Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi với thức ăn của ống tiêu hóa vào các cột tương ứng ở bảng 16.

Đề bài

Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi với thức ăn của ống tiêu hóa vào các cột tương ứng ở bảng 16.

Bảng 16: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa

STT

Tên bộ phận

ĐỘNG VẬT ĂN THỊT

ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

1

Răng

2

Dạ dày

3

Ruột non

4

Manh tràng

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Bảng 16: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa

STT

Tên bộ phận

ĐỘNG VẬT ĂN THỊT

ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

1

Răng

- Răng cửa hình nêm để lấy thịt ra khỏi xương

- Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm vào con mồi và giữ chặt mồi

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt.

- Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng.

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

- Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng, để nghiền nát cỏ khi động vật nhai.

2

Dạ dày

- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày dơn.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit).

Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi).

Dạ dày trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong và dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.

3

Ruột non

Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động vật ăn thực vật.

Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Ruột non có thể dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt.

Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người

4

Manh tràng

Manh tràng không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng

Loigiaihay.com

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

    Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 70 SGK Sinh học 11. Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

    Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 70 SGK Sinh học 11. Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

    Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 11

    Giải bài 3 trang 70 SGK Sinh học 11. Đánh đấu × vào ô trống cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozơ

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

    Kể tên vài loại động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 67 SGK Sinh học 11.

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

    Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

    Đặc điểm ống tiêu hóa của động vật ăn thịt

Mục lục

  • 1 Tính chất vật lý
  • 2 Tính chất hóa học
    • 2.1 Phản ứng thủy phân
    • 2.2 Tác dụng với một số tác nhân base
    • 2.3 Phản ứng với một số axit hoặc anhiđrit axit tạo thành este
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Tính chất vật lýSửa đổi

Là chất màu trắng, không mùi, không vị. Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,... một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,...

Là thành phần chính tạo nên lớp thành tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi. Cellulose có nhiều trong bông (95-98%), đay, gai, tre, nứa, gỗ... (Cellulose chiếm khoảng 40-45% trong gỗ).

Tính chất hóa họcSửa đổi

Các mắt xích β-D-Glucose trong cellulose

Cellulose do các mắt xích β-D-Glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1.4 Glycoside do vậy liên kết này thường không bền trong các phản ứng thủy phân.

Cellulose được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp của cây: 6nCO2+5nH2O-Clorophin,as->(C6H10O5)n +6nO2

Phản ứng thủy phânSửa đổi

Đun nóng lâu xenlulozơ với dung dịch axit sunfuric, các liên kết β-glicozit bị đứt tạo thành sản phẩm cuối cùng là glucozơ:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (xúc tác H+, to)

Phản ứng này áp dụng trong sản xuất alcohol etylic công nghiệp, xuất phát từ nguyên liệu chứa xenlulozơ (vỏ bào, mùn cưa, tre, nứa, v.v...).

Phản ứng thủy phân xenlulozơ có thể xảy ra nhờ tác dụng xúc tác của enzim xenlulaza có trong cơ thể động vật nhai lại (trâu, bò...). Cơ thể người không có enzim này nên không thể tiêu hóa được xenlulozơ.

Tác dụng với một số tác nhân baseSửa đổi

  • Phản ứng với NaOH và CS2. Sản xuất tơ visco:

Cho cellulose tác dụng với NaOH người ta thu được sản phẩm gọi là "cellulose kiềm", đem chế hóa tiếp với carbon disulfide sẽ thu được dung dịch xenlulozo xantogenat:

[C6H7O2(OH)3]n (Cellulose) → [C6H7O2(OH)2ONa]n (Cellulose kiềm) → [C6H7O2(OH)2O-CS2Na]n (Xenlulozo xantogenat)

Xenlulozo xantogenat tan trong kiềm tại thành dung dịch rất nhớt gọi là visco. Khi bơm dung dịch nhớt này qua những ống có các lỗ rất nhỏ (φ < 0,1mm) ngâm trong dung dịch H2SO4, xenlulozo xantogenat sẽ bị thủy phân cho ta xenlulozo hidrat ở dạng óng nuột gọi là tơ visco:

[C6H7O2(OH)2O-CS2Na]n (Xenlulozo xantogenat) + n/2H2SO4 → [C6H7O2(OH)3]n (Cellulose hydrate) + nCS2 + Na2SO4

Cellulose hydrate có công thức hóa học tương tự cellulose, nhưng do quá trình chế biến hóa học như trên, mạch polymer trở nên ngắn hơn, độ bền hóa học kém đi và háo nước hơn.

  • Tác dụng của dung dịch Cu(OH)2 trong amonia:

Cellulose tan được trong dung dịch Cu(OH)2 trong amonia có tên là "nước Svayde" (Schweitzer's Reagent), trong đó Cu2+ tồn tại chủ yếu ở dạng phức chất Cu(NH3)n(OH)2. Khi ấy sinh ra phức chất của cellulose với ion đồng ở dạng dung dịch nhớt. Nếu ta bơm dung dịch nhớt này đi qua ống có những lỗ rất nhỏ ngâm trong nước, phức chất sẽ bị thủy phân thành cellulose hydrate ở dạng sợi, gọi là tơ đồng - amonia.

Phản ứng với một số axit hoặc anhiđrit axit tạo thành esteSửa đổi

  • Tác dụng của HNO3:

Đun nóng xenlulozo với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đậm đặc, tùy theo điều kiện phản ứng mà một, hai hay cả ba nhóm -OH trong mỗi mắt xích C6H10O5 được thay thế bằng nhóm -ONO2 tạo thành các este xenlulozo nitrat:

[C6H7O2(o…H)3]n + nHNO3 → [C6H7O2(OH)2ONO2]n (Xenlulozo mononitrat) + nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 → [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n (Xenlulozo đinitrat) + 2nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (Xenlulozo trinitrat) + 3nH2O

Hỗn hợp xenlulozo mononitrat và Xenlulozo đinitrat (gọi là coloxilin) được dùng để tạo màng mỏng tại chỗ trên da nhằm bảo vệ vết thương, và dùng trong công nghệ cao phân tử (chế tạo nhựa xenluloit, sơn, phim ảnh...). Xenlulozo trinitrat thu được (có tên gọi piroxilin) là một sản phẩm dễ cháy và nổ mạnh, được dùng làm chất nổ cho mìn, lựu đạn... và chế tạo thuốc súng không khói.

  • Tác dụng của (CH3CO)2O: Xenlulozo tác dụng với abhiđrit axetic có H2SO4 xúc tác có thể tạo thành xenlulozo mono- hoặc đi- hoặc triaxetat. Ví dụ:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)3]n(xenlulozo triaxetat) + 3nCH3COOH

Trong công nghiệp xenlulozo triaxetat và xenlulozo điaxetat được dùng hỗn hợp hoặc riêng rẽ để sản xuất phim ảnh và tơ axetat. Chẳng hạn hòa tan hai este trên trong hỗn hợp axeton và etanol rồi bơm dung dịch thu được qua những lỗ nhỏ thành chùm tia đồng thời thổi không khí nóng (55 - 70oC) qua chùm tia đó để làm bay hơi axeton sẽ thu được những sợi mảnh khảnh gọi là tơ axetat. Tơ axetat có tính đàn hồi, bền bỉ và đẹp.

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Sinh học 11

Câu 11: Nêu sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thự vật.

o Ở thú ăn thực vật: (động vật nhai lại) 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá lách, dạ múi khế)

- Qúa trình tiêu hoá: Thức ăn được nhai sơ bộ, chuyển xuóng dạ cỏ, thức ăn được trôn với dịch tiêu hoá và được vi sinh vật lên men sau đó chuyển sang dạ tổ ong co bóp đẩy thức ăn lên miệng, động vật nhai lại sau đó chuyển xuống dạ lá lách hấp thụ bớt nước sau đó chuyển xuống dạ múi khế, thức ăn được tiêu hoá nhờ enzim dạ dày tiết ra.

o Ở thú ăn thịt:

 Qúa trình tiêu hoá:

+ Ở miệng (răng sắt nhọn, răng cửa, răng nanh phát triển, răng cạnh hàm phát triển để nghiền nát và cắn xé thức ăn)

+ Dạ dày và ruột (to khoẻ, vsv khơng phat triển, manh tràng phát triển ruột ngắn do thức ăn giàu dinh dưỡng, dể tiêu hoá)

+ Hấp thụ các chất dinh dưỡng

Câu 12: Tại sao thức ăn của thú ăn thục vật có chúa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển bình thường?

 Thành phần thức ăn của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulozo. Xenlulozo chịu sự biến đổi sinh học nhờ hệ VSV sống trong hệ tiêu hoá ở vật chủ (trong dạ dày của động vật nhai lại or trong ruột tịt của động vật ăn thực vật có dạ dày đơn). Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hoá xenlulozo, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên chất sống của bàn thân chúng. Chính VSV là nguồn bổ sung protein cho cơ thể vật chủ.

 Hay:

- lượng thức ăn càng lớn, ống tiêu hoá có vsv phát triển phân giải xenlulozo

- Hệ vsv khi chết là nguồn bổ sung protêin cho cơ thể

Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo
10 trang | Chia sẻ: netpro | Ngày: 09/05/2013 | Lượt xem: 122378 | Lượt tải: 30
Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Sinh học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN SINH HỌC ---------~^0^~--------- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Câu 1: Tế bào lông hút có đặc điểm gì? Trình bày con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm: - Thành tế bào mỏng và không thấm Cutin -Chỉ có một không bào trung tâm -Áp suất thẩm thấu cao Con đường hấp thụ nước ở rễ: Con đườn hấp thụ qua thành tế bào, gian bào vận chuyển các chất xen kẽ khoảng không gian chất tế bàovà các bó sợi xenlulozo nhanh, không chọn lọc. Có một không bào trung tâm lớn.Lông hút dễ bị gảy và chết nếu môi trường thiếu axit hay thiếu oxi. Con đường chất nguyên sinh không bào, chậm, có chọn lọc Câu 2: Thoát hơi nước có ý nghĩa gì? Thoát hơi nước qua các con đường nào? Con đường nào là chủ yếu? Ý nghĩa: - Là động lực đầu tên dòng mạch gổ.Tạo lực hút nước Điều hoà nhiệt độ của cây Tạo điều kiện CO2 khuếch tán vào lá thực hiện quá trình quan hợp Con đường thoát hơi nước: Con đường qua khí khổng + Vận tốc lớn + Được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng Con đường qua bề mặt lá lớp cutin + Vận tốc nhỏ + K được điều chỉnh Chủ yếu là con đường qua khí khổng Câu 3: Các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng có vai trò gì? Nguyên tố vi lượng: (Cu, Fe, Cl, Mn, B, Mo, Zn) Vai trò: là tphần của enzim hoạt hoá cho các enzim hoạt động, tham gia vào quá trình trao đổi chất ở cây. Nguyên tố siêu vi lượng: (Au, Ag, Pt, Hg, I) Vai trò: có vai trò trong nuôi cấy mô tb Câu 4: Trong đời sống thực vật, Nitơ có vai trò gì? Điều kện để qua trình cố định Nitơ khí quyển diễn ra là gì? Nitơ là thành phần of protêin,lục lạp,ATP, axitnuclêic,…. Vai trò: Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và quyết định mọi năng xuất cây trồng Có vai trò cấu trúc Tham gia vào các quá trình sinh lý của cây trồng (điều tiêt enzim, côenzim,…) Nguồn Nitơ cho cây: Nguồn vật lí, hoá học Nguồn cố định Nitơ nhờ vi khuẩn Nguồn phân giải các chất hửu cơ trong đất Nguồn do con người(bón phân or rãi tro,…) cung cấp Điều kiện: - Có lực khử mạnh - Có năng lượng ATP - Có sự tham gia của enzim nitrogenaza - Điều kiện môi trường kị khí ( thiếu oxi ) Câu 5: Ông tôi dạy: “khi trồng chuối thì nên cắt từ 1/3 đến 2/3 chiều dài lá chuối thì trồng dễ sống hơn”. Em hãy giải thích việc làm này? Khi trồng chuối rể bị đứt ra nên không hấp thụ được nước, nhưng lá vẫn thoát hơi nước. Nên người ta thường cắt 1/3 đến 2/3 chiều dài lá chuối để giảm diện tích bề mặt lá, giảm sự thoát hơi nước cho cây nhằm tập trung nước đi nuôi các cơ quang của cây. Nhờ vậy cây sẽ dễ dàng thích nghi được vời điều kiện môi trường, dễ sống hơn Câu 6: Quan hợp có các vai trò gì? Tại sao lá có màu xanh lục? Là quá trình tổng hợp các chất hửu cơ (glucozo) từ các chất vô cơ( H2O, CO2) nhờ năng lượng ánh sáng hấp thụ bởi hệ sắc tố ở thực vật. Tạo chất hửu cơ (chuyển năng lượng ánh sáng sang năng lưọng hoá học chứa trong ATP) Tích luỹ năng lượng (ch’ năng lượng ánh sáng sang năng lượng ATP) Làm trong sạch bầu khí quyển (điều hoà không khí) Vì hệ sắc tố của lá hấp thụ hầu hết ánh sáng, vùng xanh tím và vùng đỏ, để lại vùng xanh lục. Vì vậy, khi nhìn vào lá cây, ta tháy chúng có màu xanh lục. Câu 7: Pha sáng và pha tối là gì? Pha sáng là pha oxi hoá nước để sử dung H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, dồng thời giải phóng oxi vào khí quyển. Pha tối làpha khử CO2 NHỜ atp Và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo hợp chất hựu cơ ( C6H12O6 ) Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật Câu 8: Tiêu hoá là gì? Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quang tiêu hoá diễn ra như thế nào? Tiêu hóa là quá trình biến đổi đến các chất trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá: Động vật chưa có cơ quan tin hoá tiêu hóa nội bào Vd: Trùng đế giày Cơ thể lấy thức ăn bằng thực bào sau đó lizoxôm găn vào và tiết enzim tiêu hoá và biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và tiến hành hấp thụ vào tế bào chất, những chất không cần thiết được cơ thể thải ra ngoài. Câu 9: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá ngoại bào Là tiêu hoá diễn ra bên trong ế bào. Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim do lizoxom tiết ra Là tiêu hoá diễn ra bên ngoài tế bào. Diễn ra ở túi tiêu hoá or ống tiêu hoá. Câu 10: Trình bày những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống thức ăn so với trong túi tiêu hoá? Ưu điểm: Động vật có ống tiêu hoá Động vật có túi tiêu hóa - Gồm động vật có xương sống và không xương sống - Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được tiêu hoá cơ học và cơ hoá học tiêu hoá ngoại bào - Thức ăn đi theo một chiều, được ngám dịch tiêu hóa ở nhiều giai đoạn - Qúa trình tiêu hoá hiệu quả hơn túi tiêu hoá. - Ngành ruột khoang, giun dẹp - Cơ thể lấy thức ăn từ túi tiêu hoá các tế bào tuyến ở thành túi tiết enzim phân giải thức ăn - Chất cơ thể chưa hấp thụ được tiếp tục tiêu hoá nội bào, các chất k cần thiết cơ thể sẽ tự động thải ra ngoài. - thức ăn bị lẫn vơi chất thải, dịch tiêu hoá bị loãng. Câu 11: Nêu sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thự vật. Ở thú ăn thực vật: (động vật nhai lại) 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá lách, dạ múi khế) Qúa trình tiêu hoá: Thức ăn được nhai sơ bộ, chuyển xuóng dạ cỏ, thức ăn được trôn với dịch tiêu hoá và được vi sinh vật lên men sau đó chuyển sang dạ tổ ong co bóp đẩy thức ăn lên miệng, động vật nhai lại sau đó chuyển xuống dạ lá lách hấp thụ bớt nước sau đó chuyển xuống dạ múi khế, thức ăn được tiêu hoá nhờ enzim dạ dày tiết ra. Ở thú ăn thịt: Qúa trình tiêu hoá: + Ở miệng (răng sắt nhọn, răng cửa, răng nanh phát triển, răng cạnh hàm phát triển để nghiền nát và cắn xé thức ăn) + Dạ dày và ruột (to khoẻ, vsv khơng phat triển, manh tràng phát triển ruột ngắn do thức ăn giàu dinh dưỡng, dể tiêu hoá) + Hấp thụ các chất dinh dưỡng Câu 12: Tại sao thức ăn của thú ăn thục vật có chúa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển bình thường? Thành phần thức ăn của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulozo. Xenlulozo chịu sự biến đổi sinh học nhờ hệ VSV sống trong hệ tiêu hoá ở vật chủ (trong dạ dày của động vật nhai lại or trong ruột tịt của động vật ăn thực vật có dạ dày đơn). Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hoá xenlulozo, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên chất sống của bàn thân chúng. Chính VSV là nguồn bổ sung protein cho cơ thể vật chủ. Hay: - lượng thức ăn càng lớn, ống tiêu hoá có vsv phát triển phân giải xenlulozo - Hệ vsv khi chết là nguồn bổ sung protêin cho cơ thể Câu 13: Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt có ý nghĩa gì? - Vì thức ăn của động vật ăn thực vật ngèo chật dinh dưỡng, cứng, khó tiêu hóa, hấp thụ nên ruột dài để có đủ thời gian tiêu hoá thức ăn. Động vật ăn thịt ăn thịt mềm, giàu dinh dưỡng, dể tiêu hó, hấp thụ. => Vì vậy, ruột non của thú ăn thịt ngắn hơn ruột non của thú ăn thực vật. Câu 14: Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi ruột tịt của thú ăn thực vật lại rất phát triển? - Vì ruột tịt là nơi vsv cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn thực vật có vách xenlulozo. Thức ăn of thú ăn thịt là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng đễ tiêu hoá và hấp thụ nên không cần thiết tiêu hoá vsv. Nên ruột tịt thú ăn thịt phát triển, ruột tịt chỉ phát triển ở thú ăn thực vật Câu 15: Trình bày sư tiến hoá của hệ tiêu hóa ở động vật? Cấu tạo ngày càng phức tạp Từ chưa có hệ tiêu hoá đến có cơ quan tiêu hóa Từ túi tiêu hoá đến ống tiêu hoá , chức năng ngày càng chuyên hoá túi tiêu hoá chưa phân thành các bộ phận (miệng, hầu, thực quản, dạ dày,…) mỗi thànhphần có chức năng riêng, chuyên hoá cao. Câu 16: Tại sao động vật có phổi không trao đổi khí được trong nước? - Khi động vật có phổi vào nước sẽ tràn vào mạch dẫn khí (phế quản, khí quản. Trong lúc này không có sự trao đổi khí, lưu thông khí. Sau một thời gian thiếu dưỡng khí động vật sẽ chết. Câu 17: Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn hở? Có ở ngành thân mềm, chân khớp Máu chảy chậm, áp lực thấp có một đoan máu ra khỏi hệ mạch tiếp xúc với các tế bàp ở xoang cơ thể, tại đây, máu trao đổi chất trưc tiếp với tế bào Câu 18: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào? Nêu đặc điêm hệ tuần hoàn kín? Có ở động vật có xương sống Máu chảy nhanh, áp lực cao, các tế bào trao đổi chất với cac máu qua thành mao mạch mỏng. Câu 19: Thế nào là động mạch, tỉnh mạch, mao mạch? Động mạch: là những mạch máu xuật phát từ tim có chức năng đưa máu và điều hoà lượng máu từ tim đến cac cơ quang. Tỉnh mạch: là những mạch máu từ mao mạch nhỏ về tim. Tỉnh mạch có chức năng thu hồi máu từ mao mạch về tim. Mao mạch: là những mạch máu rất nhỏnằm giữa động mạch và tỉnh mạch là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. Câu 20: Nêu đặc điểm tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các lớp động vật có xương sống? Đặc điểm: Tiếnhoá of hệ tuần hoàn ua các lớp đv có xương sống là sự phức tạp hoá và sự hoàn thiện về mặt cấu trúcvà chức năng: từ tim hai ngăn vs 1 vòng tuần hoàn đến tim 3 ngăn vs sự xuất hiện 2 vòng tuần hoàn. Máu fa nhiều máu fa ít hơn khi xuất hiện vách hụttrong tâm thất. Tim 4 ngăn hoàn toàn máu không fa trộn, thích nghi vơi hoạt động sống có nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép + Hệ tuần hoàn lớn ( máu) + Hệ tuần hoàn nhỏ ( phổi ) Hệ tuần hoàn hở Câu 21: Hoạt động của cơ vân khác hoạt động của cơ tim ở điềm nào? Cơ tim Cơ vân - Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” ( không phụ thuộc vào cường đọ kích thích) - Cơ tim hoạt động theo chu kì - Không theo ý muốn - Phụ thuộc vào cường độ kích thích - Chỉ hoạt đọng khi có kích thích và có thời kì tuyệt đối - Theo ý muốn - Gốm các thành phần cơ vân riêng lẽ Câu 22: Tại sao cơ tim của một sô động vật có khả năng hoạt động tự động? Tim có khà năng hoạt động nhịp nhàng theo chu kì gọi là tinh tự động của tim. Tim có được tính tự đọng nhờ nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạch Puốckin Câu 23:Vì sao tim người hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Do tim hoạt động theo chu kì, thời gian mỗi chu kì trung bình khoảng 0,8 giây, trong đó co tâm nhĩ co khoảng 0,1 giây,tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Thời gian nghĩ nhiều hơn thời gian hoạt động nên tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi. Cảm ứng ở thực vật Câu 24: Cảm ứng ở động vật là gì? Hướng động là gì? Hướng động dương và hương động âm là gì? Cảm ứng ở động vật: là phản ứng của sinh vật trả lời các kích thích của môi trường. Hướng động: là hình thức phan ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Huớng động dương: là sinh trưởng và phát triển về phía tác nhân kích thích. Hướng động âm: là sinh trưởng và phát triển tránh xa các tác nhân kích thích. Câu 25: Thân cây luôn mọc vuơng cao lên trên thể hiện kiểu hướng động nào? Thể hiện 2 kiểu: Hướng đất: (hương trọng lực) Thân và cành hướng trọng lực âm, rễ cây hướng trong lực dương. Hướng sáng: Thân và cành hướng sáng dương, rễ cây hương sáng âm. Câu 26: Ứng động không sinh trưởng của thực vật là gì? Ứng động sinh trưởng của thực vật là gì? - Ứng động không sinh trưởng: là kiểu ứng động không có sư sinh trưởng của tế bào. - Ứng động sinh trưởng: là kiểu ứng động mà các tế bào đối diện của cùng một cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Câu 27: Phân biệt ứng động với hướng động? Ứng động Hướng động - là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng. - là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Cảm ứng ở động vật Câu 28:Cảm ứng ở động vật là gì? Đặc điểm cảm ứng ở động vật khác so với ở thực vật như thế nào? Khái niệm: Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các tác nhân kích thích đó giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Ở động vật có hệ thần kinh, phản xạ là hình thưc điển hình của cảm ứng Sự khác nhau giữa cảm ứng ở động, thực vật: Cảm ứng ở động vật Cảm ứng ở thực vật - Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các tác nhân kích thích giúp động vật thích nghi vơi môt trường. - Phản xạ là hình thức điển hình (hệ thần kinh) - Diển ra nhanh, tính chính xác cao - Là phản ứng của vi sinh vật đối với kích thích của môi trường - Biểu hiện: hướng động, ứng động - Diển ra chậm, thiếu chính xác Câu 29: Ở động vật có xương sống có nhữ hệ thần kinh nào? Hệ thần kinh dạng ống có ở động vật có xương sống (lớp cá, chim, thú, bò sát,….) Cấu trúc: Hệ thần kinh dạng ống Trung ương + Não bộ (bảo vệ hộp sọ) + Tuỷ sống (cột sống) Ngoại biên + Hạch thần kinh + Dây thần kinh Chức năng: Vận động: điều khiển hoạt động theo cơ vân (theo ý muốn) Sinh trưởng: điều khiển nội tạng (không theo ý muốn) Câu 30: Nêu sự giống nhau và khác nhau về cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin? Câu 31: Xinap là gì? Xinap có cấu tạo như thế nào? Khái niệm: Xi nap là diện tiếp xúc giữa 2 tb thần kinh or giữa tế bào thần kinh vơi tê bào khác Cấu tạo: (2 loại) Xinap điện Xinap hoá học + Màng trước xinap + Các ti thể + Các bóng xinap + Thụ thể + Màng sau xinap + Khe xinap Câu 32: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào? Khi xung thần kinh truyền đến chuỳ xinap làm thay đổi tính thấm…Ca2+ ồ ạt vào trong màng gắn vào các bóng xinap, các bóng xi nap di chuyển đến gắn vào màng trước xinap đồng thời giải phóng Axêtinculin Axêtinculin đi qua khe xinap gắn vào thụ thể ở phần sau xinap đồng thời truyền xung thần kinh đi tiếp. Câu 33: Tập tính bẩm sinh là gì? Cho vd? Là tập tính sinh ra đã có, duy truyền bền vững, đặc trưng cho từng loài. Vd: Rùa sinh sản, linh dương bảo vệ lãnh thổ,… Câu 34: Tập tính học được là gì? Cho vd? Là tập tính được hình thành trong đời sống học tập, rút kinh nghiệm, có thể thay đổi. Vd: tránh xa ong vò vẽ,… PHẦN DÀNH RIÊNG CHO NC Câu 1: Tại sao nói bón phân với liều lượng hợp lí tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón và giống cây trồng? Phải phụ thuộc vào thời kì phat triển của cây cũng như điều kiện về môi trường, thổ nhưỡng,… Với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau of câytừng loài cây mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Mỗi loại đất với thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ nhu câu của cây thậm chí còn mang chất độc hại nên cây cần bón phân với hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau sẽ phù hợp với 1 số loại cây ở một giai đoạn phát triển nhất định. Câu 2: Đặc điểm hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp là gì? Lá có hình thái phù hợp với chức năng quang hợp: có dạng bản mỏng, luôn hướng về phía ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 3: Tại sao trong mề gà hoặc mề chim bồ câu thường có cac hạt sỏi nhó? Chúng có tác dụng gì? Khi thức ăn vào mề gà sẽ được trộn lẫn dịch vị và các hòn sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày, dưới sự nhu động mạnh mẽ of mề gà nhào, nghiền,… góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiên nát thành hồ nát. Vì vậy, sẽ dễ dàng tiêu hoá hơn cho chúng. Câu 4: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của thú như thế nào? Máu đi từ tâm nhĩ đến tâm thất trái theo động mạch chủ dưới đến các tế bào các mô để thực hiện chức năng trao đổi khí sau đó theo tĩnh mạch chủ trên trở về tâm nhĩ trái Máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái theo động mạch chủ dưới đ6n1 các tế bào các mô thực hiện chức năng trao đổi chất sau đó theo tĩnh mạchchủ dưới trở về tâm nhĩ phải, kết thúc một vòng tuân hoàn. Câu 5: Phản xạ không điều kiện khác phản xạ có điều kiện ở những điểm nào? Sự khác nhau giửa phản xạ có diều kiện và ohản xạ không điều kiện: Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện - Mang tính bẩm sinh - Di truyền - Số lượng hạn chế - Bền vững - Trả lời kích thích tương ứng - Hình thành trong đời sống - Không di truyền - Số kượng không hạn chế - Kém bền vững - Trả lời kích thích bất kì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo
    Đề cương hki môn sinh 11nc năm học 2011-2012.doc

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 có đáp án năm 2021 mới nhất

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Sinh học lớp 11 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 16: Tiêu hóa động vật (tiếp theo)

Câu 1:Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A.Tiêu hóa ngoại bào.

B.Tiêu hoá nội bào.

C.Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

D.Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Lời giải:

Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A.Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B.Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C.Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D.Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Lời giải:

Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

A.Biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B.Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào.

C.Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D.Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Lời giải:

Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

A. dạ dày

B.thực quản

C.ruột non

D.ruột già

Lời giải:

Diều được hình thành từ thực quản là nơi trữ thức ăn và làm mềm thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5:Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

A.Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà

B.Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

C.Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

D.Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Lời giải:

Mề gà hay còn gọi là dạ dày cơ, ở đây thực hiện quá trình tiêu hóa cơ học, những hạt sạn và sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hóa cơ học tốt hơn.

Gà là loài không có răng nên thức ăn không được biến đổi cơ học ở miệng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6:Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ

A.Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa

B.Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà

C.Giúp tăng nhu động ruột

D.Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề

Lời giải:

Mề gà hay còn gọi là dạ dày cơ, ở đây thực hiện quá trình tiêu hóa cơ học, những hạt sạn và sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hóa cơ học tốt hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7:Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A.Răng cửa giữ và giật cỏ.

B.Răng nanh nghiền nát cỏ.

C.Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D.Răng nanh giữ và giật cỏ.

Lời giải:

Răng nanh giống răng cửa → giữ chặt cỏ

Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu8:Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?

A.Răng cửa giữ và giật cỏ.

B.Răng nanh giữ và giật cỏ.

C.Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D.Cả A, B và C

Lời giải:

Răng nanh giống răng cửa → giữ chặt cỏ

Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu9:Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A.Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B.Răng cửa giữ thức ăn.

C.Răng nanh cắn và giữ mồi.

D.Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Lời giải:

- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra khỏi xương.

- Răng nanh nhọn và dài→ cắm và giữ mồi.

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt

A.Răng nanh cắm và giữ mồi

B.Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

C.Răng hàm nhai nát thịt

D.Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Lời giải:

Phát biểu sai là C. răng hàm ở thú ăn thịt nhỏ nên không thể nhai nát thịt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu11:Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A.Bò.

B.Trâu.

C.Ngựa.

D.Cừu.

Lời giải:

Động vật nào sau đây có dạ dày đơn là ngựa.

Bò, trâu, cừu là động vật nhai lại, có dạ dày kép

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

A.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

B.Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

C.Ngựa, thỏ, chuột.

D.Trâu, bò, cừu, dê.

Lời giải:

Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn: Ngựa, thỏ, chuột

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13:Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A.

B.Trâu

C.Ngựa

D.Cừu

Lời giải:

Ngựa có dạ dày đơn, trâu, bò,cừu, dê có dạ dày 4 ngăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14:Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

A.Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

B.Ngựa, thỏ, chuột.

C.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

D.Trâu, bò, cừu, dê.

Lời giải:

Trâu, bò cừu, dê có dạ dày 4 ngăn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15:Dạ dày có 4 túi là của các động vật nào sau đây ?

A.Trâu, thỏ, dê.

B.Ngựa, hươu, bò.

C.Trâu, bò, nai.

D.Ngựa, bò, dê.

Lời giải:

Trâu, bò, nai có dạ dày 4 ngăn.

Ngựa, thỏ, chuột có dạ dày 1 ngăn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16:Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A.Có dạ dày tuyến

B.Có dạ dày 4 ngăn

C.Có dạ dày đơn

D.Có dạ dày cơ.

Lời giải:

Các loài động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17:Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A.

B.Thỏ

C.Ngựa

D.Sư tử

Lời giải:

Bò có dạ dày 4 ngăn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18:Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A.Chuột.

B.Ngựa

C.

D.Thỏ

Lời giải:

Động vật nhai lại như trâu, bò, cừu, dê có dạ dày 4 ngăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19:Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

A.2

B.5

C.3

D.4

Lời giải:

Các ý đúnglà: (2),(3),(4),(6)

Ý (1) saivì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn

Ý (5) saivì thú ăn động vật manh tràng không phát triển

Đáp án cần chọn là: D

Câu20:Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

A.2,4,5,6

B.2,3,4,5

C.1,2,3,5

D.1,4,5,6

Lời giải:

Các ý đúnglà: (2),(4),(5), (6)

Ý (1) saivì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn

Ý (3) saivì thú ăn động vật manh tràng không phát triển

Đáp án cần chọn là: A

Câu21:Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

A.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

B.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

D.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Lời giải:

Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ

Đáp án cần chọn là: B

Câu22:Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của

A.vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.

B.tuyến nước bọt.

C.tuyến tụy.

D.tuyến gan.

Lời giải:

Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu23:Quá trình tiêu hóa xenlulozo của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở

A.dạ cỏ

B.dạ múi khế.

C.dạ lá sách.

D.dạ tổ ong.

Lời giải:

Quá trình tiêu hóa xenlulozo của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở dạ cỏ, ở đó có các VSV cộng sinh tiêu hoá xenlulôzơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu24:Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?

A.Dạ lá sách.

B.Dạ tổ ong.

C.Dạ cỏ.

D.Dạ múi khế.

Lời giải:

Trong dạ cỏ, các VSV cộng sinh sẽ tiết enzyme tiêu hoá xenlulozơ

Đáp án cần chọn là: C

Câu25:Dạ dày ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sau khi thức ăn được đưa lên khoang miệng nhai lại

A.Dạ tổ ong

B.Dạ lá sách

C.Múi khế

D.Dạ cỏ

Lời giải:

Dạ lá sách - hấp thụ lại nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu26:Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Lời giải:

Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu27:Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa:

A.Tiêu hóa protein

B.Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo

C.Tiêu hóa thức ăn giàu Lipit

D.Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng

Lời giải:

Manh tràng phát triển ở thú ăn cỏ có dạ dày đơn có hệ vi sinh vật cộng sinh giống như dạ dày kép

Đáp án cần chọn là: B

Câu28:Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là :

A.Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa

B.Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu

C.Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme

D.Hấp thụ nước để cô đặc chất thải

Lời giải:

Trong manh tràng của động vật ăn cỏ chứa rất nhiều vi sinh vật, manh tràng có chức năng chủ yếu là biến đổi xenluloz nhờ hệ vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu29:Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ

D.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Lời giải:

Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

Đáp án cần chọn là: A

Câu30:Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?

A.Dạ múi khế.

B.Dạ tổ ong.

C.Dạ cỏ

D.Dạ lá sách.

Lời giải:

Dạ múi khế được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu31:Ngăn dạ dày nào của trâu (bò) tiết axit HCl?

A.Dạ cỏ

B.Dạ tổ ong

C.Dạ múi khế

D.Dạ lá sách.

Lời giải:

Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu32:Động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?

A.Châu chấu

B.

C.Thủy tức

D.Thỏ

Lời giải:

Thuỷ tức không có ống tiêu hoá, chúng có túi tiêu hoá.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33:Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng ống?.

A.Giun đốt

B.Thủy tức.

C.Động vật nguyên sinh

D.Giun dẹp

Lời giải:

Giun đốt là loài có ống tiêu hóa.

ĐV nguyên sinh chưa có cơ quan tiêu hóa.

Giun dẹp, thủy tức có túi tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34:Cho các phát biểu sau:

Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

Hãy ghép cột A với cột B sau cho phù hợp khi nói về dạ dày của động vật nhai lại.

A.1-a; 2-b; 3-c; 4-d

B.1-c; 2-a; 3-b; 4-d

C.1-c; 2-d; 3-a; 4-b

D.1-b; 2-c; 3-d; 4-a

Lời giải:

Tổ hợp ghép đúng là 1 – c ; 2 – a; 3 – b. 4 – d

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35:Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày của động vật nhai lại gồm các quá trình sau:

1. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật cỏ.

2. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.

3. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

4. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Trình tự đúng các quá trình là:

A.2 → 3 → 4 → 1.

B.2 → 3 → 1 → 4.

C.1 → 2 → 4 → 3.

D.2 → 1 → 4 → 3.

Lời giải:

Trình tự đúng các quá trình là: 2 → 3 → 4 → 1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36:Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

Giải thích tại sao một số loại động vật tiêu hóa được thức ăn giàu xenlulozo

  1. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.

  2. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenluloz

  3. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

A.1

B.3

C.4

D.2

Lời giải:

Isai, chỉ những loài nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn.

IIđúng

IIIsai, dạ tổ ong là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IVđúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37:Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai?

A.Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.

B.Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.

C.Xenlulozơ trong có được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.

D.Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.

Lời giải:

Phát biểu sai là: D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.

Dạ dày chính thức của nhóm động vật nhai lại là dạ múi khế vì ở đây thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị, protein được tiêu hóa hóa học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38:Sự tiêu hoá thức ăn ở động vật nhai lại có đặc điểm nào khác?

A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B.Vi sinh vật cộng sinh tiết enzim phá vỡ thành tế bào và tiêu hoá xellulôzơ.

C.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin

D.Cả A và B

Lời giải:

Tiêu hoá thức ăn ở động vật nhai lại nhờ dạ dày kép:

Dạ cỏ - dự trữ, làm mềm thức ăn và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong - góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách - hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế - tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39:Dạ tổ ong tiêu hoá thức ăn như thế nào?

A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Lời giải:

Ở dạ tổ ong, thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40:Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A.thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B.tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

C.hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D.thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Lời giải:

Ở dạ tổ ong thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41:Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

A.Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

B.Ruột dài.

C.Manh tràng phát triển.

D.Ruột ngắn

Lời giải:

Ruột ở thú ăn cỏ dài hơn rất nhiều so với ruột của thú ăn thịt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42:Đặc điểm nào dưới đây có ở thú ăn cỏ?

A.Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

B.Ruột dài.

C.Manh tràng phát triển.

D.Cả A, B và C.

Lời giải:

Thú ăn cỏ có đặc điểm:

+ Dạ dày 1 (thỏ, ngựa,…) hoặc 4 ngăn (trâu, bò,…)

+ Manh tràng phát triển với hệ vi sinh vật đa dạng.

+ Ruột ở thú ăn cỏ dài hơn rất nhiều so với ruột của thú ăn thịt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43:Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

A.Dạ dày đơn.

B.Ruột ngắn.

C.Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

D.Manh tràng phát triển.

Lời giải:

Manh tràng (Ruột tịt) ở thú ăn thịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44:Đặc điểm nào dưới đây của thú ăn thịt?

(1) Dạ dày đơn

(2) Ruột dài

(3) Ruột ngắn

(4) Manh tràng phát triển

(5) Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học và hóa học và được hấp thụ.

A.(1), (2), (5)

B.(2), (4), (5)

C.(1), (3), (5)

D.(4), (5)

Lời giải:

Đặc điểm của thú ăn thịt:Dạ dày đơn; Ruột ngắn; Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học và hóa học và được hấp thụ.

Ruột dài và manh tràng phát triển là đặc điểm của thú ăn thực vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45:Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A.Tiêu hoá hoá và cơ học.

B.Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C.Chỉ tiêu hoá cơ học.

D.Chỉ tiêu hoá hoá học.

Lời giải:

Thú ăn cỏ tiêu hoá hoá học, cơ học thức ăn nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46:Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi như thế nào?

A.Cơ học và hoá học.

B.Hoá học và sinh học.

C.Cơ học và sinh học.

D.Cơ học, hoá học và sinh học.

Lời giải:

Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi cơ học, hoá học và sinh học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47:Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?

A.Tiêu hoá hoá học

B.Chỉ tiêu hoá cơ học.

C.Tiêu hoá hoá học và cơ học.

D.Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Lời giải:

Thú ăn thịt tiêu hoá hóa học và cơ học thức ăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48:Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa?

A.Hoá học.

B.Cơ học.

C.Sinh học.

D.Cả A và B.

Lời giải:

Thú ăn thịt chỉ tiêu hoá hóa học và cơ học thức ăn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 49:Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

A.Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

B.Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C.Nhai thức ăn trước khi nuốt.

D.Chỉ nuốt thức ăn.

Lời giải:

Thú ăn thịt dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

A, C sai vì thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn do răng hàm của chúng nhỏ và ít sử dụng

D sai vì chỉ có một số loài chỉ nuốt thức ăn: rắn, trăn... còn đa số chúng đều xé nhỏ thịt rồi mới nuốt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50:Đặc điểm nào không phù hợp với tiêu hoá ở thú ăn thịt?

A.Ít khi sử dụng răng hàm.

B.Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C.Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn.

D.Nhai và nghiền nát thức ăn.

Lời giải:

Răng hàm ở thú ăn thịt nhỏ, kém phát triển nên không thể nhai và nghiền nát thức ăn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 51:Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A.Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

B.Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

C.Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

D.Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Lời giải:

Diều không có ở thú.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52:Ống tiêu hoá ở người không có bộ phận nào dưới đây?

1. Diều 2. Thực quản

3. Dạ dày 4. Mề

5. Ruột già 6. Manh tràng

A.1, 2, 3.

B.1, 3, 5.

C.1, 4, 6.

D.3, 4, 6.

Lời giải:

Diều, mề và manh tràng không có ở ống tiêu hóa người

Đáp án cần chọn là: C

Câu 53:Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A.Thực quản

B.Ruột non

C.Gan

D.Dạ dày

Lời giải:

Gan là tuyến tiêu hóa, không thuộc ống tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 54:Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A.Thực quản

B.Ruột non

C.Gan

D.Dạ dày

Lời giải:

Gan là tuyến tiêu hóa, không thuộc ống tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 55:Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người

A.Miệng, ruột non, thực quản, dạ dày, ruột già, hậu môn.

B.Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

C.Miệng, ruột non, dạ dày, hầu, ruột già, hậu môn.

D.Miệng, dạ dày, ruột non, thực quản, ruột già, hậu môn.

Lời giải:

Ống tiêu hóa của người có thứ tự giống ống tiêu hóa của thú ăn thịt: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 56:Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:

A.miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

B.miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.

C.miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn

D.miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn

Lời giải:

Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là: miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 57:Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

A.Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B.Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C.Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D.Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học

Lời giải:

Ở ruột già không có tiêu hoá cơ học và tiêu hóa hoá học yếu. Ruột già có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thànhphân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 58:Điều nào sau đây không đúng khi nói về các hình thức tiêu hóa trong hệ thống ống tiêu hóa?

A.Ở dạ dày diễn ra sự tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

B.Ở ruột già diễn ra sự tiêu hóa cơ học.

C.Ở ruột non diễn ra sự tiêu hóa hóa học.

D.Ở manh tràng của động vật ăn thực vật diễn ra sự tiêu hóa sinh học.

Lời giải:

Ở ruột già không có tiêu hoá cơ học và tiêu hóa hoá học yếu. Ruột già có chức năng hấp thụ nước và muối khoángtừ thức ăn, cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thànhphân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 59:Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây là sai?

A.Ở ruột già có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

B.Tiêu hóa hóa học ở ruột non quan trọng hơn dạ dày.

C.Ở miệng có enzim amilaza phân giải tinh bột.

D.Ở dạ dày chỉ chứa enzim pepsin

Lời giải:

Phát biểu sai là A, ở ruột già chỉ có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa sinh học

Đáp án cần chọn là: A

Câu 60:Trong quá trình tiêu hóa ở người, thức ăn được tiêu hóa hóa học chủ yếu ở

A.Khoang miệng.

B.Thực quản.

C.Ruột non.

D.Dạ dày.

Lời giải:

Trong quá trình tiêu hóa ở người, thức ăn được tiêu hóa hóa học chủ yếu ở ruột non nhờ các enzyme

Đáp án cần chọn là: C

Câu 61:Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng

A.Tiêu hóa hóa học chủ ỵếu diễn ra ở dạ dày cơ.

B.Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non.

C.Vừa có tiêu hóa nội bào vừa cớ tiêu hóa ngoại bào.

D.Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học.

Lời giải:

Phát biểu đúng là D,

A sai, ở dạ dày cơ chủ yếu tiêu hoá cơ học

B sai, tiêu hoá hoá học diễn ra ở cả dạ dày tuyến và ruột non, ở ruột non chủ yếu là hấp thụ chất dinh dưỡng

C sai, chỉ có tiêu hoá ngoại bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 62:Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở

A.thực quản.

B.ruột già.

C.ruột non.

D.da dày.

Lời giải:

Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh dưỡng viên ra chủ yếu ở ruột non vì tại đây có nhiều lông ruột, trên các lông ruột có các lông cực nhỏ và hệ thống mao mạch dày đặc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 63:Trong ống tiêu hóa của người, quá trình hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở

A.ruột non

B.miệng

C.dạ dày

D.ruột già.

Lời giải:

Trong ống tiêu hóa của người, quá trình hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 64:Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A.Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

B.Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

C.Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng

D.Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

Lời giải:

Ở ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như ở túi tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 65: So với túi tiêu hóa, ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì :

A.Có kích thước dài hơn

B.Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần

C.Có miệng và hậu môn phân biệt

D.Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng

Lời giải:

Ống tiêu hóa hoàn chỉnh hơn túi tiêu hóa vì có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 66:Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

A.Làm tăng nhu động ruột.

B.Làm tăng bề mặt hấp thụ.

C.Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

D.Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Lời giải:

Các nếp gấp của niêm mạc ruột non và các lông ruột cực nhỏ làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn, hấp thụ thức ăn hiệu quả.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 67:Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều nào giải thích không đúng ?

A.Hệ vi sinh vật phong phú ở ruột non giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản

B.Vì chỉ đến ruộn non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản

C.Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn

D.Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa

Lời giải:

Phát biểu sai là A.

Vì thức ăn ở ruột non được biến đổi nhờ các enzyme tiêu hóa chứ không phải hệ vi sinh vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 68:Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

A.Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

B.Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

C.Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

D.Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Lời giải:

Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng do ăn cả thực vật

Ruột dài hơn do cần tiêu hóa thức ăn thực vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 69:Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là :

A.đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.

B.cấu tạo Ruột non và Manh tràng

C.đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.

D.cả A và C

Lời giải:

Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là : đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá và đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 79:Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?

A.Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá ngoại bào.

B.Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào

C.Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

D.Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào.

Lời giải:

Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 80:Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật ?

A.Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.

B.Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn

C.Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn

D.Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn

Lời giải:

Ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột thú ăn thực vật là vì: thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Tải xuống

Bài giảng: Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên Tôi)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau