Giải pháp học tập, quán triệt nghị quyết của đảng ở cơ sở có hiệu quả

17/12/2021 06:19

Nghiên cứu, quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng là một trong những phương thức triển khai sự lãnh đạo của Đảng đối với đời sống xã hội, là điều kiện quan trọng nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng của địa phương và đất nước.

Để tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh hiện nay, góp phần đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành khảo sát thực trạng công tác này tại các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Kết quả khảo sát cho thấy, cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các cơ quan tham mưu giúp việc xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; cụ thể hóa việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bằng chương trình hành động cụ thể, sát với thực tiễn ở địa phương, đơn vị.

Các địa phương, đơn vị đã phân công cấp ủy viên, báo cáo viên quán triệt, phổ biến cho nhân dân tại các cuộc họp thôn, làng, tổ dân phố, sinh hoạt đoàn thể; các binh chủng tuyên truyền đã kết hợp nhiều phương thức tuyên truyền, phổ biến linh hoạt, phong phú, như tuyên truyền qua báo chí, hệ thống truyền thanh không dây, loa di động, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ gấp...

Việc tham gia học tập của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ bản nghiêm túc, nắm bắt được những nội dung trọng tâm của các chỉ thị, nghị quyết; việc quản lý và báo cáo kết quả học tập được các địa phương thực hiện nghiêm túc, kịp thời…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quán triệt, học tập hiện nay. Đó là ở hầu hết các địa phương giao thông đi lại khó khăn; mặt bằng dân trí chưa cao, đời sống kinh tế - xã hội người dân còn nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tuyên giáo của tỉnh nói chung, cấp huyện nói riêng còn thiếu và thường xuyên thay đổi sau mỗi kỳ đại hội đảng bộ địa phương; cán bộ phụ trách tuyên giáo cấp xã hầu hết kiêm nhiệm, mức phụ cấp thấp, nên chưa thật sự tâm huyết, trách nhiệm với công việc; đội ngũ báo cáo viên các cấp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng thuyết trình nên chất lượng, hiệu quả truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của một số báo cáo viên chưa thuyết phục; phương tiện, trang thiết bị làm việc cho ngành tuyên giáo của tỉnh nói chung, nhất là cấp huyện và cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu.

Khảo sát công tác tuyên giáo tại huyện Sa Thầy. Ảnh: LVC

Từ thực trạng trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 08-CT/TU ngày 21/10/2021 về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh, với các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục đổi mới và phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc học tập, nghiên cứu nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Từng cán bộ, đảng viên phải xác định việc học tập, nghiên cứu và vận dụng, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mình.

Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, đột phá, phù hợp với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong nghị quyết, chỉ thị và chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Trong đó, xác định rõ nội dung, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, công tác kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng theo hướng sâu sát, kịp thời, hiệu quả. Trong đó, nghiên cứu, thành lập các tổ công tác của cấp ủy để giám sát, đánh giá công tác tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với cấp ủy cấp dưới; tổ chức khảo sát nhận thức của cán bộ, đảng viên tại các hội nghị quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng bằng hình thức phù hợp; chỉ đạo cấp ủy, bí thư chi bộ [nơi không có cấp ủy] tăng cường kiểm tra nhận thức về nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với đảng viên tại các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ. Xác định kết quả quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên hằng năm.

Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tuyên giáo của các cấp ủy, tổ chức đảng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết của Đảng, nhất là đối với cấp cơ sở, như hệ thống phòng họp trực tuyến, loa truyền thanh không dây, biên soạn tài liệu phù hợp với đối tượng học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng...

Hội nghị quán triệt nghị quyết tại điểm cầu tỉnh. Ảnh: LVC

Thứ hai, Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lãnh đạo nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, nội dung, phương pháp tuyên truyền phải phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhất là vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, khu vực biên giới. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác tối đa lợi thế của mạng xã hội trong công tác phổ biến, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Thứ ba, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Rà soát, tham mưu sửa đổi Quy định số 1032-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy” cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; kịp thời hướng dẫn công tác tổ chức quán triệt, triển khai và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Hằng năm, tham mưu rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao chất lượng báo cáo viên cấp ủy các cấp và tuyên truyền viên cơ sở; hướng dẫn đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp tổ chức quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.

Chỉ đạo cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bằng hình thức phù hợp. Trong đó, kịp thời đăng tải các nghị quyết, chỉ thị của Đảng sau khi ban hành trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phân tích, luận giải những vấn đề trọng tâm, cơ bản, cốt lõi và những vấn đề mới của nghị quyết, chỉ thị; tuyên truyền cổ vũ, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tạo diễn đàn rộng rãi tập hợp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân góp ý đối với việc triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Lê Văn Châu

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết trên địa bàn tỉnh

[ĐCSVN] – Trong những năm gần đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc luôn tích cực, chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh.

Công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết là khâu đầu tiên và rất quan trọng nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nhận thức rõ điều đó, sau khi các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương được ban hành, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo thực hiện để các cấp triển khai học tập, quán triệt đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng. Hầu hết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được phổ biến, quán triệt đến các chi bộ. Tuy nhiên, căn cứ nội dung, tính chất của từng chỉ thị, nghị quyết để ban hành văn bản chỉ đạo cho phù hợp các cấp, các đối tượng.

Hình ảnh một Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc [Ảnh: Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc]

Không ngừng chủ động đổi mới việc học tập, quán triệt, đa dạng hóa hình thức, coi trọng trực tuyến…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo đổi mới việc học tập, quán triệt, đa dạng hóa các hình thức, coi trọng hình thức học tập trực tuyến. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp tham mưu tổ chức tốt các hội nghị học tập. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu chủ trì thường xuyên phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan căn cứ nội dung, thành phần, thời gian, tài liệu, để quyết định địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị, do vậy, các hội nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều đạt kết quả tốt, từ khâu chuẩn bị đến kết thúc hội nghị đều chu đáo, khoa học, bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và được cán bộ, đảng viên đánh giá cao. Qua học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đã giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung cơ bản, chủ trương, giải pháp lớn của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức Đảng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắm các biểu hiện nhận thức lệch lạc, làm giảm niền tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Tính đến nay trong toàn tỉnh đã mở được 13 điểm cầu cấp huyện, 52 điểm cầu cấp cơ sở. Tỷ lệ tham gia học tập ngày càng cao, chất lượng tốt, trung bình lớp chủ chốt cấp tỉnh đều đạt 97%, cấp huyện 96% và cấp cơ sở đạt trên 90%. Có được kết quả đó là sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền trong toàn tỉnh.

Việc xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng được cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện ngay sau khi học tập, quán triệt. Các cấp ủy, tổ chức đảng trong tỉnh đã bám sát những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong từng nghị quyết gắn với chức năng, nhiệm vụ; phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.

Đi đôi với học tập, quán triệt, công tác tuyên truyển, phổ biến những nội dung cốt lõi của các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được tiến hành sâu rộng, thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dang, phong phú. Các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở mở chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên đưa tin, bài nhằm tuyên truyền về những nội dung cơ bản của từng chỉ thị, nghị quyết và quá trình tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

Tuy nhiên, một số cấp ủy cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, nhiều nơi tổ chức chậm so với kế hoạch. Một số chi, đảng bộ cơ sở báo cáo viên không phải là đồng chí Bí thư cấp ủy. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tinh thần thái độ học tập chưa nghiêm túc.

Cần đồng bộ các nhóm giải pháp để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết

Để tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết trong thời gian tới, các cấp ủy đảng trong tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng; phân công rõ trách nhiệm cụ thể từng bộ phận và cá nhân đồng chí cấp ủy, người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Hai là, đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức học tập, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả tổ chức hội nghị học tập, quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Ban Tuyên giáo các cấp tiếp tục phát huy vai trò chủ động tham mưu, triển khai xây dựng kế hoạch nghiên cứu, học tập; chuẩn bị các điều kiện tổ chức hội nghị đồng thời theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả học tập các chỉ thị, nghị quyết.

Ba là, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tổ chức hội nghị học tập, quán triệt bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương kết nối điểm cầu tỉnh, từ điểm cầu cấp tỉnh đến cấp huyện và từ điểm cầu cấp huyện đến cấp cơ sở. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bốn là, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác gương mẫu trong việc tham gia học tập, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết. Đối với cán bộ, đảng viên cần phải quán triệt, xác định rõ việc học tập, nghiên cứu và đi đầu trong tổ chức thực hiện vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm. Trong học tập cần phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực; tập trung nghe, ghi chép nội dung báo cáo viên truyền đạt. Kết quả và ý thức học tập chỉ thị, nghị quyết của cán bộ, đảng viên là một tiêu chí để các chi, đảng bộ làm căn cứ đánh giá, bình xét, xếp loại thi đua cho cán bộ, đảng viên hàng năm.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết; từ đó đánh giá đúng tình hình, có biện pháp chỉ đạo kịp thời, tránh tình trạng làm lướt, hình thức; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.

Hồng Sáng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Video liên quan

Chủ Đề