Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

« GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » A. MỞ ĐẦU: I. Đặt vấn đề. 1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. Xã hội ngày càng văn minh - hiện đại thì con người phải đối diện với những mặt trái to lớn từ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Bởi thế, mà xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới. Làm sao để đào tạo ra những con người vừa có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc nhưng cũng phải vừa có những thái độ, hành vi tích cực trong xã hội công nghiệp đầy năng động ? Đây chính là điều trăn trở của ngành giáo dục trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành quả đạt được của toàn ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình…Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân cũng giảm…Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thế nhưng một trong những nguyên nhân chính phải chăng đó là học sinh ngày nay rất thiếu về các kỹ năng sống cần thiết ? Vậy làm thế nào để giúp thế hệ trẻ có được đầy đủ kỹ năng sống cần thiết ? Từ đó giúp các em đứng trước thềm hội nhập quốc tế phải tự tin; năng động và sáng tạo; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khoẻ, sống lành mạnh, sống có ích, giỏi lập trình, giỏi Tiếng Anh…? Trước đây, trong bối cảnh xã hội truyền thống, con trẻ học cách đối nhân xử thế thông qua đại gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, các chương trình giáo dục chính quy và không chính quy, … Nhưng dưới những chuyển biến kinh tế xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của giáo dục gia đình và các thiết chế truyền thống. Ngày nay đại đa số gia đình đều mong muốn con mình học thật giỏi nên suốt ngày Phụ Huynh Học Sinh bắt các em phải học từ sáng đến tối không có thời gian vui chơi sinh hoạt giải trí cộng động…Hơn thế nữa những biến động kinh tế xã hội ngày càng to lớn do quá trình hiện đại hóa cũng đem lại cho lứa tuổi thiếu niên quá nhiều thử thách. Do vậy, để hóa giải vấn đề này đã có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng sống ra đời, nhằm giúp các em học sinh trung học cơ sở tập trải nghiệm trong những tình huống giả định, nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để tự tổ chức cuộc sống của cá nhân trở nên hiệu quả hơn. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang có những định hướng tích cực để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy tại các bậc học nhằm góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng có lẽ do đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ và với nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng dạy, huấn luyện kỹ năng sống vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề kỹ năng sống dưới góc độ tâm lý là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều. Là một giáo viên chủ nhiệm với thiên chức như một người cha một người mẹ hiền thứ hai của các em. Tôi nghĩ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống ngay cho các em sau khi được tập huấn chương trình lồng ghép kỹ Gv: Lê Văn Bình Tr 1 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » năng sống vào chương trình giảng dạy mà Bộ GD-ĐT đã triển khai đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2010-2011. Và từ sách vở, báo chí, các nguồn thông tin bổ ích đáng tin cậy trên Internet cũng như qua những trải nghiệm trong cuộc sống, được tận mắt chứng kiến những nghịch cảnh đã xảy ra với các em, … tôi đã cố gắng rèn luyện và hoàn thiện bản thân để từ đó bằng với chính con người chân thật của mình tôi đã mạnh dạn đưa những chương trình kỹ năng sống vào giáo dục các em qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm một cách thành công trong năm học này. Tuy kết quả mang lại bước đầu được đánh giá là khá tốt song với mong muốn được chia sẻ và lĩnh hội thêm kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh, các anh chị đồng nghiệp. Vì vậy thông qua chia sẻ kinh nghiệm nhỏ bé của mình mà tôi mong được tiếp thu đóng góp những kinh nghiệm quý báu từ nhiều nguồn để tôi có thể áp dụng nhiều hơn và tạo ra những tình huống sôi động hơn, thiết thực hơn góp phần vào sự nghiệp trồng người của đất nước. Đó cũng chính là lý do mà tôi muốn chia sẻ về kinh nghiệm: “GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM” 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. - Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diê ên theo chương trình đào tạo của Bô ê giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhâ nê thức được mục tiêu học tâ pê , phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt đô nê g mang tính xã hô êi, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiê ên - học sinh tích cực tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. - Qua viê êc rèn luyê ên kĩ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tâ êp của mình. Từ đó, giúp các em có khả năng học tâ pê tốt hơn, các tư duy hoạt đô nê g của các em được phát triển, các em biết lâ pê luâ ên, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tâ êp. - Thông qua sáng kiến kinh nghiê m ê , rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của tâ pê thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tâ pê , rèn luyê ên đạo đức tốt trong nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. -Kỷ năng sống của học sinh lớp 7A4 Trường THCS Lương Thế Vinh, năm học 2015-2016 II. Phương pháp tiến hành. 1. Cơ sở lý luận. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người ở đây chính là phải tập trung giáo dục kỹ năng sống, trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Bác cũng từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Hay bất kỳ trong một ngôi trường nào chúng ta cũng đều nhìn thấy khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Điều này cho thấy giá trị đạo đức, kỹ năng sống của con người mới chính là yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong mọi lĩnh vực. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống [viết tắt là KNS] bắt đầu được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Năm 1979, nhà khoa học hành vi Gilbert Botvin, thành lập nên một chương trình giáo dục KNS Gv: Lê Văn Bình Tr 2 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » cho giới trẻ từ 17-19 tuổi. Chương trình đào tạo này nhằm giúp xây dựng ở người học có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán. Thực ra, việc học tập và thực hành các kỹ năng ấy chỉ là một trong những khía cạnh của chương trình, nhưng có thể coi như là bước đầu để chương trình giáo dục KNS được triển khai rộng rãi trong thời gian kế tiếp…Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức y tế thế giới [WHO], Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc [UNESCO], Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc [UNICEF] đã có sự đầu tư, đưa ra những chương trình giáo dục KNS cụ thể với các đối tượng khác nhau nhằm trang bị cho họ những KNS cơ bản, giúp đối phó với một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống như bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy… Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1996, UNICEF đã tổ chức chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV / AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Từ chương trình đầu tiên này, chương trình giáo dục KNS dần được mở rộng ra cả về đối tượng lẫn nội dung.Chẳng hạn như các KNS nhằm giáo dục về quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản, giới tính cho học sinh và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái, hoặc chương trình giáo dục KNS trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, chống bạo lực trong gia đình, xóa đói giảm nghèo cho các chị em phụ nữ; chương trình giáo dục KNS về phòng chống lạm dụng tình dục, phòng chống HIV/AIDS với các đối tượng có nguy cơ cao,… Năm 2001, thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên” thực hiện ở 120 trường THCS của 10 tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, TP HCM, An Giang, Hải Phòng, Gia Lai, Quảng Ninh, …, với sáng kiến và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam, chúng ta cũng đã thực hiện tương đối bài bản việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và cả trẻ em ở ngoài trường học… Riêng với ngành giáo dục thì chương trình rèn luyện kỹ năng sống cũng triển khai từ rất lâu theo phương pháp lồng ghép vào các môn học như đạo đức, giáo dục công dân. Tuy nhiên, chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhấn mạnh gần đây nhất chính là một trong năm nội dung được Bộ GD-ĐT phát động thực hiện trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009-2010. Song, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa bộ môn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào nhà trường từ năm học 2010-2011 và chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổ chức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học: Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống,… để triển khai dạy đại trà từ sau năm 2010 thì qua đó giúp chúng ta thấy rõ là bao lâu nay chúng ta đã quên lãng hay xem nhẹ vấn đề này và nay đã đến lúc cần phải đưa vào chương trình hành động. Vậy chờ đợi hay hành động ? Trước hết, khi chương trình chưa cụ thể, nội dung chưa được phổ biến kỹ càng theo từng cấp học, độ tuổi thì thay vì phải chờ đợi chúng ta - những giáo viên có tâm huyết với nghề cần phải là những người tiên phong đón đầu trong việc thực hiện chương trình ấy. Đặc biệt là các Gv: Lê Văn Bình Tr 3 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » giáo viên chủ nhiệm, người vừa giảng dạy chuyên môn vừa cận kề bên các em hằng ngày cần phải đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ hay sinh hoạt cuối tuần….đó là cách nhanh nhất nhằm giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho đất nước. a. Kỹ năng sống là gì? Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về kỹ năng sống. KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các KNS. Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc [UNESCO] đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS. Trong cuốn “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Th.S Nguyễn Thị Oanh cũng trình bày quan điểm: “KNS với tư cách là đối tượng của giáo dục, KNS là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.” Còn trong bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học”, PGS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã xem xét khái niệm KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả đã phân tích: Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các kỹ năng cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các KNS. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn lại đưa ra khái niệm về KNS như sau: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia và cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”. .. Tóm lại, với nhiều định nghĩa khác nhau nhưng theo các nhà tâm lý giáo dục, cần trang bị cho học sinh THCS 10 kỹ năng sống cần thiết để phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo của các em với những kỹ năng cần thiết đó là: -Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, -Kỹ năng tự phục vụ bản thân, -Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, -Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, -Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, -Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi, -Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, -Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, -Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, -Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân. Trong phạm vi của đề tài và với những gì đã làm được, tôi xin chia sẻ những kỹ năng sống để giáo dục và rèn luyện cho học sinh như: + Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. + Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết + Kỹ năng lựa chọn và quyết định Gv: Lê Văn Bình Tr 4 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » + Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ + Kỹ năng rất cần thiết như: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết b. Thực trạng. Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Bên cạnh đó, thực tế của nạn bạo lực học đường đã trở nên báo động cũng như tình trạng vô cảm của con người dưới sự tác động, chi phối của tiến bộ khoa học-công nghệ, của lối sống tiêu thụ, thực dụng đã biến con người như những rô bốt tự động... Hằng năm sau mỗi kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT hay Đại học, ta vẫn thấy và nghe đâu đó có một số em bị trầm cảm, bi quan do sức ép từ học hành, thi cử dẫn đến các hành động tiêu cực như tự tử, đi bụi, ... kết cục ấy cũng một phần là do không có kỹ năng để vượt qua….Thực trạng này xảy ra là có một phần trách nhiệm của gia đình và xã hội, nhưng cơ bản vẫn là do trong một thời gian dài ngành Giáo dục đã coi nhẹ nội dung này mà chỉ chú tâm vào nội dung dạy các môn văn hoá, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho các kỳ thi cử mà không dạy kỹ năng sống cho các em. Bởi vậy, không ít học sinh bây giờ đã được nhiều người ví ngơ ngác như những “con gà công nghiệp”, vì chỉ biết ăn và học theo sách vở, sống khép kín trong ngôi nhà, ít được va chạm, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống... Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách. Trước hết, phải chấm dứt những hành động bạo lực, những ứng xử thiếu văn hoá của thầy giáo, cô giáo đối với học trò. Có như vậy, thầy giáo, cô giáo mới cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống mà mình đã trải qua. Việc giáo dục này có thể bằng những nội dung trong giáo án, hoặc bằng những nội dung ngoài giáo án. Để mục tiêu này đạt hiệu quả, thì đội ngũ giáo viên cần phải có nghiệp vụ sư phạm giỏi. Có nghiệp vụ giỏi, thì ngay cả giờ dạy Toán, Vật lý, Tiếng anh,… giáo viên cũng dạy cho học sinh kỹ năng sống theo cách của mình. Hay với những tiết sinh hoạt cuối tuần, thay vì chỉ la mắng học sinh bị phạm lỗi trong tuần, GVCN có thể thay đổi hình thức bằng cách cùng học sinh trong lớp giải quyết vấn đề, cho học sinh phạm lỗi nhận thấy cái sai của mình, tự nhận khuyết điểm và sữa chữa để vươn lên đó cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết. Tuy nhiên, qua đó giáo viên phải nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề tạo nên gánh nặng công việc mà điều quan trọng là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt nội dung sao cho hiệu quả nhất. Mặt khác, khi phân tích tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi từ 11-14, theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hải-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát Gv: Lê Văn Bình Tr 5 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên chúng ta chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì. Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ hay thầy cô các em cũng muốn nghe. Các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy. Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động. Điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề. Người lớn nên quan tâm tới các em trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi trẻ không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái. Lứa tuổi này đang ở thời điểm dậy thì nên thoắt vui, thoắt buồn, ương bướng. Do vậy, bố mẹ và thầy cô nên dạy theo phương pháp “lạt mềm buộc chặt”. Tóm lại, tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề được ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thì chưa đem lại nhiều hiệu quả. Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải thực hiện sớm. Ví dụ như phải giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS, thậm chí là cho học sinh lớp 5. Làm như vậy để cho các em biết được trong những trường hợp nào thì sẽ ứng phó ra sao cho phù hợp. Chứ nhiều em đến tuổi vị thành niên chưa kịp giáo dục sức khỏe sinh sản thì đã có thai rồi! 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. - Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến viê êc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được những kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống mô tê cách hợp lí. Khác với các phương pháp trước trong viê cê giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗi thường các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luâ êt mà ít khi lắng nghe các em giải bày... Nay với viê êc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến viê êc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Viê êc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tâ pê , được tích hợp trong các bô ê môn và còn được trải nghiê êm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong viê êc tu dưỡng đạo đức, hướng thiê ên và nâng cao được năng lực học tâ pê , sáng tạo. Từ đó, các em có nhâ nê thức đúng đắn trong viê êc thực hiê ên nô êi qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiê ên. - Thời gian tiến hành: Từ tháng 9 đến tháng 1 năm học 2015-2016 Gv: Lê Văn Bình Tr 6 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » B. NỘI DUNG: I. Mục tiêu: 1. Nêu rõ nhiệm vụ của đề tài - Thấy được thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS Lương Thế Vinh nói riêng và học sinh THCS thành phố Quy Nhơn nói chung. Từ đó, tìm ra mô êt số giải pháp giúp học sinh có kỹ năng sống tốt hơn và trở thành con người linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa. Biết xử lý các tình huống mô êt cách đúng đắn, khoa học hợp với đạo lý người Viê êt Nam. - Giúp học sinh thích ứng với cuô êc sống xã hô êi hiê ên tại, với những tác đô nê g của tự nhiên, xã hô êi. Thúc đẩy các em học sinh tham gia các hoạt đô nê g mang tính xã hô êi, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiê ên, tích cực ở địa phương. - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diê ên; phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại; học để chung sống. 2. Vai trò của GVCN trong việc giáo dục kỹ năng sống. Mỗi thầy, cô muốn hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đối với những học sinh có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhà trường cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” các em trở về với “cái thiện”, hay giúp các em học tập những gương sáng xung quanh mình. Thầy cô giáo chủ nhiệm còn cần biết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn Đội biết cách xây dựng điều hành một tập thể tự quản. Giáo viên chủ nhiệm còn phải biết ứng xử giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn Thanh niên, cán bộ Đội thiếu niên… với cha mẹ học sinh. Và giáo viên chủ nhiệm còn cần biết động viên, biết vận động thuyết phục. Thầy cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Làm chủ nhiệm lớp là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Có người thì quan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục. Nếu như trước đây, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh, thì ngày nay, ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm còn phải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế, ngoài việc đầu tư vào môn dạy của mình sao cho vừa đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ… có phương pháp giáo dục hợp lý, linh hoạt, hiểu biết tâm lý học sinh. Và điều không thể thiếu là phải có tâm huyết và tình yêu thương đối với học sinh. Gv: Lê Văn Bình Tr 7 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » Hiện nay văn hoá giao tiếp trong nhà trường mới chỉ được quan tâm một chiều [mối quan hệ trò - thầy], mối quan hệ giữa thầy - thầy, trò – trò chưa được quan tâm đúng mức. Và vì thiếu kỹ năng sống nên học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng “tay”. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm “rạn nứt” mối quan hệ bạn bè trong học sinh hiện nay. Những rạn nứt đó bắt nguồn từ những biểu hiện không đẹp trong giao tiếp học đường như sử dụng từ ngữ cục cằn, tiếng lóng… những phân biệt đối xử với các học sinh trong lớp đến những quy định “có lợi cho người lớn và bắt chẹt trẻ con”. Cụ thể nhất đó là các giáo viên thường quy định học sinh cấm sử dụng điện thoại trong giờ học. Nhưng trong giờ, điện thoại của thầy cô lại đổ chuông. Thầy nói lý do người lớn có nhiều việc quan trọng!? “Quy định đặt ra chỉ áp dụng với học sinh, còn với các thầy thì sao? Thật đáng tiếc vẫn còn những người thầy chưa gương mẫu và “quên” cảm nhận, xúc cảm của học sinh, luôn cho mình là người có quyền muốn làm gì thì làm”. -Vai trò giáo viên chủ nhiệm mờ nhạt: Không thể thiếu vai trò của nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Nhưng hình ảnh của người giáo viên chủ nhiệm “như mẹ hiền” đang dần bị mai một. Vì hiện nay nhiều giáo viên làm chủ nhiệm trong tình trạng… phải làm. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm chỉ thu thập thông tin từ học sinh là chuyện không có gì lạ. Không những thế, nhiều giáo viên chủ nhiệm không được học sinh tin tưởng bằng giáo viên bộ môn. Nhiều vấn đề học sinh không thể tâm sự được với giáo viên chủ nhiệm. Khoảng cách giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm ngày càng lớn. Giáo viên không “mặn mà” với vai trò chủ nhiệm, trò không “giải toả” được bức xúc với ai nên hành xử với nhau kiểu xã hội đen nhưng giáo viên chủ nhiệm vẫn không hay biết là điều tất yếu xảy ra. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người tâm lý và có tâm. Nhà trường chọn giáo viên chủ nhiệm cũng là “chọn mặt gửi vàng”. Còn đứng về phía người học, nhiều em cho rằng, ngoài việc “cải thiện” mối quan hệ thầy trò, trò – trò thì việc giảm bớt chương trình học là cần thiết. Một học sinh cho biết, các thầy cô giáo chỉ biết đưa ra các hình phạt đối với học sinh mà chưa tìm hiểu sâu xa của vấn đề. “Tại trường chúng em, hình phạt có thế là cảnh cáo trước toàn trường, hạ hạnh kiểm và hình phạt nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Nhưng thầy cô lại không giải thích tại sao lại phạt như thế để học sinh hiểu. Trong khi học sinh lại không nghĩ mình sai mà thường đổ lỗi do khách quan, do người khác” - học sinh này tâm sự. Giáo dục văn hoá ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh là cần thiết. Suốt một thời gian dài, Việt Nam dạy học theo đúng nghĩa chỉ dạy chữ. Điều này cho đến giờ đã và đang để lại những hậu quả nặng nề và rất nghiêm trọng. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương. 3. Vì sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho HS trong nhà trường? - Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày. Gv: Lê Văn Bình Tr 8 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » -Mặc dù, hiện nay chúng ta trong thời đại Công nghệ-Thông tin và hội nhập quốc tế, HS có những hiểu biết khá phong phú nhờ truy cập Internet, nhưng kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Ở lứa tuổi bắt đầu " bước vào đời", bắt đầu sống độc lập, làm việc và sẽ có những va chạm xã hội, các em cũng rất cần được trau dồi kỹ năng sống. Một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cung cấp kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt cho học sinh nữ nhằm giúp các em có kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sứa khỏe và an toàn cuộc sống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, biết nấu ăn, tự chăm sóc sức khỏe... Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Từ kết quả này cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”… Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của từng vùng… sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông. Là một người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm - người luôn được các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh bởi sự gần gũi với các em nên tôi nhận thấy tầm quan trọng rất lớn của việc nên giáo dục cho các em về kĩ năng sống thông qua những giờ sinh hoạt 15 phút, giờ sinh hoạt vv... 4. Biện pháp, cách thức. -Khó khăn Về phía học sinh: các em được gia đình nuông chiều quá mức tạo thành các thói quen xấu, khó thay đổi [cậu ấm, cô chiêu]. Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em thiên lệch về học kiến thức [biến các em thành Robot chỉ ăn và học]. Về phía giáo viên: + Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức. + Một số còn chưa thực sự khởi động, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội. + Chưa thật sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững. Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THCS là việc làm nhằm giúp HS có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người có ích cho xã hội cho gia đình. -Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện cho học sinh: Lớp tôi đang chủ nhiệm là học sinh lớp 7, nghĩa là các em làm quen với môi trường học tập này rồi. Nhưng với ý thức muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình, tôi luôn động viên, dìu dắt quan tâm giúp đỡ các em, giáo dục các Gv: Lê Văn Bình Tr 9 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » em những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên. Vào đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các em việc học tập ở nhà như thế nào, trao đổi phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở trung học cơ sở ngày càng khó. Cha mẹ nên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái. + Gắn với các hoạt động học tập như: Những người yêu thích văn học, câu lạc bộ thơ văn, những nhà Vật lí, Toán học trẻ, Sinh học và môi trường, thi tìm hiểu theo chủ đề ,…. + Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất như: Bóng đá, bóng chuyền , cầu lông, võ dân tộc, du lịch [leo núi, bơi lội .], trò chơi dân gian,… + Gắn với các hoạt động giáo dục thẩm mĩ như: hát múa, hát dân ca, vẽ, thơ, kịch, đặc san, báo tường, báo tập ….. -Hình thức giáo dục kỹ năng mới trong nhà trường: + Vào những buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở từng lời nói, hành vi ứng xử, tình đoàn kết, thân ái… + Thầy giáo nhiệt tình, giàu lòng nhân ái, chịu khó lắng nghe tâm tư, bức xúc của học trò và có khả năng tư vấn, giải đáp, thật sự cảm thông, chia sẻ nhằm giải tỏa tâm lý của chúng. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường hay có những thông tin cần giải quyết, học sinh sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lý, tránh những hành vi sai lệch trong cuộc sống. Học sinh muốn được chia sẽ có thể gởi thư đến GVCN qua hộp thư “cùng chia sẻ” tại địa chỉ mail mà GVCN cung cấp, nhờ bạn khác gởi hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm để được tư vấn. Bằng những cách ấy tôi đã nhận được 20 thư cần tư vấn, giải đáp và rất nhiều lần học sinh trực tiếp gặp giáo viên tôi để tư vấn trong giờ sinh hoạt, lúc ra chơi, cuối buổi học để trao đổi những việc liên quan đến tập thể lớp hay chính bản thân các em, giúp các thành viên kịp thời nắm bắt những sự việc sắp xảy ra trong nội bộ học sinh để có biện pháp ngăn chặn, khuyên nhủ, động viên. Dần dần học sinh có ý thức chống tiêu cực trong trường, lớp, góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Trong năm học 2015-2016 không còn tình trạng bạo lực trong nhà trường, mối quan hệ giữa học sinh các lớp ngày càng cải thiện theo hướng tích cực, học sinh tự tin hơn khi có vấn đề cần báo cáo. -Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống, nhà trường cần phải làm những việc cụ thể như: Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường mà triển khai như thế nào cho thật hiệu quả. Như học sinh ở thành phố dễ dính vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc. Còn ở nông thôn, tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu, vô hình chung gây ra thiệt hại cho các em. Bởi vậy, tùy theo từng trường hợp mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Nhà trường cần phải rà soát lại thực trạng của trường mình. Trường còn yếu, hạn chế gì, làm được gì trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau đó các trường nên xây dựng chương trình năm năm. Ví dụ như năm đầu xây dựng cách xưng hô chào hỏi, đối xử với nhau, thứ hai là xây dựng hệ thống câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao... Bởi khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân người đó sẽ được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi, tìm ra hướng đi đúng, Gv: Lê Văn Bình Tr 10 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » những cách ứng xử hay. Một học sinh thì dễ bị lừa nhưng khi hoạt động trong một nhóm bạn thì ít khi bị lừa. Các trường cũng cần phải xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Muốn con tốt thì cha mẹ phải tốt, muốn trò tốt thì giáo viên phải tốt. Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện. Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh. Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải từ những việc cụ thể... -GD KNS đòi hỏi nghành giáo dục và cả xã hội phải quan tâm: Giáo dục KNS trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho các em sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Giáo dục KNS còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục KNS xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục KNS không chỉ giúp học sinh học từ giáo viên mà còn học từ các bạn cùng lớp thông qua các trò chơi, học tập và làm việc theo nhóm. Thực tế chương trình giáo dục KNS cho học sinh ở nước ta được thực hiện từ lâu qua việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tích hợp nội dung giáo dục KNS trong một vài môn học và các chương trình, dự án giáo dục KNS. -Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống: Căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT, đồng thời thấy được tính thiết yếu của việc giáo dục này, tôi đã: - Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thông qua các hình thức dạy học của mình, đồng thời lồng ghép vào các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà trường. - Xây dựng quy chế hành vi giao tiếp giữa "Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò" gần gũi thân thiện, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tâm sinh lí của học sinh, thông qua các hoạt động hưởng ứng phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" để rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử, rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội …. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô giáo và HS. Giáo dục cho HS nhận thực được lợi ích của rèn luyện kỹ năng sống là có lợi về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ để cả tập thể cùng rèn luyện. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện, tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. Ví dụ như giáo dục cho các em không qúa bi quan sau những vi phạm của mình mà phài lấy đó là một bại học để rút kinh nghiệm. Hoặc trong một bài nghe chương trình Tiếng Anh 6 có đề cập đến một kĩ năng sống là phải biết cách quản lí thời Gv: Lê Văn Bình Tr 11 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » gian, tôi nắm ngay cơ hội đó và chú trọng ngay đến vấn đề dành nhiều thời gian của cá nhân cho việc học, chứ không quá sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ.... - Cách rèn luyện kỹ năng cho HS được phát triển từ dễ đến khó. Như mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua ”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng, sợ hãi vì lần đầu tiên phải nói trước đám đông. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với nhau.Sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làm việc đồng đội, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng làm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. . Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em sau này. - Ngoài ra, tôi có đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống của HS cho các bậc phụ huynh vào những lần họp phụ huynh; cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục con em phù hợp với đặc điểm từng độ tuổi, đặc biệt phát hiện sớm những biểu hiện rối loạn tâm thần ở HS, các bệnh tật học đường; cung cấp địa chỉ những dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng để giúp gia đình và xã hội tham gia chăm sóc giáo dục con em tốt hơn. - Trong thời gian gần đây hay nhắc đến vấn đề thiếu kỹ năng sống trong HS, trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Vì vậy tôi trang bị cho các em một nhận thức mới rằng: Sống trong xã hội, thì ai cũng có thể có những sai lầm và bất cứ lúc nào, ở đâu đó cũng sẽ có những hành vi không chuẩn mực, vì thế các em phải biết bảo vệ mình, biết cảnh giác, có óc hoài nghi một cách khoa học, không phải hoài nghi bi quan, xa lánh và phản biện. Nhưng không chỉ các em mà cả nhiều bậc phụ huynh, thậm chí ngay cả các thầy cô giáo cũng đang thiếu kỹ năng này. Muốn như thế, chính các bậc phụ huynh, thầy cô cũng phải tự trang bị cho mình kỹ năng sống, không được suy nghĩ một cách chủ quan và hời hợt. Phải khẳng định rằng nhà trường không có trách nhiệm phải bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng sống cho các giáo viên để dạy họ phải biết ứng xử với học sinh. Nhưng bản thân các thầy cô, các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm trang bị cho nhau những kiến thức này. - Học và rèn luyện kỹ năng sống là ưu tiên hàng đầu của HS trong độ tuổi từ đầu cấp I đến hết cấp III mà Bộ GD&ĐT đã quan tâm. Bên cạnh những kiến thức văn hoá được trang bị, hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con cái ngày càng tự lập và được đào tạo từ bé. Những kỹ năng sống rất quan trọng nhưng các em không được học trong nhà trường, vì coi học văn hoá là quan trọng. Nhưng nếu các em không biết chủ động, độc lập thì điều đó còn nguy hiểm hơn là thiếu văn hoá. Ra đường chúng không biết phải làm thế nào cho an toàn, làm sao để tránh người lạ lợi dụng, làm sao đối phó với những tình huống đơn giản, … Đây là những kiến thức bổ trợ văn hoá, và quan trọng nhất các em có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày để sống an toàn hơn khi không có bố mẹ bên cạnh. Gv: Lê Văn Bình Tr 12 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » - Thực ra, Ở các nước phát triển, trẻ em sống rất độc lập, vì thế chúng tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Theo chỉ thị số 40/2008/Bộ GD&ĐT đưa vào nôi dung rèn kỹ năng sống cho HS, vì nhận thấy có nhiều trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng chỉ vì thiếu kỹ năng sống. Đã đến lúc dạy cho HS kỹ năng sống để các em không bị sốc trong mọi hoàn cảnh. Cái trước tiên cần làm là chuẩn bị cho các em tâm lí chủ động để tiếp nhận cuộc sống, như chuyển lớp, chuyển thầy cô giáo chủ nhiệm, chuyển cấp, chuyển trường hoặc khi tham gia các họat động ngòai giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể... - Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo kỹ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể. Khi về nhà, các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình không? Với bạn bè, có hoà đồng hơn không? Khi nói năng, có tự tin hơn không? Có biết tránh những người lạ hay không? vv... Đó chính là hiệu quả đào tạo kỹ năng sống. Trong khi đó, để tạo thành kỹ năng, phản xạ tốt thì cần phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục đến mức thuần thục. Do đó, vai trò gia đinh là không thể thiếu và giữ vị trí rất quan trọng. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiến bộ và đạt hiệu quả đến đâu, phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thầy cô giáo, cách giáo dục mỗi trường, văn hoá sống của mỗi gia đình. MINH HỌA CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH . 1. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút và buổi sinh hoạt cuối tuần: Trong các biện pháp để giáo dục KNS cho HS trong công tác chủ nhiệm tôi coi trọng biện pháp này nhất. Bởi thời gian để GVCN tiếp xúc nhiều nhất với HS là thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần. a. Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Đây là giải pháp quan trọng. Trong suốt năm học, GVCN là người thường xuyên bám lớp trong những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Vì vậy việc lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh là việc làm bổ ích, tránh được những buổi sinh hoạt nhàm chán, lặp đi , lặp lại, mà lại gây được hứng thú cho HS trong những buổi sinh hoạt 15 phút, đồng thời, giáo dục được KNS cho HS. Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ thời gian ít. Vì thế, GVCN có thể áp dụng các phương pháp giáo dục KNS như; thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu tình huống, hoặc tổ chức những trò chơi [có thời gian ngắn.] b. Phương pháp hoạt động nhóm: Tổ chức tốt phương pháp này, GVCN sẽ tạo cơ hội cho HS tự tin, thoải mái chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác. Đồng thời, tiếp nhận sự phê phán, góp ý của bạn, giúp cho sự hiểu biết của HS trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn giúp cho buổi sinh hoạt trở nên sôi nổi, hứng thú. Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ra sự ồn ào, mất trật tự cho các lớp bên cạnh, đặc biệt dễ gây sự nhàm chán cho một số HS. Do đó yêu cầu, GVCN phải làm tốt những việc sau: - Phải tạo ra một không khí thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa HS với nhau. - Vấn đề được đưa ra để HS thảo luận phải phù hợp với lứa tuổi, phải khơi gợi được khả năng tư duy phê phán, khả năng sáng tạo của HS. Gv: Lê Văn Bình Tr 13 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » Ví dụ1: *Khi giáo dục kỹ năng “tự nhận thức giá trị bản thân”. GVCN cho HS tiến hành các hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ Hoạt động : Chia sẻ về tự nhận thức bản thân GV phát các tờ rơi in sẵn mệnh đề - Sở thích của em là gì ?[đọc báo, xem TV, xem bóng đá ] - Cuốn truyện/ sách, chương trình TV mà em thích nhất ? - Điểm mạnh và năng khiếu của em là gì ? - Ai là người bạn thân nhất của mình ? Người đó như thế nào ?Có đặc điểm gì nổi bật ? - Mình muốn làm nghề gì trong tương lai ? GV chia lớp thành những nhóm nhỏ gồm có 3 người mỗi em tự suy nghĩ và điền vào tờ rơi trong vòng 5 phút, sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm mình. Tiếp theo GVCN cho đại diện các nhóm trình bày những quan điểm chung của các thành viên trong nhóm mình, chia sẻ với các nhóm khác ? Ví dụ 2: *Khi giáo dục kỹ năng kiên định, trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ GVCN cho HS tiến hành hoạt động: Tranh luận đôi bên. GVCN chia lớp thành hai nhóm: Yêu cầu các em đưa ra các tình huống lôi kéo của bạn bè hay gặp nhất [trốn học, chơi điện tử ]. Phân một nhóm chuẩn bi lý lẽ ủng hộ ý kiến [nên chơi điện tử], một nhóm chóng lại ý kiến [không nên chơi điện tử]. Để hai nhóm chuẩn bị lý lẽ trong vòng 7 phút. Sau đó cho hai nhóm tranh luận, chất vấn. Sau khi HS tranh luận xong GVCN hướng dẫn HS đi đến thống nhất ý kiến Là “nên” hoặc “không nên”. Nếu không nên chơi điện tử thì phải làm gì ? GVCN cung cấp cho HS các bước để hình thành kỹ năng kiên định. Tầm quan trọng của kỹ năng kiên định đối với HS. 2. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Áp dụng phương pháp này GVCN sẽ huy động khả năng động não, khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của HS, lôi kéo các em vào những tình huống có thực và bắt buộc các em phải giải quyết. Tuy nhiên để thành công khi áp dụng phương pháp này GVCN phải đưa ra những tình huống sát thực với cuộc sống của các em, đang đựơc các em quan tâm và suy nghĩ, các em phải quyết định. Tất nhiên đó phải là tình huống giáo dục, để đem lại kết quả giáo dục. Ví dụ: *Khi giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp. GVCN ra tình huống cho HS. Giả sử em rất muốn thi vào lớp bồi dưỡng môn Ngữ văn mà em thích, nhưng bố mẹ muốn em học lớp bồi dưỡng môn Toán. Em sẽ làm gì ? Tại sao em quyết định như vậy. GVCN chia lớp thành bốn nhóm, cho các em trao đổi, tranh luận với nhau trong vòng 5 phút. Sau đó, cử đại diện các tổ đưa ra ý kiến tranh luận của mình trong vòng 10 phút. Vào các buổi sinh hoạt tếp theo, GVCN tổng kết và đưa ra nhận xét, hướng dẫn HS trong cách chọn môn học phải căn cứ vào các yếu tố: Năng lực, sở trường của mình, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. 3.Phương pháp trò chơi: Phương pháp này mang lại cho HS khả năng giao tiếp , khả năng quyết định lưạ chọn, kỹ năng nhận xét đánh giá .Tạo không khí vui vẻ, sôi động trong buổi sinh hoạt. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây sự lộn xộn trong lớp, gây ồn ào cho các lớp bên cạnh. Do vậy, GVCN phải chuẩn bị được những trò chơi có nội dung phù hợp với thời gian ngắn, hấp dẫn, ít gây sự xáo trộn trong tổ chức lớp. Ví dụ: Khi giáo dục kỹ năng lựa chọn và quyết định, GVCN tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tập làm thơ lục bát” trong vòng 15 phút. Chia lớp thành bốn tổ, GVCN ra nhan đề cho bài thơ “ Trường em”. GVCN mở Gv: Lê Văn Bình Tr 14 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » đầu bằng câu thơ “Trường em rợp mát bóng cây”. Sau đó,các em viết tiếp các câu thơ sau theo logic của câu trước thành một bài thơ. 4. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần: Phần lớn các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức là tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức sinh hoạt này dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, đặc biệt là gây áp lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua. Vì lẽ đó mà một số em cảm thấy không thích tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thậm chí là sợ hãi. Người thầy chủ nhiệm trong quá trình đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh trong tuần vừa qua thường chủ quan xem việc vi phạm nội quy và những biểu hiện chưa tốt của học sinh là do các em không cố gắng, đôi khi xem đó là biểu hiện đạo đức không tốt. Biện pháp thường được áp dụng là xử lí kỉ luật, làm tờ tự kiểm và đôi lúc là hạ hạnh kiểm. Điều này dễ dẫn đến việc học sinh không tin vào thầy cô, bạn bè và có khi là không tin vào bản thân mình. Các em cần sự hướng dẫn và giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề sinh động và vui nhộn. Sự sinh động và hứng thú của việc được tham gia vào các hoạt động có liên quan sẽ giúp học sinh nâng cao ý thức một cách tự nhiên và dễ dàng. Cũng nhờ vào các hoạt động này cùng với sự tin tưởng và sẻ chia của thầy cô mà các em sẽ có được niềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển nhân cách. GVCN xử lý hành vi vi phạm của HS phải gắn việc giáo dục kỹ năng sống , xử lý khoa học, nhẹ nhàng nhưng phải nghiêm khắc, gắn với kỷ luật. Ví dụ: Trong buổi lao động của lớp , mặc dù tôi đã phân công cụ thể cho từng tổ nhưng trong quá trình thực hiện, một số HS vẫn còn đùn đẩy nhau, dẫn đến công việc hoàn thành không đúng kế hoạch. Mặc dù rất bực bội nhưng tôi không nói gì. Vào buổi sinh hoạt cuối tuần tôi đã gọi lớp trưởng trình bày lý do, lớp trưởng cho biết: Một số bạn đến muộn hơn nên các bạn đến sớm chừa lại phần việc cho các bạn ấy làm. Tôi dùng phương pháp giáo dục KNS “ nghiên cứu tình huống”, bình tĩnh kể cho HS nghe mẫu chuyện “ sức mạnh” và nhấn mạnh lời người cha căn dặn con “ trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của chúng ta còn nằm ở những người thân, bạn bè - những người luôn quân tâm nhau. II. Mô tả giải pháp của đề tài. 1. Thuyết minh tính mới: Trong nhà trường THCS cần nhâ nê thức đầy đủ về viê êc rèn kỹ năng sống cho học sinh nó có ý nghĩa rất quan trọng trong viê êc thực hiê ên chương trình giáo dục của Bô ê giáo dục thông qua viê êc dạy tích hợp giáo dục công dân trong các bô ê môn, các tiết học, nhằm hình thành cho các em học sinh những hành vi đạo đức trong sáng, lễ phép , biết phân biê êt đúng sai, biết cư xử trong sinh hoạt trong và ngoài nhà trường, có tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhâ êp cô nê g đồng... Biết yêu thương và có trách nhiê êm hơn đối với người xung quanh và với chính bản thân. Muốn làm tốt được viê êc rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi các thầy cô giáo cần phản nghiên cứu và đưa ra được các nhóm giải pháp thích hợp với từng vùng, từng trường phù hợp với đă cê tính sinh hoạt của nhân dân, học sinh ở nơi đó. Trong đề tài này tôi đề cập với năm nhóm giải pháp: Gv: Lê Văn Bình Tr 15 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » -Nghiên cứu lý luâ nê , nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng sống của học sinh THCS nói chung và học sinh THCS trường Lương Thế Vinh - thành phố Quy Nhơn nói riêng. -Điều tra thực tế kỹ năng sống của học sinh THCS trường Lương Thế Vinh. -Quan sát, tư vấn gúp đỡ hình thành, củng cố kỹ năng sống cho học sinh. -Tổ chức cho học sinh trải nghiê êm các kỹ năng sống. -Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống.Từ đó tâ êp trung rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: +Nhóm kĩ năng nhâ ên thức +Nhóm kĩ năng xã hô êi +Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Theo phương pháp từng “bước nhỏ” không vô êi vàng nhưng cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi học sinh để đạt được hiê êu quả cao nhất. Đồng thời khi giúp đỡ học sinh trong viê êc thực hành rèn kỹ năng sống chúng ta cần lắng nghe ý kiến của học sinh. Viê êc rèn kỹ năng sống cho học sinh phải thường xuyên diễn ra trong các tiết học chính khóa, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, có thể nói ở bất cứ đâu khi có điều kiê ên, khi có tình huống chúng ta cũng cần phải quan tâm. 2. Khả năng áp dụng. - Qua một năm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần tôi đã bước đầu giúp học sinh rèn các kỹ năng cơ bản. Các em thường hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, lắng nghe, đánh giá….có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn. Bằng phương pháp khác: giúp các em làm việc với SGK, thực hành, sưu tầm thu thập kiến thức, rèn kỹ năng tự học, tìm kiếm xử lý thông tin tốt hơn. Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn… Bên cạnh đó khi thực hiện chuyên đề chúng tôi nhận thấy còn có tồn tại phải khắc phục đó là khả năng đánh giá, kiểm tra mức độ rèn luyện của học sinh là rất khó khăn. Hơn nữa, do thời gian thực hiện còn hạn chế nên mới chỉ góp phần rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản trong 10 nhóm kỹ năng. -Vấn đề “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm”mà bản thân tôi - giáo viên chủ nhiệm đã đúc kết được.Theo tôi, kinh nghiệm này có khả năng áp dụng cho GVCN của trường THCS Lương Thế Vinh. Nếu hiệu quả của kinh nghiệm có tính bền vững và được sự cho phép của BGH, Phòng Giáo dục và đào tạo Quy Nhơn có thể chia sẻ sang các trường trong thành phố. 3. Lợi ích kinh tế-xã hội. Nếu thực hiện tốt kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm” thì chất lượng giáo dục của nhà trường tăng lên ở nhiều mặt.Nó còn tác động tích cực đến xã hội; cải thiện môi trường học tập của học sinh. Gv: Lê Văn Bình Tr 16 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » C. KẾT LUẬN: Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối với thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội khi môi trường thân thiện, dễ hoà đồng và cảm hoá lành mạnh. Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động. Song, bên cạnh nhà trường, gia đình và xã hội là hai môi trường thiết yếu quan trọng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, ứng xử cho học sinh. Một gia đình hạnh phúc, biết trân trọng các giá trị tinh thần sẽ giáo dục nên những đứa con ngoan, những học trò lễ phép. Ngược lại, gia đình thiếu hạnh phúc, coi nhẹ các giá trị tinh thần, coi trọng giá trị đồng tiền và vật chất, thậm chí thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực sẽ tác động tiêu cực đến tính cách, cách ứng xử của các em học sinh. Ngoài gia đình, xã hội phải thực sự vào cuộc để cùng phối hợp. Trước hết, xã hội giáo dục cho các em bằng những ứng xử giữa con người với con người, bằng sự tuân thủ [của tất cả mọi người] đối với pháp luật, bằng việc coi trọng các giá trị truyền thống. Làm được như vậy, tôi nghĩ rằng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không những không làm quá tải trong chương trình giáo dục mà còn đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Người học đã hứng thú và tự giác thì chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống cho người học sẽ thực chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau: - Rèn kỹ năng sống cho Học Sinh là trách nhiệm chung của Giáo Dục, Nhà trường và toàn xã hội do đó: + Với Phụ Huynh Học Sinh: Là cái nôi để hình thành nhân cách cho trẻ; cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới con mình, làm bạn cùng con để hiểu con và rèn con. + Với Giáo Viên: Luôn tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và cần được tập huấn qua giáo trình bài bản hơn. + Với Học Sinh: Phải ý thức được cách tự rèn luyện bản thân, ép mình vào kỷ luật để hòa nhập vào nội quy trường lớp, nội quy xã hội… + Với xã hội và nhà trường: luôn phấn đấu tạo nên môi trường an bình, tạo sân chơi bổ ích thường xuyên cho Học Sinh. Tóm lai, Rèn kỹ năng sống cho Học Sinh THCS là 1 yêu cầu quan trọng và thiết yếu trong công tác giáo dục hơn nữa giáo viên THPT được xem là người quan trọng trong công tác này [là người tạo được không khí thân thiện với học sinh, với gia đình và mọi người].Rèn kỹ năng sống là một quá trình đưa nhận thức thành hành động [hành vi] do đó phải là việc làm thường xuyên, lồng ghép qua đổi mới phương pháp và qua nhiều môn học,qua nhiều hoạt động khác nhau trong trường . Gv: Lê Văn Bình Tr 17 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » Quy Nhơn, ngày 15 tháng 1 năm 2016 Người viết Lê Văn Bình Gv: Lê Văn Bình Tr 18 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » PHẦN PHỤ LỤC Tài liê êu tham khảo: -Kỹ năng quản lý lớp học có hiê êu quả-NXB Đại học QG Hà Nô êi -Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCS-NXB Giáo dục Viê êt Nam. -Đổi mới phương pháp công tác đánh giá về kết quả học tâ pê của học sinh cấp học THCS-NXB Giáo dục Viê êt Nam. -Phương pháp dạy tích hợp bô ê môn đạo đức trong trường trung học-NXB Đại Học QG Hà Nô êi -Giáo dục gia trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS-NXB Đại học QG Hà Nô êi -Tài liê êu giáo dục giới tính : Cẩm nang nữ sinh THCS-NXB Giáo dục Viê êt Nam -Hướng dẫn và rèn luyê nê kỹ năng sống cho học sinh THCS- NXB Giáo dục Viê êt Nam -Tâm lý lứa tuổi học sinh- NXB Đại học QG Hà Nô êi Gv: Lê Văn Bình Tr 19 « GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM » PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ******************** 1. Hội đồng khoa học trường THCS Lương Thế Vinh:  Thống nhất xếp loại : ................................................... Chủ tịch HĐKH 2. Hội đồng khoa học ngành giáo dục Quy Nhơn:  Thống nhất xếp loại:............................................ Chủ tịch HĐKH Gv: Lê Văn Bình Tr 20

Video liên quan

Chủ Đề