCG sau [trả lãi cùng gốc khi đáo hạn]: trường hợp này từng định kỳ [tháng] NHTM phải tính số lãi dư trả trong kỳ để hạch toán vào tài khoản “lãi phải trả” về phát hành GTCG”, khi thanh toán GTCG sẽ trích từ tài khoản này chi trả lãi cùng gốc.

+ Định kỳ hạch toán dự trả lãi:

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [803]
Có: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [492]

+ Khi thanh toán GTCG hạch toán trả lãi cho khách hàng

Nợ: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [492]
Có: – TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Ngoài bút toán trả lãi còn có bút toán chi trả gốc

– Nếu trả lãi GTCG trước [trả lãi ngay khi phát hành GTCG] số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG và được hạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ” sau đó được phân bổ vào tài khoản chi trả lãi theo từng định kỳ [tháng].

+ Tại thời điểm phát hành GTCG:

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]: Số tiền thực thu [mệnh giá – lãi] Nợ: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]: Tiền lãi

Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431/434]: Mệnh giá GTCG

+ Định kì phân bổ lãi vào TK chi phí:

Nợ: – TK chi trả lãi phát hành GTCG [TK 803]
Có: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]

c. Thanh toán GTCG:

Thanh toán GTCG được thực hiện khi GTCG đáo hạn. Sau khi làm các thủ tục thanh toán kế toán thu hồi các loại GTCG từ khách hàng. Căn cứ chứng từ hạch toán.

Nợ: – TK mệnh giá GTCG [Tk 431/434]
Có: – TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác]

4.2. Kế toán phát hành GTCG có chiết khấu

a. Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG có chiết khấu

Khoản chiết khấu khách hàng được hưởng được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG, như vậy khách hàng chỉ phải nộp tiền chênh lệch giữa mệnh giá GTCG và khoản chiết khấu.

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]: số tiền thu về bán GTCG [mệnh giá – khoản chiết khấu] Nợ: – TK chiết khấu GTCG [TK 432/435]: số tiền chiết khấu

Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431/434]: số tiền theo mệnh giá

b. Kế toán trả lãi phát hành GTCG và phân bổ khoản chiết khấu

– Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ [tháng]: việc trả lãi GTCG theo định kỳ được kết hợp với phân bổ khoản chiết khấu trong kỳ và được phản ảnh vào tài khoản “chi trả lãi phát hành GTCG”

Nợ: – TK lãi phải trả phát hành GTCG [TK 803]: số tiền lãi + khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ Có: – TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác: số tiền lãi

Có: – TK chiết khấu GTCG [TK 432/435]: số tiền phân bổ chiết khấu trong kỳ

– Nếu trả lãi GTCG sau [trả lãi khi thanh toán GTCG đáo hạn]: từng định kỳ [tháng] phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấu trong kỳ. Khi thanh toán GTCG sẽ trả lãi cho khách hàng cùng gốc.

+ Định kỳ hạch toán dự trả lãi và phân bổ chiết khấu:

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]: số tiền lãi + khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ Có: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [TK 492]: số tiền lãi

Có: – TK chiết khấu GTCG [TK 432/435]: số tiền phân bổ chiết khấu

Đến thời hạn thanh toán GTCG chi trả lãi cho khách hàng

Nợ: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [TK 492]
Có: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi]

Ngoài bút toán chi trả lãi còn có bút toán chi trả gốc.

– Nếu trả lãi trước [trả lãi ngay khi phát hành GTCG có chiết khấu]. Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được khấu trừ vào mệnh giá GTCG, người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch.

Số tiền trả lãi được hạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ”, từng định kỳ sẽ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ.

+ Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]: số tiền thực thu [mệnh giá – [tiền lãi + khoản chiết khấu] Nợ: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]: số tiền lãi trả trước Nợ: – TK chiết khấu GTCG [TK 432/435]: số tiền chiết khấu

Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431/434]: số tiền theo mệnh giá

+ Định kỳ [tháng] phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ

Nợ: – TK chi trả lãi phát hành GTCG [TK 803]: tổng số tiền phân bổ Có: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]: số tiền lãi phân bổ

Có: – TK chiết khấu GTCG [TK 432/435]: số tiền chiết khấu phân bổ

c. Kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu khi đáo hạn

Thủ tục thanh toán và kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu giống thanh toán GTCG phát hành theo mệnh giá – điểm c mục 4.1.

4.3. Kế toán phát hành GTCG có phụ trội

a. Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG có phụ trội

Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận và phải nộp vào NH phát hành GTCG cùng mệnh giá GTCG ngay khi mua GTCG. Khoản phụ trội được hạch toán vào TK “phụ trội GTCG” và từng định kỳ được phân bổ dần để giảm chi phí đi vay [hạch toán vào bên Có TK 803].

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]: Số tiền thu về bán GTCG [mệnh giá + khoản phụ trội] Có: – TK phụ trội GTCG [TK 433/436]: số tiền phụ trội

Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431/435]: số tiền mệnh giá

b. Kế toán trả lãi và phân bổ khoản phụ trội

– Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ [tháng]: số tiền trả lãi trong kỳ được phản ảnh vào bên Nợ TK 803, khoản phân bổ phụ trội trong kỳ được phản ảnh vào bên Có TK 803 để giảm chi phí:

+ Trả lãi trong kỳ

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]
Có: – TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

+ Phân bổ khoản phụ trội trong kỳ

Nợ: – TK phụ trội GTCG [TK 433/436]
Có: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]

– Nếu trả lãi sau [trả lãi cùng gốc khi thanh toán GTCG]: từng định kỳ phải tính và hạch toán dự trả lãi trong kỳ; đồng thời hạch toán phân bổ khoản phụ trội để giảm chi phí.

+ Kế toán dự trả lãi trong kỳ [tháng]:

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]
Có: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [TK 492]

+ Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ:

Nợ: – TK phụ trội GTCG [TK 433/436]
Có: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]

+ Kế toán chi trả lãi cho khách hàng khi thanh toán GTCG

Nợ: – TK lãi phải trả về phát hành GTCG [TK 492]
Có: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK thích hợp khác]

Cùng với bút toán trả lãi có thêm bút toán chi trả gốc

– Nếu trả lãi trước [trả lãi ngay khi phát hành GTCG]

Số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá cộng [+] khoản phụ trội, người mua GTCG chỉ phải nộp phần chênh lệch. Số tiền lãi trả trước được hạch toán vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ” để từng định kỳ phân bổ vào TK 803 cùng với phân bổ khoản phụ trội.

+ Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: – TK thích hợp [TK 1011 hoặc TK tiền gửi…]: tổng số tiền thực thu [mệnh giá + khoản phụ trội – lãi trả trước] Nợ: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]: số tiền lãi Có: – TK phụ trội GTCG [TK 433/438]: số tiền phụ trội

Có: – TK mệnh giá GTCG [TK 431/434]: mệnh giá GTCG

+ Kế toán phân bổ số lãi theo định kỳ vào TK chi phí

Nợ: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]
Có: – TK chi phí chờ phân bổ [TK 388]

+ Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ:

Nợ: – TK phụ trội GTCG [TK 433/435]
Có: – TK trả lãi phát hành GTCG [TK 803]

c. Kế toán thanh toán GTCG có phụ trội

Thủ tục thanh toán và kế toán thanh toán GTCG có phụ trội giống thanh toán GTCG theo mệnh giá – Điểm c mục 4.1.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • bài tập kế toán phát hành giấy tờ có giá
  • ngân hàng ghi nhận giấy tờ có giá theo mệnh giá
  • số tiền thu được từ phát hành giấy tờ có giá lãi trả sai
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề