Giải bài tập sách bài tập vật lý 9

Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, Số 285, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 06/01/2010 và sửa đổi lần thứ 23 ngày 14/02/2022

Fahasa.com nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng cũng như tất cả Hệ Thống Fahasa trên toàn quốc.

  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Đăng ký VnDoc Pro
    • Quảng cáo
    • Liên hệ
  • Chính sách

    • Chính sách quy định
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Chính sách đổi trả
    • DMCA
  • Theo dõi chúng tôi

    • Facebook
    • Youtube
    • Twitter
  • Tải ứng dụng

    • Học tiếng Anh
  • Chứng nhận

  • Đối tác của Google

    • Giải bài tập sách bài tập vật lý 9

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam. ©2024 Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: [email protected]. Giấy phép số 366/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp.

"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách bài tập môn Vật Lí lớp 9, loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung SBT Vật Lí 9. Hi vọng với các bài giải bài tập trong sách bài tập Vật Lí lớp 9 này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Vật Lí 9 hơn.

Giải sách bài tập Vật Lí 9

Chương 1: Điện học

  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 12: Công suất điện
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 16 - 17: Định luật Jun - Len-xơ. Bài tập vận dụng định luật Jun - Len-xơ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Chương 2: Điện từ học

  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 27: Lực điện từ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 37: Máy biến thế

Chương 3: Quang học

  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 40 - 41: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 44 - 45: Thấu kính phân kì. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy tính
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 48: Mắt
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 50: Kính lúp
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 53 - 54: Sự phân tích ánh sáng trắng. Sự trộn các ánh sáng màu
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Chương 4: Sự bảo toàn và chuyện hóa năng lượng

  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - Nhiệt điện và thủy điện
  • Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 62: Điện gió - Điện Mặt Trời - Điện hạt nhân

Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Bài 1 trang 4 sách bài tập Vật Lí 9: Khi đặt vào dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. nếu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ chạy qua nó là bao nhiêu.

Tóm tắt:

U1 = 12V; I1 = 0,5A; U2 = 36V; I2 = ?

Lời giải:

Ta có:

Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi U = 36V là:

Bài 2 trang 4 sách bài tập Vật Lí 9: 1.2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5A khi đó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu ?

Tóm tắt:

U1 = 12V; I1 = 1,5A; I2 = I1 + 0,5 A; U2 = ?

Lời giải:

Ta có:, Trong đó I2 = I1 + 0,5 A = 1,5 + 0,5 = 2,0 A

Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là:

Bài 3 trang 4 sách bài tập Vật Lí 9: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây khi đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?

Tóm tắt:

U1 = 6V; I1 = 0,3A; U2 = U1 – 2 V; I2 = ?

Lời giải:

Ta có:,trong đó U2 = U1 – 2V = 6 – 2 = 4 V

Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó có cường độ là

Kết quả I = 0,15A là sai vì đã nhầm là hiệu điện thê giảm đi hai lần. Theo đầu bài, hiệu điện thế giảm đi 2V tức là còn 4V. Khi đó cường độ dòng điện là 0,2A.

Bài 4 trang 4 sách bài tập Vật Lí 9: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây thì dòng điện chạy qua có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:

  1. 3V
  1. 8V
  1. 5V
  1. 4V

Tóm tắt:

U1 = 12V; I1 = 6mA = 0,006 A; I2 = I1 – 4mA = I1 – 0,004 A; U2 = ?

Lời giải:

Ta có:,trong đó I2 = I1 – 0,004 A = 0,006 – 0,004 = 0,002 A

→ Muốn cho dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là

Chọn câu D: 4V.

Bài 5 trang 4 sách bài tập Vật Lí 9: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

  1. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế
  1. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế
  1. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
  1. Giảm khi tăng hiệu điện thế

Lời giải:

Chọn C.

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó bởi công thức: I = U/R

Trong đó R là điện trở của dây dẫn và là hằng số với dây dẫn đó.

Vì vậy cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào đầu hai dây dẫn đó.

...............................

Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Bài 1 trang 6 sách bài tập Vật Lí 9: Trên hình 2.1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

  1. Từ đồ thị, hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3 V
  1. Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Giải thích bằng ba cách khác nhau

Lời giải:

  1. Từ đồ thị, khi U = 3V thì:

I1 = 5mA = 0,005 A và R1 = U/I1 = 3/0,005 = 600Ω.

I2 = 2mA = 0,002 A và R2 = U/I2 = 3/0,002 = 1500Ω

I3 = 1mA = 0,001 A và R3 = U/I3 = 3/0,001 = 3000Ω

  1. Ba cách xác định điện trở lớn nhất nhỏ nhất:

Cách 1: Từ kết quả đã tính ở trên (sử dụng định luật Ôm) ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất

Cách 2: Từ đồ thị, không cần tính toán, ở cùng 1 hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện điện trở của dây đó nhỏ nhất. Ngược lại, dầy dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.

Cách 3:

Ta có thể viết: → R là nghịch đảo của hệ số góc của các đường thẳng tương ứng trên đồ thị. Đồ thị của dây nào có dộ nghiêng nhiều so trục nằm ngang (trục OU) thì có hệ số góc nhỏ hơn thì có điện trở lớn hơn.

Bài 2 trang 6 sách bài tập Vật Lí 9: Cho điện trở R = 15Ω

  1. Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ bao nhiêu?
  1. Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?

Lời giải:

  1. Cường độ dòng điện qua điện trở là: I = U/R = 6/15 = 0,4A.
  1. Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là I = 0,7A.

Khi đó hiệu điện thế là: U = I × R = 0,7 × 15 = 10,5V.

Bài 3 trang 6 sách bài tập Vật Lí 9: Làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt giữa hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu

U (V) 0 1,5 3,0 4,5 6,0 7,5 9,0 I (A) 0 0,31 0,61 0,90 1,29 1,49 1,78

  1. Vẽ sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
  1. Dựa vào đồ thị đó ở câu a, hãy tính điện trở của vật dẫn nếu bỏ qua những sai số trong phép đo

Lời giải:

  1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế được vẽ như hình vẽ.

  1. b. Điện trở của vật dẫn:

U (V) 0 1,5 3,0 4,5 6,0 7,5 9,0 I (A) 0 0,31 0,61 0,90 1,29 1,49 1,78 R (Ω) - 4,84 4,92 5,00 4,65 5,03 5,06

Giá trị trung bình của điện trở:

\= 4,92Ω ≈ 5Ω

Nếu bỏ qua sai số của các phép đo, điện trở của dây dẫn là: R = 5Ω

Đáp số: R = 5Ω

Bài 4 trang 7 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.2, điện trở R1 = 10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U_MN = 12V

  1. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1
  1. Giữ nguyên I1 = 12V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2, khi đó ampe kế (1) chỉ giá trị I2 = I1/2 . Tính điện trở R2.

Tóm tắt:

R1 = 10Ω, UMN = 12V.

  1. I1 = ?; b) I2 = I1/2 ; R2 = ?

Lời giải:

  1. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là:

  1. Điện trở R2:

Đáp số: 1,2A; 20Ω

Bài 5 trang 7 sách bài tập Vật Lí 9: Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

  1. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
  1. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
  1. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
  1. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Lời giải:

Chọn C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

...............................

Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

...............................

Bài 1 trang 9 sách bài tập Vật Lí 9: Hai điện trở R1 và R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B.

  1. Vẽ sơ đồ mạch điện trên
  1. Cho R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.

Tóm tắt:

R1 = 5 Ω; R2 = 10 Ω;

I2 = 0,2 A; UAB = ?

Lời giải:

  1. Sơ đồ mạch điện như hình dưới:

  1. Tính hiệu điện thế theo hai cách:

Cách 1: Vì R1 và R2 ghép nối tiếp nên I1 = I2 = I = 0,2A, UAB = U1 + U2

→ U1 = I.R1 = 1V; U2 = I. R2 = 2V;

→ UAB = U1 + U2 = 1 + 2 = 3V

Cách 2:

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = R1 + R2 = 5 + 10 = 15 Ω

Hiệu điện thế của đoạn mạch AB: UAB = I.Rtd = 0,2.15 = 3V

Đáp số: b) UAB = 3V

Bài 2 trang 9 sách bài tập Vật Lí 9: Một điện trở 10Ω được mắc vào hiệu điện thế 12V

  1. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó
  1. Muốn kiểm tra kết quả tính trên, ta có thể dùng ampe kế để đo. Muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được phải có điều kiện gì đối với ampe kế? Vì sao?

Tóm tắt:

R = 10Ω; U = 12V

  1. I = ?
  1. Điều kiện của ampe kế để I không đổi? Giải thích

Lời giải:

  1. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là: I = U/R = 12/10 = 1,2A.
  1. Gọi Ra là điện trở của ampe kế. Khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở được tính bằng công thức sau:

Muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được (tức là cường độ dòng điện chạy qua điện trở không thay đổi) thì ampe kế phải có điện trở rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch, khi đó điện trở của ampe kế không ảnh hưởng đến điện trở của đoạn mạch. Dòng điện chạy qua ampe kế chính là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét.

Bài 3 trang 9 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.1 SBT, trong đó điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V.

  1. Tính số chỉ của vôn kế và ampe kế.
  1. Chỉ với hai điện trở trên đây, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong mạch lên gấp 3 lần (Có thể thay đổi UAB).

Tóm tắt:

R1 = 10 Ω; R2 = 20 Ω; UAB = 12 V

  1. Số chỉ Vôn kế và Ampe kế?
  1. Nêu 2 cách để làm cho I´ = 3I

Lời giải:

  1. Điện trở tương đương của mạch là : Rtđ = R1 + R2 = 10 + 20 = 30 Ω

Cường độ dòng điện qua mạch là:

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1: U1 = I.R1 = 0,4.10 = 4V

Vậy số chỉ của vôn kế là 4V, ampe kế là 0,4A.

  1. Ta có: . Do đó để I tăng lên gấp 3 lần thì ta thực hiện 2 cách sau:

Cách 1: Giữ nguyên hai điện trở mắc nối tiếp nhưng tăng hiệu điện thế của đoạn mạch lên gấp 3 lần: U’AB = 3 UAB = 3.12 = 36V

Cách 2: Giảm điện trở tương đương của toàn mạch đi 3 lần bằng cách chỉ mắc điện trở R1 =10Ω ở trong mạch, giữ hiệu điện thế như ban đầu.

Khi đó R’tđ = R1 = 10 Ω

Đáp số: a) IA = 0,4 A; UV = 4V

Bài 4 trang 9 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2 SBT, trong đó có điện trở R1 = 5Ω, R2 = 15Ω Vôn kế chỉ 3V

  1. Tính số chỉ của ampe kế.
  1. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch.

Tóm tắt:

R1 = 5 Ω; R2 = 15 Ω; UV = 3 V

  1. Số chỉ Ampe kế IA ?
  1. UAB = ?

Lời giải:

  1. Vì R1 và R2 ghép nối tiếp nên I1 = I2 = I = IA

Số chỉ của ampe kế là:

  1. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = R1 + R2 = 5 + 15 = 20 Ω

Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:

UAB = I.Rtđ = 0,2.20 = 4V.

Đáp số: a) IA = 0,2 A; UAB = 4V

Bài 5 trang 10 sách bài tập Vật Lí 9: Ba điện trở có các giá trị là 10 Ω, 20 Ω, 30 Ω. Có thể mắc điện trở này như thê nào vào mạch có hiệu điện thế 12V đế dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.

Tóm tắt:

R1 = 10Ω; R2 = 20Ω; R3 = 30Ω

U = 12 V; I = 0,4 A

Hỏi: cách mắc?

Lời giải:

Điện trở của đoạn mạch có hiệu điện thế U = 12 V và cường độ dòng điện I = 0,4 A là:

Có hai cách mắc các điện trở đó vào mạch:

+ Cách thứ nhất là chỉ mắc điện trở R3 = 30 Ω trong đoạn mạch;

+ Cách thứ hai là mắc hai điện trở R1 = 10 Ω và R2 = 20 Ω nối tiếp nhau trong đoạn mạch.

Xem thêm các loạt bài môn Vật Lí lớp 9 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lý 9
  • Lý thuyết & 500 bài tập Vật Lí 9 có đáp án
  • Giải VBT Vật Lí 9
  • Chuyên đề Vật Lí 9 (có đáp án)
  • Đề thi Vật Lí 9
  • Giải bài tập sách bài tập vật lý 9
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Giải bài tập sách bài tập vật lý 9

Giải bài tập sách bài tập vật lý 9

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 có video giải chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Vật Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.