Giải sách bài tập ngữ văn lớp 9 năm 2024

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 giúp bạn học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.

Giải sách bài tập ngữ văn lớp 9 năm 2024

Giải VBT Ngữ Văn 9 Tập 1

Bài 1

  • Phong cách Hồ Chí Minh
  • Các phương châm hội thoại
  • Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài 2

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Bài 3

  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • Xưng hô trong hội thoại
  • Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Bài 4

  • Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)
  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • Sự phát triển của từ vựng
  • Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

Bài 5

  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
  • Hoàng Lê nhất thống chí
  • Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Bài 6

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
  • Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
  • Thuật ngữ
  • Miêu tả trong văn bản tự sự

Bài 7

  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
  • Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
  • Trau dồi vốn từ
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự

Bài 8

  • Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Bài 9

  • Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
  • Chương trình địa phương (phần văn)
  • Tổng kết về từ vựng

Bài 10

  • Đồng chí
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Kiểm tra truyện trung đại
  • Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
  • Nghị luận trong văn bản tự sự

Bài 11

  • Đoàn thuyền đánh cá
  • Bếp lửa
  • Tập làm thơ tám chữ

Bài 12

  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Ánh trăng
  • Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bài 13

  • Làng (Kim Lân)
  • Chương trình địa phương phần tiếng việt
  • Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
  • Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Bài 14

  • Lặng lẽ Sa Pa
  • Ôn tập phần tiếng việt
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
  • Người kể trong văn bản tự sự

Bài 15

  • Chiếc lược ngà
  • Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
  • Kiểm tra phần tiếng việt
  • Ôn tập phần tập làm văn

Bài 16

  • Cố hương
  • Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Bài 17

  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

Giải VBT Ngữ Văn 9 Tập 2

Bài 18

  • Bàn về đọc sách
  • Khởi ngữ
  • Phép phân tích và tổng hợp
  • Luyện tập phân tích và tổng hợp

Bài 19

  • Tiếng nói của văn nghệ
  • Các thành phần biệt lập
  • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
  • Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
  • Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Bài 20

  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
  • Viết bài tập làm văn số 5
  • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài 21

  • Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
  • Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài 22

  • Con cò
  • Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
  • Trả bài tập làm văn số 5
  • Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài 23

  • Mùa xuân nho nhỏ
  • Viếng lăng bác
  • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Viết bài tập làm văn số 6

Bài 24

  • Sang thu
  • Nói với con
  • Nghĩa tường minh và hàm ý
  • Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
  • Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài 25

  • Mây và sóng
  • Ôn tập về thơ
  • Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
  • Trả bài tập làm văn số 6

Bài 26

  • Tổng kết phần văn bản nhật dụng
  • Kiểm tra về thơ
  • Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)
  • Viết bài tập làm văn số 7

Bài 27

  • Bến quê
  • Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
  • Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài 28

  • Những ngôi sao xa xôi
  • Trả bài tập làm văn số 7
  • Biên bản

Bài 29

  • Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
  • Tổng kết về ngữ pháp
  • Luyện tập viết biên bản
  • Hợp đồng

Bài 30

  • Bố của Xi-Mông
  • Ôn tập truyện lớp 9
  • Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

Bài 31

  • Con chó Bấc
  • Kiểm tra về truyện
  • Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II
  • Luyện tập viết hợp đồng

Bài 32

  • Bắc Sơn
  • Tổng kết phần văn học nước ngoài
  • Tổng kết phần tập làm văn

Bài 33

  • Tôi và chúng ta
  • Tổng kết phần văn học
  • Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Bài 34

  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Phong cách Hồ Chí Minh

1. Câu 1 (tr. 8, SGK):

Trả lời:

- Vốn tri thức văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng thể hiện ở:

+ Bác có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa

+ Bác am hiểu sâu sắc về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới

- Bác có vốn tri thức văn hóa sâu rộng như vậy là vì:

+ Bác có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nước ngoài

+ Bác có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động

+ Bác học một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

2. Câu 2 (tr. 8, SGK):

Trả lời:

- Lối sống bình dị của Bác Hồ thể hiện ở:

+ nơi ở: là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ có một phòng

+ trang phục và đồ dùng: bộ quần áo bà bà nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su

+ bữa ăn hằng ngày: đạm bạc chỉ có vài món dân dã cá kho, rau luộc, dưa ghém, cá muối, cháo hoa

3. Câu 3 (tr. 8, SGK):

Trả lời:

- Lối sống giản dị của Bác là sự kết hợp giản dị và thanh cao vì:

+ đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khổ

+ đây không phải là cách tự thần thánh hóa tự làm cho hơn đời, khác đời

+ đây là một cuộc sống có văn hóa đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ

4. Sự giản dị mà thanh cao trong phong cách Hồ Chí Minh biểu hiện trong thơ của Bác:

Trả lời:

- Bài Tức cảnh Pác Pó:

+ cuộc sống gian khổ: nơi ở chỉ là hang tối, thức ăn chỉ có cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh

+ Nhưng Hồ Chí Minh thanh cao vui thú lâm tuyền, tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non song (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng), niềm tự hào tỏa rạng bài thơ.

- Bài Ngắm trăng:

+ nhà thơ bị đày đọa trong nhà tù vô cùng khắc khổ: không rượu, không hoa, không có cả tự do

+ nhưng người cách mạng này vẫn thưởng trăng một cách trọn vẹn đầy đủ, không vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất và tình trạng bị giam cầm

5. Bài luyện tập (tr. 8, SGK):

Trả lời:

Chiếc thắt lưng của Bác

Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.

Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.

Cá gì không xương?

Sau cách mạng, Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ. Buổi trưa, Bác ở lại cơ quan, và cùng xuống ăn cơm với cán bộ, nhân viên. Thức ăn cũng chẳng có gì mấy, khi "sang" thì có thêm đĩa cà pháo, dưa cà muối, cá khô, về sau bà con Nghệ An còn gửi Nhút thanh chương ra biếu. Bác thường dặn phải ăn cho hết, đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa. Anh em đùa, gọi như thế là " Ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch". Trong bữa ăn, đôi lúc Bác hỏi chuyện công tác, nhưng thường là nói chuyện vui, có lần Bác hỏi:

- Các chú có biết cá gì ko có xương ko ?

- Thưa Bác, đó là cá biển hay cá sông ạ ?

Thấy anh em hỏi lại, Bác hơi mỉm cười:

- Không phải cá sông mà cũng không phải cá biển

Mọi người ngạc nhiên. Bác lại cười bảo:

- Các chú không biết à ? Đó là con cá..........Gỗ

Anh em cùng cười vui vẻ. Và Bác tiếp tục kể "sự tích cá gỗ " của xứ Nghệ...

(Theo hồi kí của Huy Cận - tác phẩm mới - số 7 - 1970)

Các phương châm hội thoại

1. Bài tập 2 (tr. 10- 11, SGK)

Trả lời:

  1. Nói có căn cứ chắc chăn là nói có sách mách có chứng b. Nói sai sự thực một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối c. Nói một cách hú dọa, không có căn cứ là nói mò d. Nói nhảm nhí vu vơ là nói nhăng nói cuội e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng

2. Bài tập (4, tr. 11, SGK )

Trả lời:

  1. Những cách diễn đạt này liên quan đến phương châm hội thoại về chất. Bởi vì người nói phải dùng những cách nói trên nhằm đảm bảo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
  1. Những cách diễn đạt này liên quan đến phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì mục đích của cách dùng này có thể để nhấn mạnh ý, hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết.

3. Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau có cung cấp đủ lượng thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu không? Cách trả lời như thế có ngụ ý gì?

A: - Cậu có mang sách và bút cho tớ không?

B: - Tớ có mang bút cho cậu đây.

Trả lời:

- So với yêu cầu của câu hỏi thì câu trả lời chưa cung cấp đầy đủ thông tin mà câu hỏi yêu cầu khi không đề cập đến việc có mang sách hay không

- Cách trả lời như thế có ngụ ý để người hỏi tự hiểu là không mang sách mà chỉ mang bút mà thôi

4. Trong bài thơ Mời trầu, Hồ Xuân Hương mở đầu bằng câu:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Hãy cho biết:

  1. Khi nói trầu hôi, tác giả có nói đúng sự thật không?
  1. Nói như vậy nhằm mục đích gì?

Trả lời:

  1. Khi nói trầu hôi, tác giả đã không nói đúng sự thật → vi phạm phương châm về chất: miếng trầu vừa mới quệt đáng lẽ phải còn tươi xanh, ngọt bùi.
  1. Nói như thế tác giả có ngụ ý bộc lộ một cách kín đáo tấm lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của mình

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh trong SGK, tr. 14 và trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

Trả lời:

(1) Nhận xét nào nêu đúng nhất về văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn B: Đó là một văn bản thuyết minh sinh động về loài ruồi xanh

(2) Dòng nào nêu đúng nét đặc biệt của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn B: Kết hợp chặt chẽ yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật

(3) Dòng nào nêu đúng tính chất thuyết minh của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn A: Giới thiệu loài ruồi một cách hệ thống với những kiến thức chung đáng tin cậy, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh

(4) Dòng nào nêu đúng các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn B: Định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê

(5) Điền phương pháp thuyết minh và cột bên trái tương ứng với các ví dụ trích trong văn bản nêu ở cột bên phải.

(6) Dòng nào nêu đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn C: Nghệ thuật kể chuyện: tưởng tượng, nhân hóa, nhiều tình tiết

(7) Dòng nào nêu đúng tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

→Chọn A: Giúp cho việc giới thiệu về loài ruồi xanh một cách sinh động, vui nhộn; nhiều tình tiết, gây hứng thú cho bạn đọc nhất là lứa tuổi thiếu niên

Phương pháp thuyết minh Ví dụ thể hiện trong văn bản Định nghĩa Ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới Phân loại Họ hàng ruồi rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi giấm,... Nêu số liệu Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn..... Liệt kê Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè,...

2. Bài tập 2 (tr. 15, SGK)

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện

- Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.